doc-hieu-truyen-co-tich-thach-sanh

Đọc hiểu truyện cổ tích Thạch Sanh

Thạch Sanh
(Truyện cổ tích)

I. Tri thức văn bản:

– Thể loại: Thuộc truyện cổ tích kể về người dũng sĩ tài năng dũng cảm.

– Nhận vật:

+  Nhân vật chính: Thạch Sanh.

+ Nhân vật phụ: Mẹ con Lí Thông, vua, công chúa…

– Ngôi kể: ngôi thứ ba.

– Phương thức biểu đạt: tự sự.

– Bố cục 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến mọi phép thần thông: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

+ Phần 2: Tiếp đến phong cho làm quận công: Thạch Sanh chiến thắng Chằn Tinh, bị Lý Thông cướp công.

+ Phần 3: Tiếp đến Hóa kiếp thành bọ hung: Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, cứu công chúa và con trai vua Thuỷ Tề; Lý Thông bị trừng phạt.

+ Phần 4: Phần còn lại: Hạnh phúc đến với Thạch Sanh.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Nhân vật Thạch Sanh.

a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:

– Nhà nghèo, sống một mình, làm nghề đốn củi kiếm ăn.

– Gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc từ nhân dân lao động.

b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh:

– Thạch Sanh đã trải qua 4 thử thách :

  1. Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. TS giết chết chằn tinh.
  2. Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang. Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thủy tề và được vua Thủy tề tặng cây đàn thần.
  3. Hồn chằn tinh và đại bàng bày mưu báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. Tiếng đàn của Thạch sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa, Thạch Sanh được giải oan và kết hôn cùng công chúa.
  4. Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. Thạch Sanh gảy đàn, quân 18 nước chư hầu xin hàng.

Qua các thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý:

– Thật thà chất phác,

– Dũng cảm, tài giỏi,

– Nhân ái, yêu hòa bình.

2. Nhân vật Lí Thông.

– Tính cách của Lí Thông bộc lộ qua các hành động :

+ Gian trá, tham lam, xảo quyệt.

+ Tàn nhẫn, vô lương tâm.

+ Tiểu nhân, bạc nhược, thấp hèn.

3. Ý nghĩa của một số chi tiết thân kì.

– Tiếng đàn: Là đại diện cho công lý, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng trong xã hội và tinh thần yêu hòa bình của nhân dân ta.

– Niêu cơm: Dù nhỏ nhưng ăn mãi không hết thể hiện ước mơ về một cuộc sống no ấm, tượng trưng cho tấm lòng nhân ái, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.

→ Ý nghĩa: Các chi tiết tưởng tượng kì ảo mang lại cho truyện màu sắc thần kì, đồng thời thể hiện sự tư tưởng của nhân dân : những người hiền lành, lương thiện sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ.

4. Kết thúc truyện.

– Thạch Sanh lập công lớn, cưới công chúa, lên làm vua.

– Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chế. Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ công lý xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về sự đổi đời

III. Tổng kết.

1. Nội dung: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người… Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện.  

2. Nghệ thuật:

– Chi tiết tưởng tượng kì ảo: vũ khí thần kì, yêu tinh,…

– Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).


Xem thêm: Phân tích truyện cổ tích Thạch Sanh.

I. Mở bài.

– Thạch Sanh là truyện cổ tích thần kì và thuộc nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người.

– Tác phẩm thuộc kiều truyện về nhân vật dũng sĩ, trong đó nổi bật lên hình tượng người dũng sĩ tài năng, dũng cảm trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Cốt truyện của dạng này thường li kì, hấp dẫn, nhiều chặng gắn với những chiến công của chàng dũng sĩ. Kết thúc truyện thường có hậu. người tốt luôn được hưởng hạnh phúc.

– Những truyện có kết thúc tương tự “Thạch Sanh”, “Tấm Cám”, “Cây khế”, “Cây tre trăm đốt ”, “Sọ Dừa ”…

II. Phân tích truyện.

1. Sự ra đời vừa khác thường, vừa bình thường của Thạch Sanh.

a. Sự ra đời khác thường:

– Chàng là thái tử do Ngọc Hoàng cử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người.

– Bà mẹ có thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh (bình thường các bà mẹ phàm trần chỉ mang thai chín tháng mười ngày thì sinh nở).

– Năm Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

b. Sự ra đời bình thường:

– Thạch Sanh ra đời gắn liền với một gia đình nông dân nghèo cha mẹ mất sớm, chỉ có chiếc búa là tài sản duy nhất.

– Chàng là đứa trẻ mồ côi như rất nhiều những đứa trẻ khác trong xã hội.

* Nhận xét

– Thạch Sanh ra đời gắn liền với gia đình người nông dân, có cuộc sống đời thường, giản dị. Đây là kiểu xây dựng nhân vật theo mô-tip quen thuộc của truyện cổ tích. Chi tiết mở đầu báo hiệu cuộc đời tràn đầy yếu tố kì lạ, hoang đường của Thạch Sanh. Nguồn gốc thần linh đã tô điểm cho xuất thân cao quý, vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật.

– Sức mạnh của Thạch Sanh là sự kết hợp giữa sức mạnh phi thường của bậc thần tiên và cuộc sống chân chất của người phàm trần. Qua đó nhân dân muốn thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc với những thân phận nghèo khổ trong xã hội, ca ngợi họ như những người anh hùng nghĩa hiệp, trừ hại cho dân, bảo vệ công lí, công bằng cho người dân.

2. Những chiến công của Thạch Sanh.

Thạch Sanh lần lượt vượt qua những thử thách và được đền bù, ban thưởng xứng đáng.

– Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông lừa đến miếu chằn tinh thế mạng.

+ Xuất phát từ lòng tham, Lí Thông đã lợi dụng Thạch Sanh có sức khoẻ lại thật thà, chất phác để kết nghĩa anh em rồi lừa Thạch Sanh đến miếu thờ thế mạng cho mình.

+ Thạch Sanh nhờ có sức mạnh yô song và võ nghệ cao cường đã đánh bại chằn tinh – một con quái vật có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Thạch Sanh chặt đầu chằn tinh bằng lưỡi búa và võ thuật. Sau khi tiêu diệt chằn tinh, chàng được Ngọc Hoàng ban tặng bộ cung tên vàng.

– Thạch Sanh bị Lí Thông lấp cửa hang đại bàng khi xuống cứu công chúa. Chàng diệt đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và được ban thưởng.

+ Thạch Sanh với bản chất thật thà, tốt bụng, một lần nữa lại giúp Lí Thông tìm tung tích công chúa bị đại bàng bắt mất. Chàng sẵn sàng xông pha vào hang của đại bàng, tiêu diệt kẻ thù và cứu được công chúa.

+ Nhưng tên Lí Thông gian ngoan, xảo quyệt đã không biết ơn, hấn còn rắp tâm hãm hại Thạch Sanh. Hắn ra lệnh cho quân sĩ xô đá lấp kín cửa hang không cho chàng lên khỏi mặt đất.

+ Song chính tại nơi ở của đại bàng, Thạch Sanh đã giải thoát cho con trai của vua Thuỷ Tề, được vua mời xuống chơi ở Thuỷ Cung. Đồng thời nhà vua còn tặng cho chàng rất nhiều vàng bạc châu báu nhưng Thạch Sanh đều từ chối. Chàng chỉ xin được ban tặng một cây đàn.

* Nhân xét: Tuy xuất thân nghèo khổ, phải lao động kiếm sống nhưng đứng trước vàng bạc châu báu chàng không nảy lòng tham, đó là biểu hiện tâm hồn cao đẹp. Qua những thử thách trên, đã cho thấy phẩm chất tốt đẹp: chất phác thật thà, tốt bụng, dũng cảm, nghĩa hiệp và nghệ sĩ.

– Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, chàng bị hạ ngục.

+ Hồn của chằn tinh và đại bàng vẫn còn, chúng lấy của trong kho nhà vua, giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị bắt vào ngục tối.

+ Thời điểm mà công chúa bị câm thì Thạch Sanh bị giam trong ngục, chàng mang đàn vua Thuỳ Tề tặng ra gảy.

+ Tiếng đàn da diết, ai oán, nửa như than thở, nửa như oán trách, theo gió bay vào hoàng cung. Tiếng đàn đến tai công chúa. Nàng nhận ra đó chính là chàng hiệp sĩ đã cứu mình khi xưa. Ngay sau đó Thạch Sanh được gặp lại công chúa, gặp vua. Chàng được minh giải oan và được nhà vua gả công chúa.

* Nhận xét:

+ Chi tiết tiếng đàn mang nhiều yếu tố hoang đường. Nhờ tiếng đàn mà Thạch Sanh đã cứu được công chúa và giải thoát cho mình. Đồng thời nhận rõ bộ mặt gian ác của Lí Thông; Thạch Sanh được nhà vua trao quyền định tội hắn.

+ Thạch Sanh đã không trừng phạt mà còn tha bổng cho mẹ con chúng về quê làm ăn. Nhưng trời đã trừng phạt chúng cho sét đánh chết và biến chúng thành bọ hung.

– Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ mười tám nước chư hầu. Nhà vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

+ Nghe tin một chàng thanh niên mồ côi, nghèo đói lên ngôi hoàng tử, chư hầu mười tám nước nồi con thịnh nộ, kéo quân sang gây sự với nước ta.

+ Khi quân chư hầu mười tám nước tiến sang đánh nước ta, tiếng đàn Thạch Sanh lại một lần nữa vang lên.

+ Không động đao binh, không cần đổ máu, Thạch Sanh chỉ gảy đàn. Tiếng đàn với biết bao cung bậc, khi ai oán, khi trầm ngâm, lúc lại sôi sục đã thức tỉnh trong lòng các quân sĩ nỗi da diết nhớ quê hương, nỗi sầu thương li biệt… Cuối cùng các hoàng tử của mười tám nước chư hâu phải cởi giáp xin hàng.

* Nhận xét:

+ Những sự cản trở, nguy hiểm cứ dần tăng lên qua từng chặng, Thạch Sanh đã vượt qua những khó khăn đó một cách hào hùng nhờ lòng dũng cảm tàỉ năng và sự trợ giúp của những lực lượng thần kì. Hình tượng Thạch Sanh giống như chàng dũng sĩ Héc – quyn lập những chiến công nối tiếp nhau, tạo nên sự hấp dẫn hồi hộp của câu chuyện.

+ Những thứ thách mà chàng dũng sĩ Thạch Sanh vượt qua đã phần nào bộc lộ phâm chất tốt đẹp của nhân vật: một con người thật thà chất phác, tin tưởng vào người khác, có tấm lòng vị tha và bao dung. Hết lần này đến lần khác chàng bị Lí Thông lừa gạt mà không oán thán, rồi không nề hà khi cứu người, sau cùng lại tha cho mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh là một người dũng cảm và tài năng. Chàng đến miếu chằn tinh giữa đêm khuya, đi xuống hang sâu của đại bàng, rồi xuống thủy cung, sau đó bình tĩnh đối phó với mười tám nước chư hầu. Những phẩm chất và tài năng đó đà giúp chàng vượt qua thử thách và đạt được hạnh phúc.

3. Sự đối lập giữa nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông:

Thạch SanhLí Thông
– Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông vì cảm động bởi chàng vốn mồ côi thiếu thốn tình cám. “Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời ”.

– Thạch Sanh thật thà, tốt bụng lần nào cũng sẵn sàng giúp đờ Lí Thông mà không hề suy nghi tính toán. Sau này khi biết bụng dạ xấu xa của Lí Thông chàng vẫn sẵn sàng tha tội cho hán.

– Thạch Sanh hiền lành, chất phác, thật thà. Tuy nghèo đói nhưng chàng sống hào hiệp, trượng nghĩa, sẵn sàng cứu giúp người khác mà không màng danh lợi.

–   Lí Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh vì muốn lợi dụng chàng “Người này khoổ như voi. Nó về ờ cùng thì lọi biết bao nhiêu”.

–     Lí Thông gian xảo, lừa Thạch Sanh đến miếu chằn tinh thế mạng, rồi hắn lần lượt cuớp công và tìm cách hãm hại Thạch Sanh hết lần này đến lần khác.

–   Lí Thông là một kẻ tham lam, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt nhưng lại vô cùng hèn nhát.

* Nhận xét: Truyện cố tích là sản phẩm của xã hội phân chia giai cấp. Hai tuyến nhân vật “thiện ” và “ác ’’ trong truyện đã phản ánh một cách rõ nét các mâu thuẫn và đấu tranh xã hội. Chỉ khi nào một bên thất bại, bị tiêu diệt thì cuộc đấu tranh đó mới dừng lại. Cái “thiện” chiến thắng cái “ác” chính là ước mơ ngàn đời của nhân dân lao động.

2. Ý nghĩa các chi tiết thần kì.

– Lực lượng kì ảo, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích (đặc biệt là tiểu loại truyện cổ tích thần kì) là nhũng nhân vật, đồ vật, những phép màu nhiệm, vốn không có trong thực tế nhưng tồn tại trong thế giới tưởng tượng, trong ước mơ của con người.

– Những yếu tố thần kì đó tạo nên thế giới kì ảo của truyện cô tích, chứa đựng nhừng hình ảnh bay bông, mơ mộng nâng đờ và an ủi cho những đau khồ của con người. Đó có thể là con ngựa có cánh, tấm thảm biết bay, viên ngọc ước, cây gậy thần, đèn thần. Những lực lượng thần kì vừa đóng vai trò thứ thách nhân vật vừa ban thưởng cho nhân vật chính.

a. Chi tiết tiếng đàn:

– Giải oan cho Thạch Sanh.

– Vạch mặt Lí Thông – kẻ thù nham hiểm, bất nhân.

– Giải cứu cho công chúa.

– Cảm hòa quân mười tám nước chư hầu.

– Tiếng đàn giãi bày tình yêu.

* Nhận xét: Tiếng đàn Thạch Sanh không chỉ là tiếng đàn tượng trưng cho công lí, mà còn biểu tượng cho sức mạnh chính nghĩa, thể hiện niềm yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Với cây đàn thần, Thạch Sanh trở thành người anh hùng, người nghệ sĩ đấu tranh cho tình yêu và công lí, cho cuộc sông hòa bình, hạnh phúc, tương lai của nhân dân.

b. Chi tiết niêu cơm thần kì:

– Niêu cơm trở thành vật thách đố quân mười tám nước chư hầu. Khả năng kì diệu cứ vơi lại đầy của nó khiến quân sĩ mười tám nước ăn mãi không hết. Sự thần kì ẩn giấu trong vẻ bề ngoài bình thường nhỏ bé khiến kẻ thù chủ quan.

– Việc đem niêu cơm ra thách đố đồng thời cũng là mời ăn thể hiện hình thức thi tài độc đáo, lòng hiếu khách, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Đó là niêu cơm của tình thương, ý thức tiết kiệm, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết để các dân tộc sinh sống hòa bình, yên ôn làm ăn.

* Nhận xét: Niêu cơm ăn hết lại đầy phản ánh ước mơ bình dị của dân lao động: muốn có cuộc sống ấm no, đầy đủ, mùa màng tươi tốt, lương thực dư thừa đủ cho hàng ngàn hàng vạn người ăn.

5. Kết thúc truyện:

– Kết thúc câu chuyện Thạch Sanh được kết duyên với công chúa và được truyền lại ngôi vua.

– Với cách kết thúc có hậu thường thấy trong các câu chuyện cổ tích, câu chuyện đã thể hiện triết lí sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo ”, người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ ác sẽ bị trừng trị. Qua đó, phản ánh nguyện vọng của nhân dân có một cuộc sống công bằng không có áp bức bất công.

– Đề tài của truyện là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Kết quả, nhũng kẻ ác sẽ bị trừng trị thích đáng, người thiện sẽ có kết quả tốt đẹp, gặp nhiều may mán. Truyện cổ tích “Thạch Sanh” được xây dựng theo lối tự sự với cốt truyện rõ ràng, mạch lạc kết hợp với nhiều yếu tố hoang đường, thần kì song vẫn mang hơi hướng của cuộc sống thực tế của nhân dân.

  • Kết bài:

-“Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

– Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa như: sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…

– Truyện đa xây dựng được hai tuyến nhân vật đối lập: thiện (Thạch Sanh), ác (mẹ con Lí Thông) tương phản rất thành công. Kết cấu cốt truyện mạch lạc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang