giao-an-bai-10-ngu-van-8-chan-troi-sang-tao-cuoi-minh-cuoi-nguoi

Giáo án Bài 10, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo: Cười mình, cười người (Thơ trào phúng)

Giáo án Bài 10, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo:

Cười mình, cười người (Thơ trào phúng)

* MỤC TIÊU CHUNG.

– Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.

– Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp cận riêng đối với một văn bản văn học.

– Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và vận dụng vào việc lựa chọn từ ngữ.

– Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

– Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

– Khoan dung với những sai sót của người khác.


TRI THỨC NGỮ VĂN.

I. MỤC TIÊU.

Nhận biết được các văn bản thơ trào phúng để thấy được đặc điểm của thể loại này như: Cách gieo vần, ngắt nhịp, giọng điệu; các sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ.

–  Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng như: phóng đai, ẩn dụ, giễu nhại, lối nói nghịch lý…

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ thể hiện qua văn bản.

1. Năng lực:

–  Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực nhận biết và phân tích một số đặc trưng thể loại thơ: Gieo vần, ngắt nhịp, giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ.

Năng lực nhận biết và phân tích một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng.

2. Phẩm chất:

– Giúp học sinh hiểu thêm các sắc thái phong phú của tiếng cười, qua đó biết cách ứng xử trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Giáo viên:

– SGK, SGV NV 8 tập 2.

– Máy chiếu/ bảng phụ

– Phiếu học tập

– Tranh ảnh có liên quan

– Bộ câu hỏi liên quan

2. Học sinh:

– SGK. SBT Ngữ văn 8.

– Phiếu chuẩn bị bài ở nhà

– Tập, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

A. KHỞI ĐỘNG.

a. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

– HS khắc sâu kiến thức nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ những hiểu biết, kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú/ thất ngôn tứ tuyệt đường luật; kiến thức về thể loại thơ trào phúng.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ và chia sẻ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức trò chơi: đoán ý đồng đội

+ Luật chơi: Có hai gói câu hỏi gồm các từ khóa liên quan đến các kiến thức về thơ đã học. Hai đội tham gia trò chơi, mỗi đội gồm hai thành viên, một thành viên gợi ý và một thành viên đoán các từ khóa. Trong quá trình gợi ý, không được phép sử dụng các từ có trong gói từ khóa. Mỗi đội có thời gian là 60 giây để vừa gợi ý vừa trả lời. Đội nào đoán được nhiều từ khóa hơn sẽ chiến thắng.

+ Gói từ khóa 1: vần, nhịp, hình ảnh thơ

+ Gói từ khóa 2: Thơ 7 chữ, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn tứ tuyệt

– HS tiếp nhận nhiệm vụ và tham gia luật chơi.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài mới.

+ Qua trò chơi vừa rồi chúng ta đã hình dung lại những đơn vị kiến thức về thơ bảy chữ, thơ thất ngôn tứ tuyết, thất ngôn bát cú Đường luật mà chúng ta đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 HKI. Nối tiếp chủ đề về thơ, trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tri thức về thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt đường luật và thể loại thơ trào phúng qua chủ điểm: Cười mình, cười người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU GIỚI THIỆU BÀI HỌC.

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung bài học

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm HS: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ.

– GV giới thiệu: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của thể loại thơ trào phúng. Vậy thể thơ này có đặc điểm gì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

– Đầu tiên dựa vào bài 6 chủ đề: tình yêu tổ quốc chúng ta cùng nhắc và nhớ lại các kiến thức về thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt.

– HS lắng nghe.

– GV chiếu nội dung bài thơ: “Nam quốc sơn hà”, Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan để HS nhận diện về thể thơ, cách gieo vần và ngắt nhịp, mạch cảm xúc của bài thơ…

– HS theo dõi lên bảng và hoàn thành phiếu học tập sau:

Đặc điểm của thơ thất ngônTrả lời
Số câu, số chữ:
Gieo vần:
Ngắt nhịp:
Chữ viết:
Giọng điệu:
Niêm, đối:

 

Bước 2: HS trao đổi thảo luận , thực hiện nhiệm vụ

HS lắng nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trình bày sản phẩm thảo luận

-GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

1. Thơ thất ngôn bát cú.

– Số câu, số chữ: 8 câu thơ, mỗi câu 7 chữ

– Gieo vần: thường vần chân (chữ thứ 7 câu 1,2,4,6,8 vần với nhau)

– Ngắt nhịp: 4/3; 2/2/3.

Ví dụ:

+ Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan).

+ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

2.     Thơ thất ngôn tứ tuyệt:

– Số câu, số chữ: 4 câu thơ, mỗi câu 7 chữ

– Gieo vần: thường vần chân (chữ thứ 7 câu 1,2,4, vần với nhau)

– Ngắt nhịp: 4/3; 2/2/3

– Đối: Câu 3, 4 và 5, 6 đối với nhau.

– Niêm: hai câu thơ được gọi là niêm khi tiếng thứ 2 của 2 câu thơ cùng theo 1 luật (T hoặc B). Câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.

Ví dụ:

+ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

+ Tĩnh dạ tư (Lý Bạch)

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ TRI THỨC NGỮ VĂN.

a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm về thơ trào phúng, một số đặc điểm thủ pháp nghệ thuật của thơ trào phúng như: ẩn dụ, phóng đại, giễu nhại…

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm HS: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chia lớp thành 3 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu một số khái niệm theo PHT.

+ Nhóm 1: tìm hiểu về theo trào phúng

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về thủ pháp trào phúng

+ Nhóm 3: tìm hiểu về sắc thái của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ.

– Sau khi HS thảo luận và báo cáo kết quả. GV chiếu 1 số ví dụ để HS nhận diện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Gv hỗ trợ khi cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời 1 số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Phiếu học tập

Đặc điểm thơ trào phúngTrả lời
–   Khái niệm: 
–   Thủ pháp nghệ thuật: 
–   Sử dụng nghĩa của từ ngữ: 
–   Tiếng cười trào phúng 

Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó tác giả tạo ra tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích, nhưng không phải lúc nào cũng rạch ròi mà chuyển hóa linh hoạt từ cung bậc này sang cung bậc khác.

Thủ pháp trào phúng: tiếng cười trào phúng thường được tạo ra từ các thủ pháp: ẩn dụ, phóng đại, giễu nhại, lối nói nghịch lý…

Sắc thái nghĩa của từ ngữ: là phần nghĩa bổ sung, bên cạnh nghĩa cơ bản của từ ngữ. Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá, nhận định của người nói, người viết

VD: trang trọng, thân mật, coi khinh…

C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG.

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập

c. Sản phẩm HS: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

– Gv tổ chức phần thi: “Rung chuông vàng” đưa một số câu hỏi trắc nghiệm, một số VD về thơ trào phúng để HS nhận diện đặc điểm

– Đọc bài thơ sau và cho biết bài thơ và trả lời các câu hỏi:

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Nhân tài đất bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Vinh khoa thi hương – Trần Tế Xương (Tú Xương)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  • Đáp án: Thất ngôn bát cú.

Câu 2: Bài thơ “Bỡn Tri Phủ Xuân Trường của Trần Tế Xướng được viết theo thể thơ nào?

Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”

Câu 3: Bài thơ trên gieo vần và ngắt nhịp như thế nào?

  • Đáp án:

– Gieo vần chân niên – yên – tiền

– Ngắt nhịp: 4/3; 2/2/3

Câu 4: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong bài thơ Bỡn tri phủ Xuân Trường?

  • Đáp án: lối nói giễu nhại, châm biếm

Câu 5: Tiếng cười trào phúng trong bài thơ trên đó như thế nào?

  • Đáp án: tiếng cười chế giễu, châm biếm, phê phán những tật xấu của quan lại dưới xã hội phong kiến

– GV tổ chức nhận xét đánh giá chuẩn kiến thức

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁPHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁCÔNG CỤ ĐÁNH GIÁGHI CHÚ
– Hình thức trò chơi hỏi đáp: rung chuông vàng.

– Thuyết trình sản phẩm

-Phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học.

-Hấp dẫn, sinh động

-Thu hút được sự tham gia của HS.

-Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Phiếu học tập

– Hệ thống câu hỏi và bài tập.

– Trao đổi và thảo luận

HỒ SƠ DẠY HỌC.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

Đặc điểm của thơ thất ngônTrả lời
Số câu, số chữ:
Gieo vần:
Ngắt nhịp:
Chữ viết:
Giọng điệu:
Đối, niêm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

Đặc điểm thơ trào phúngTrả lời
– Khái niệm: 
– Thủ pháp nghệ thuật: 
– Sử dụng nghĩa của từ ngữ: 
– Tiếng cười trào phúng: 
  • Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

TUẦN:…..
Tiết: ……..
Ngày soạn: ……/…../…..
Ngày dạy: ……/…../……

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

VĂN BẢN 1:

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
(Nguyễn Khuyến)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

– Xác định được thể thơ và cách gieo vần trong bài thơ.

– Xác định được bố cục và chỉ ra các nét độc đáo về mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.

– Nhận biết và phân tích được nhan đề và vai trò của nhan đề trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

– Nhận biết và phân tích được các nét đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ Nôm Đường luật.

– Hiểu được tình cảm đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến với bạn qua thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

2. Năng lực:

a. Năng lực:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bạn đến chơi nhà.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bạn đến chơi nhà

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của thơ với các tác phẩm có cùng chủ đề.

2. Phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Trân trọng, nâng niu tình bạn đẹp, chân thành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Chuẩn bị của GV.

– SGK, SGV NV 8 tập 2.

– Máy chiếu/ bảng phụ

– Phiếu học tập

– Tranh ảnh có liên quan

– Bộ câu hỏi liên quan

– Các phương tiện kỹ thuật

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS:

– SGK, SBT Ngữ văn 8

– Phiếu chuẩn bị bài ở nhà

– Tập, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

A. KHỞI ĐỘNG.

a. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

– HS khắc sâu kiến thức nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao về tình bạn mà em biết?

– HS trả lời: “Bạn bè là nghĩa tương tri / Sao cho sau trước một bề mới yên” hoặc “Bạn về có nhớ ta chăng / Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời”

– GV hỏi: Một người bạn lâu ngày gặp lại đến nhà chơi thì em sẽ tiếp đón bạn như thế nào?

– HS chia sẻ

– GV tiếp ý: Ai đã từng đón bạn đến chơi bất chợt vào lúc nhà không có sẵn một thức gì để đãi bạn thì hẳn là rất bối rối. Nhà thơ Trung Quốc Đỗ Phủ vào lúc ông sống ở ngoại thành Thành Đô bên bờ suối Cán Khê, lúc này ông già yếu lắm, bỗng có khách quý đến chơi nhà mà nhà không có gì, trong bài thơ Khách đến, ông đã mời khách ngắm hoa:

Không hiềm đồng nội không thức nhắm
Thừa hứng xin mời ngắm khóm hoa”

Hoặc trong bài thơ khác lại viết:

“Cơm nước chợ xa không đủ món
Rượu mời nhà ngặt chỉ thứ ôi.
Nếu chịu uống cùng ông hàng xóm,
Cách rào xin gọi cạn chén vui”

Còn trong thơ ca Việt Nam ta bắt gặp tình bạn đẹp của Nhà thơ Nguyễn Khuyến với bạn cũng tiếp đãi bạn hết sức giản dị, mộc mạc, nơi thôn dã. Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn bản 1: Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

1. HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN.

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và sử dụng một số kĩ thuật đọc khi trả lời câu hỏi Trải nghiệm cùng văn bản

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng văn bản

d. Tổ chức thực hiện:

(Còn nữa…………………………)

Tải bản word đầy đủ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang