Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn và niu cơm thần kì trong truyện Thạch Sanh

y-nghia-cua-chi-tiet-tieng-dan-va-mam-com-than-ki-trong-truyen-thach-sanh

Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn và niu cơm thần kì trong truyện Thạch Sanh.

Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đànniêu cơm của Thạch Sanh.

Chi tiết tiếng đàn của Thạch Sanh:

– Tiếng đàn của Thạch Sanh cũng như tiếng sáo của Sọ Dừa, tiếng hát của Trương Chi… là những chi tiết nghệ thuật rất hay trong truyện cổ tích, thể hiện sự sáng tạo của nhân dân và túy từng truyện, nó hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ở truyện Thạch Sanh, tiếng đàn thần kì có một số ý nghĩa chính như sau:

– Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được minh oan: Sau khi cứu công chúa, Thạch Sanh bị Lí Thông lấp cửa hang cướp công chúa, nhưng vì thế chàng còn cứu được cả thái tử con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng trả thù, bị bắt vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần mà công chúa khỏi câm, nhận ra Thạch Sanh có cơ hội kể tội Lí Thông. Do vậy, tiếng đàn thần cũng là tiếng đàn của công lí. Sử dụng chi tiết này, tác giả dân gian đã thể hiện quan và ươc mơ về công lí của mình.

– Tiếng đàn là vũ khí kì diệu đánh đuổi quân xâm lược: Tiếng đàn của Thạch Sanh vừa cất lên thì “quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng”. Ở đây, tiếng đàn là đại diện cho sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là công cụ để cảm hóa lòng người, thu phục nhân tâm.

Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

Chi tiết niêu cơm thần kì của Thạch Sanh:

– Đây là một niêu cơm thần kì, “quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy”. Những kẻ thua trận trước đó “bĩu môi không muốn cầm đũa” đến lúc này phải ngạc nhiên, thán phục.

– Tính chất lạ kì của niêu cơm càng chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh.

– Đây là niêu cơm hòa bình, đẫm tinh thần nhân đạo, khoan hòa của nhân dân ta đối với kẻ bại trận.

Niêu cơm ăn mãi không hết, có khả năng phi thường khiến quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.