Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh

y-nghia-truyen-co-tich-thach-sanh

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh.

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

Thạch Sanh thuộc kiểu truyện cổ tích thần kì. Truyện xoay quanh cuộc đời và những chiến công của nhân vật Thạch Sanh – một người nông dân thật thà, chất phác, anh hùng hiệp nghĩa. Hình tượng Thạch Sanh anh dũng, không ngại gian khó và có tấm lòng nhân hậu đã bộc tả những khát vọng của người dân. Họ luôn muốn có một người “anh hùng”, một người thực thi công lý để có thể đứng ra bảo vệ được đất nước và nhân dân.

Bên cạnh đó hình tượng Lý Thông và Thạch Sanh được xây dựng khá khéo léo. Lý Thông biểu trưng cho những kẻ không từ mọi thủ đoạn để có được lợi, Thạch Sanh đại diện cho những người dân hiền lành, chất phác. Bên cạnh đó truyện cũng muốn giúp ta hiểu rõ hơn về việc đối nhân xử thế, nhân quả “Gieo gió gặp bão”.

Và cuối cùng thông qua chi tiết ở cuối truyện, Thạch Sanh gảy đàn cho quân lính 18 nước chư hầu và đãi họ một bữa cơm trước khi về nước còn thể hiện tình yêu hòa bình, tự do của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh niêu cơm thần ăn mãi không vơi chính là biểu trưng cho mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác, người tốt chắc chắn sẽ luôn gặp được may mắn và đền đáp thành quả một cách xứng đáng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.