ke-hoach-day-hoc-mon-ngu-van-6-chan-troi-sang-tao

Kế hoạch dạy học chương trình Ngữ văn 6 (Chân Trời Sáng Tạo).

Phụ lục I.

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: ………………………………….

TỔ: …………………………………………..

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 6.
(Năm học 2021 – 2022)

1. Đặc điểm tình hình
2. Số lớp: ….. lớp; Số học sinh: ……………….; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………
3. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: ………; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ……; Đại học: …… ; Trên đại học: ….
4. Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt:………….; Khá:…………….; Đạt:……………; Chưa đạt:……..
5. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

I. Thiết bị dạy học.

STTThiết bị dạy họcSố lượngCác bài thí nghiệm/thực hànhGhi chú
1Bộ tranh minh họa hình ảnh một số truyện tiêu biểu.3– Lắng nghe lịch sử nước mình.

– Miền cổ tích.

– Những trải nghiệm trong đời.

2Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của văn bản truyện2– Điểm tựa tinh thần.

– Nuôi dưỡng tinh thần.

3Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của các loại văn bản thơ2– Vẻ đẹp quê hương.

– Gia đình thương yêu.

4Bộ tranh bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng1– Trò chuyện cùng thiên nhiên.
5Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng1– Những góc nhìn cuộc sống.
6Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin.1– Mẹ Thiên Nhiên.
7Tranh minh họa: Mô hình hóa quy trình viết 1 văn bản và Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giản3– Lắng nghe lịch sử nước mình.

– Miền cổ tích.

– Những trải nghiệm trong đời.

8Sơ đồ mô hình một số kiểu văn bản có trong chương trình6– Lắng nghe lịch sử nước mình.

– Miền cổ tích.

– Những trải nghiệm trong đời.

– Những góc nhìn cuộc sống.

– Trò chuyện cùng thiên nhiên.

– Điểm tựa tinh thần.


II. Kế hoạch dạy học.

1. Phân phối chương trình: Bộ sách “Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6”.

STTBài họcSố tiếtYêu cầu cần đạt
CẢ NĂM: 140 tiết.
(Học kì I: 72 tiết, Học kì II: 68 tiết)
HỌC KÌ I: 72 tiết
1Bài mở đầu:

“Hòa nhập vào môi trường mới”.

21. Kiến thức: HS nắm được các nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6, một số phương pháp học tập, các trục kĩ năng.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:  Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6.

– Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.

– Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản than.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản than.

2Bài 1:

“Lắng nghe lịch sử nước mình”.

131. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn (truyện dân gian, cốt truyện, sự kiện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo).

– Tái hiện lịch sử đất được thể hiện qua 4 văn bản đọc.

– Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ.

– Thành ngữ, nghĩa của một số thành ngữ.

2. Năng lực:

– Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, yếu tố kì ảo).

–  Nhận biết và phân tích được nhân vật qua các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm và tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

– Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. Nhận biết được nghĩa một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.

– Tóm tắt được nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ.

– Biết thảo luận nhóm nhỏ về một số vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

3. Phẩm chất: Biết giữ gìn, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước, trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc.

3Bài 2:

“Miền cổ tích”.

121. Kiến thức:

– Các yếu tố của truyện cổ tích: Chi tiết, đề tài, nhân vật, chủ đề.

– Đặc điểm, chức năng của trạng ngữ.

2. Năng lực:

– Nhận biết truyện cổ tích; Tóm tắt văn bản;  Viết, kể lại truyện cổ tích.

– Biết sử dụng trạng ngữ.

3. Phẩm chất: Có tấm lòng nhân ái, yêu thương mọi người, tôn trọng sự khác biệt.

Kiểm tra giữa kì I: 2 tiết
4Bài 3:

“Vẻ đẹp quê hương”.

141. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn (thơ lục bát, cách viết thơ lục bát, đề tài và cảm xúc về thơ lục bát).

– Vẻ đẹp quê hương qua thơ lục bát.

2. Năng lực:

– Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát; tình cảm, cảm xúc của người viết hiện qua ngôn ngữ VB; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ.

– Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra

– Lựa chọn được từ ngữ phù hợp với việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.

– Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát; trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát.

– Yêu vẻ đẹp quê hương.

3. Phẩm chất: Nhân ái, tự hào, trân quý những hình ảnh, truyền thống tốt đẹp của quê hương.

5Bài 4:

“Những trải nghiệm trong đời”.

131. Kiến thức:

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại; người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

– Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

– Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

2. Năng lực:

Giúp học sinh phát triển:

* Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: tự nghiên cứu bài ở nhà; tìm kiếm nguồn học liệu qua các kênh sách hoặc trên internet; hoàn thành các phiếu học tập được giao; tự đánh giá và đánh giá, tranh luận, phản biện qua các hoạt động nhóm.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lựa chọn nội dung, ngôn từ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp, biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp; biết sống hòa hợp và hóa giải các mâu thuẫn, thiết lập mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề: phối hợp, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

– Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ, đặt câu chuẩn xác.

– Năng lực thẩm mĩ: HS khám phá, thưởng thức, rung cảm về những cái đẹp qua 4 văn bản trong bài học, vận dụng trong cách đặt câu và hình thành đoạn văn, bài văn.

3. Phẩm chất:

– Nhân ái: biết yêu thương, đùm bọc mọi người; biết cảm thông, độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

6Bài 5:

“Trò chuyện cùng thiên nhiên”.

131. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn (Hồi kí, hình thức ghi chép, cách kể, người kể chuyện).

– Lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên và tâm hồn mình.

– Biện pháp tu từ Ẩn dụ, Hoán dụ.

– Văn tả cảnh sinh hoạt.

2. Năng lực:

– Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí.

– Nhận biết được chủ đề của văn bản, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Nhận biết được biện pháp tu từ Ẩn dụ, Hoán dụ và tác dụng của chúng; vận dụng được biện pháp tu từ khi nói và viết.

– Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt; nói và nghe về cảnh sinh hoạt.

– Biết lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên và tâm hồn mình.

3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.

Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I: 3 tiết
HỌC KÌ II: 68 tiết
7Bài 6:

“Điểm tựa tinh thần”.

121. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

– Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ văn bản

– Ý nghĩa của dấu ngoặc kép.

2. Năng lực:

– Nhận biết được đặc điểm nhân vật trong truyện, nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

– Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép; chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.

– Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.

– Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

3. Phẩm chất: Biết yêu thương và sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh mình.

8Bài 7:

“Gia đình thương yêu”.

121. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn (thơ, thơ tự do, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ, ngôn ngữ thơ).

– Tình cảm gia đình được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

– Từ đa nghĩa, từ đồng âm.

– Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

2. Năng lực:

– Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.

– Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chan hòa, yêu thương, quan tâm người trong gia đình, sống có ước mơ.

Kiểm tra giữa kì II: 2 tiết.
9Bài 8:

“Những góc nhìn cuộc sống”.

121. Kiến thức: Các yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng) và mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này.

2. Năng lực:

– Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

– Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn; nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

3. Phẩm chất:  Bồi dưỡng lòng nhân ái qua việc thấu hiểu, tôn trọng góc nhìn của mọi người.

10Bài 9:

“Nuôi dưỡng tâm hồn”.

121. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn: một số yếu tố truyện (chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, tình cảm, cảm xúc của người viết).

– Đời sống tâm hồn của con người được thể hiện qua các văn bản.

– Cấu trúc câu.

– Tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu.

2. Năng lực:

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ( chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, tình cảm , cảm xúc của người viết).

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật (hình dáng, trang phục, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật); những điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật chính qua các văn bản khác nhau.

– Nhận biết được cấu trúc câu, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

– Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân.

– Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

3. Phẩm chất: Yêu con người, yêu cái đẹp; lòng biết ơn; trân trọng, yêu quý những món quà tinh thần, những kỉ niệm….

11Bài 10:

“Mẹ Thiên Nhiên”.

12 1. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn (văn bản thông tin, sa-pô, nhan đề, đề mục, …).

– Thuyết minh tường thuật lại một sự kiện.

– Dấu chấm phẩy.

– Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, sơ đồ) được sử dụng trong văn bản.

 2. Năng lực:

– Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Nhận biết được tác dụng của một số yếu tố, chi tiết trong văn bản thông tin; cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả; tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.

– Nhận biết dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng.

– Bước đầu viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

 3. Phẩm chất: Yêu quý, trân trọng thiên nhiên, tạo vật và sự sống của muôn loài.

12Bài 11:

“Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào?”.

3

(GV chọn 2 trong 3 tình huống)

 1. Kiến thức:

– Cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách.

– Cách bộc lộ tình cảm với người thân.

– Khái niệm cơ bản về góc truyền thông.

 2. Năng lực:

– Biết vận dụng kiến thức đời sống, kiến thức văn học và các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để giải quyết một tình huống.

– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bước: xác định vấn đề; đề xuất và lựa chọn giải pháp; thực hiện giải pháp; đánh giá giải pháp.

– Phát triển khả năng tư duy độc lập; biết chú ý các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

 3. Phẩm chất: Quan tâm, yêu thương người khác; say mê đọc sách.

Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II: 3 tiết

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ.

Bài kiểm tra, đánh giáThời gianThời điểmYêu cầu cần đạtHình thức
Giữa Học kỳ I90 phútTuần 10

(Sau khi kết thúc bài 5)

1. Kiến thức:

– Tri thức truyện truyền thuyết, truyện cổ tích.

– Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ.

– Thành ngữ, nghĩa của một số thành ngữ.

– Đặc điểm, chức năng của trạng ngữ.

– Viết một đoạn văn, bài văn kể lại một truyền thuyết, cổ tích.

2. Năng lực:

– Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết, truyện cổ tích.

– Nhận biết và phân tích được nhân vật qua các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm và tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.

– Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. Nhận biết được nghĩa một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.

– Biết sử dụng trạng ngữ.

– Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ có chọn lọc khi viết đoạn văn, bài văn.

3. Phẩm chất:

– Biết giữ gìn, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước, trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc.

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính việc học của mình.

Trắc nghiệm

+

Tự luận

Cuối Học kỳ I90 phútTuần 18

(Sau khi kết thúc bài 5)

1. Kiến thức:

– Các tri thức văn học, tiếng việt, tạo lập văn bản HKI

– Viết được đoạn văn, bài văn kể lại một truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, trải nghiệm của bản thân; kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân, tả cảnh sinh hoạt.

2. Năng lực:

– Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ có chọn lọc khi viết đoạn văn, bài văn.

– Nhận biết, phát hiện các tri thức tiếng Việt, đưa ra ý kiến của bản thân qua ngữ liệu, biết lựa chọn ngôn từ để viết bài văn.

3. Phẩm chất:

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính việc học của mình.

Trắc nghiệm

+

Tự luận

Giữa Học kỳ II90 phútTuần 26

(Sau khi kết thúc bài 8)

1. Kiến thức:

– Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, thơ…).

– Ý nghĩa của dấu ngoặc kép.

– Từ đa nghĩa, từ đồng âm.

– Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

– Viết được một văn bản về một cuộc họp, thảo luận hay một vụ việc.

2. Năng lực:

– Nhận biết được đặc điểm của truyện, thơ…

– Nhận biết dấu ngoặc kép, từ đa nghĩa, đồng âm.

– Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ có chọn lọc khi viết đoạn văn, bài văn.

3. Phẩm chất:

– Biết yêu thương và sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh mình.

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính việc học của mình.

Trắc nghiệm

+

Tự luận

Cuối Học kỳ II90 phútTuần 35

(Sau khi kết thúc bài 11)

1. Kiến thức:

– Các tri thức văn học, tiếng việt, tạo lập văn bản HKII.

– Viết được một văn bản về một cuộc họp, thảo luận hay một vụ việc; thuyết minh về một sự kiện.

– Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

– Viết được đoạn văn, bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng trong đời sống, kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.

2. Năng lực:

– Nhận biết, phát hiện các tri thức tiếng Việt, đưa ra ý kiến của bản thân qua ngữ liệu, biết lựa chọn ngôn từ để viết bài văn.

– Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ có chọn lọc khi viết đoạn văn, bài văn.

3. Phẩm chất:

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính việc học của mình.

Trắc nghiệm

+

Tự luận

III. Các nội dung khác (nếu có).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  …………………., ngày    tháng …… năm……….

GIÁO VIÊN

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………………………………………….

 

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………………………………….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang