“Văn chất bân bân” nghĩa là gì?

“Văn chất bân bân” nghĩa là gì?

VĂN CHẤT BÂN BÂN (文质彬彬) là một thuật ngữ lý luận văn học, có nghĩa là lời văn và nội dung của tác phẩm đều tốt đẹp như nhau. Thuật ngữ chỉ rõ văn chương phải vừa hay về nội dung vừa đẹp về hình thức.

Thuật ngữ này xuất xứ từ sách “Luận ngữ”, thiên “Ung dã”: “Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử” (Chất thắng văn thì thô dã, văn thắng chất thì màu mè. Văn và chất tốt đẹp đều nhau thì sau đó mới thành quân tử).

Câu này vốn nói về sự tu dưỡng văn hóa và sự biểu đạt ngôn từ. Người quân tử không thể chỉ thiên về một mặt mà phải chú ý hài hòa cả hai mặt. Sau được vận dụng vào yêu cầu đối với sáng tác văn học: Văn là hình thức, chất là nội dung. Tác phẩm văn học phải đẹp cả về nội dung lẫn hình thức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang