tai-lieu-on-thi-tuyen-sinh-10-mon-ngu-van

Tài liệu tổng hợp Tiếng Viêt, Văn bản và Làm văn Ngữ văn 9.

Tài liệu tổng hợp Tiếng Viêt, Văn bản và Làm văn Ngữ văn 9.

A. PHẦN TIẾNG VIỆT.

 I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THỌẠI.

1. Phương châm về lượng:

– Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

2. Phương châm về chất:

– Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

3. Phương châm về quan hệ:

– Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

4. Phương châm về cách thức:

– Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

5. Phương châm lịch sự:

– Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Lưu ý: những trường hợp vi phạm phương châm hội thoại.

1. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.

2. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

3. Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

II. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP.

1. Dẫn trực tiếp: tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Dẫn gián tiếp: tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.

– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

– Có hai phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ:

Ví dụ:

+ Tôi có chân trong đội tuyển văn. (Hoán dụ)

+ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Ẩn dụ)

Tạo từ mới để làm tăng thêm vốn từ cũng là một cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt.

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng của tiếng Việt, nhất là mượn từ tiếng Hán.

Ví dụ:

+ Tài tử, giai nhân (mượn tiếng Hán)

+ Ma-ket-ting (mượn tiếng Anh)

IV. THUẬT NGỮ.

– Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.

– Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ.

– Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

Ví dụ: Trọng lực là lực hút của trái đất.

V. TRAU DỒI VỐN TỪ.

– Muốn sử dụng tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ.

– Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc quan trọng để trau dồi vốn từ.

– Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng thêm vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

VI. CÁC THÀNH PHẦN CÂU.

1. Chủ ngữ.

– Chủ ngữ là thành phần nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…, thường trả lời cho câu hỏi (đặt trước vị ngữ): Ai? Con gì? Cái gì?

Ví dụ: Đôi càng tôi /mẫm bóng. (Tô Hoài)

2. Vị ngữ.

– Vị ngữ là thành phần có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi (đặt sau chủ ngữ): Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?

Ví dụ: Lớp chúng tôi/ đang lao động tại vườn trường.

3. Trạng ngữ.

– Trạng ngữ là thành phần được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

Ví dụ: Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông (Nguyễn Quang Sáng).

4. Thành phần tình thái.

– Thành phần tình thái là bộ phận thể hiện cách nhìn, thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. (Tô Hoài)

5. Thành phần cảm thán.

– Thành phần cảm thán là bộ phận dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng giận,…)

Ví dụ: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long)

6. Thành phần gọi – đáp.

– Thành phần gọi – đáp là bộ phận dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ: Nam ơi, cậu có nhà không đấy?

7. Thành phần phụ chú.

Thành phần phụ chú là bộ phận bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu (quan hệ, xuất xứ của câu nói,…)

Ví dụ: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi (Nguyễn Quang Sáng).

B. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.

1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

* Tóm tắt nội dung:

Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp, con nhà nghèo khó. Mến dung hạnh nàng, Trương Sinh, con nhà hào phú, xin cưới nàng về làm vợ. Năm ấy, giặc Chiêm tung hoành; vì ít học nên Trương Sinh phải ra trận vào đợt đầu. Vũ Nương chia tay chồng với niềm mong mỏi sớm được sum họp.

Người chồng ra đi ít lâu thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng nàng nhớ con cũng dần sinh ốm. Vũ Nương một mình vừa nuôi dạy con thơ, vừa chăm sóc mẹ chồng ốm. Rồi mẹ chồng chết, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.

Ngày Trương Sinh trở về, con cũng vừa học nói, chỉ vì chiếc bóng vô tình và lời nói ngây thơ của con trẻ mà Trương Sinh nghi ngờ vợ mình ở nhà không giữ gìn gia phong, thất tiết với người khác. Chàng mắng nhiếc, nhục mạ, đánh đập nàng tàn tệ. Giải bày không được, Vũ Nương đành trầm mình dưới bến Hoàng Giang để chứng minh mình trong sạch. Cái chết của Vũ Nương khiến ai cũng thương tiếc.

Vũ Nương được Linh Phi cảm tấm lòng trong sạch nhưng gánh chịu oan ức nên đã cứu sống và ho ở dưới động rừa, cũng là lúc Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ. Vũ Nương gửi cho Phan Lang là người cùng làng chiếc hoa vàng với lời nhắn chàng Trương hãy lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện về, xiêm y lộng lẫy, chỉ trong chốc lát rồi biến mất. Nàng quyết định không trở về trần gian nữa.

2. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ 14 (Ngô gia Văn Phái).

* Tóm tắt nội dung:

Nghe tin cấp báo: Quân Thanh đã đến Thăng Long và vua Lê đã thụ phong, Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, rồi hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy là nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).

Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung cùng đại binh thuỷ bộ ra đến Nghệ An. Nghe tiếng La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một hiền sĩ tài danh ẩn cư, Nguyễn Huệ đến lĩnh ý. Nghe được điều chỉ dạy sáng suốt, Quang Trung Nguyễn Huệ vui mừng như mở cờ trong bụng. Lập tức, nhà vua kén thêm lính mới được hơn một vạn quân tinh nhuệ, số lính cũ chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu; số lính mới cho làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra yên ủi quân lính, kêu dụ họ đồng tâm hiệp lực đánh giặc. Vua Quang Trung lại nhờ La Sơn Phu Tử ra Bác Hà kết nối các hiền sĩ, tập trung nghĩa quân, chuẩn bị phối hợp với đại quân diệt giặc.

Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung mở tiệc khao quân, sửa lễ cúng Tết, đến tối 30 lập tức lên đường. Nửa đêm ngày mùng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), quân Quang Trung vây kín làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính thay phiên nhau dạ ran nghe như có hơn vài vạn người. Quân Thanh sợ hãi xin hàng.

Mờ sáng ngày mùng 5, Quang Trung tiến quân sát đồn Ngọc Hồi, nhờ 60 tấm ván ghép với rơm dấp nước, dàn thành hình chữ “nhất” mà quân Thanh nổ súng bắn ra không trúng người nào cả. Nhân có gió Bắc, quân Thanh bèn phun khói mù mịt; trời bỗng đổi gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới, quân Thanh đại bại.

Tên Thái thú Điền Châu sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, chuồn trước. Bọn quân sĩ giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết đến vạn người. Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cuống quýt chạy gấp lên cửa ải, nhìn nhau than thở chảy nước mắt.

3. TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du).

* Tóm tắt nội dung.

I. Gặp gỡ và đính ước:

Gia đình Vương viên ngoại có ba người con: Thuý Kiều là chị, hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Thuý Kiều được miêu tả là người quốc sắc thiên tài. Nhân tiết thanh minh, ba chị em đi tảo mộ và gặp Kim Trọng – bạn đồng môn của Vương Quan. Sau lần gặp gỡ ấy, Kim Trọng lại trọ học ở gần nhà Kiều, có dịp trò chuyện khi trả lại cho Kiều chiếc thoa bị đánh rơi; nhân đêm trăng, đôi trai tài gái sắc thề ước với nhau.

II. Gia biến và loạn lạc:

Gia đình Thuý Kiều bị vu oan, cha và em trai của nàng bị bắt giam. Để có tiền chuộc cha và em, Kiều nhận lời làm vợ thiếp của Mã Giám Sinh mà không ngờ hắn chính là kẻ buôn người. Khi biết mình bị bán vào chốn lầu xanh, Kiều tự tử nhưng không thành, rồi bị Sở Khanh lừa gạt, bị Tú Bà ép phải ra tiếp khách với bao nhục nhã ê chề. Ở lầu xanh lần này, Kiều được Thúc Sinh cứu giúp, chuộc nàng ra khỏi thanh lâu, nhưng vợ Thúc Sinh là Hoạn Thư đánh đập, hành hạ nàng.

Thoát ra khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều lại bị Bạc Hạnh lừa gạt, rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai. Lần này, nàng được Từ Hải là một anh hùng hảo hán cứu vớt, giúp nàng thoát khỏi thanh lâu của Bạc Bà. Tưởng đã được yên thân, ngờ đâu nàng lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến – vị quan tổng đốc trọng thần được triều đình sai đi dẹp Từ Hải. Từ Hải chết đứng. Bị ép gả cho thổ quan, Kiều phẫn uất gieo mình xuống sông Tiền Đường.

III. Đoàn tụ:

Được Sư bà Giác Duyên cứu sống, Kiều đoàn tụ với gia đình sau mười lăm năm lun lạc, chấm dứt cảnh đoạn trường. Gia đình muốn Kiều nối lại duyên xưa cùng Kim Trọng. Nhưng nàng và Kim Trọng cùng nguyện ước ”Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

* Luyện tập.

Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích “Truyện Kiều” trong SGK Ngữ văn 9, tập một, anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Thúy Kiều và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

  • Mở bài:

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch, tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người. Tiếng nói nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng nhân vật Thuý Kiều: người con gái tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh, thuỷ chung nhưng xã hội phong kiến bất công đã nhẫn tâm chà đạp.

  • Thân bài:

Nhân vật Thúy Kiều hiện thân cho những bi kịch của người phụ nữ. Đời Kiều là “tấm gương oan khổ”, số phận Kiều hội đủ những bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Nhưng hai bi kịch lớn nhất của đời Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm.

Tình yêu Kim – Kiều là một tình yêu lí tưởng với quốc sắc kẻ thiên tài”. Nhưng vì gia biến, nàng phải bán mình chuộc cha, phải hi sinh tình cảm riêng tư để tròn chữ hiếu. Ở đoạn kết truyện, tác giả để cho Kim Trọng và Thuý Kiều đoàn viên trong tình bạn bè tri kỉ là một biểu hiện của tấm lòng yêu thương và trân trọng giá trị làm người.

Kiều là người con gái luôn ý thức về nhân phẩm nhưng lại bị chà đạp về nhân phẩm không thương tiếc. Câu kết đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” cho thấy nàng là một cô gái rất coi trọng phẩm hạnh, rất nết na:

“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về”

Nhưng khi về đến nhà Mã Giám Sinh, nàng đã rơi vào cạm bẫy của Tú Bà. Và suốt mười lăm năm lưu lạc sau đó, cuộc đời nàng như: ngọn nước mới hoa trôi man tác như hoa giữa đường…Không giữ được tấm thân thanh sạch, nàng quyết gìn lòng khiết hạnh giữa chốn bùn nhơ.

Thúy Kiều là hiện thân vẻ đẹp của nhan sắc, tài hoa, tâm hồn. Sắc và tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng một trang tuyệt sắc giai nhân “Mười hai nghiêng nước nghiêng thành; Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Còn tâm hồn nàng biểu hiện ở sự vị tha hiếm có, dám hi sinh hạnh phúc riêng để vẹn tròn chữ hiếu, biểu hiện ở nỗi nhớ gia đình và băn khoăn lo lắng cho cha mẹ và hai em dù mình đang “góc bể chân trời”, biểu hiện ở lòng tự trọng không muốn vì sự đoàn viên với mình mà khiến Kim Trọng phải buông lơi hạnh phúc đang có với Thuý Vân, nàng đành lặng lẽ sống phần đời còn lại trong tình bạn với người mình yêu thương nhất.

Quả thực, phải thấu rõ nhân tình, phải trân quý con người, Nguyễn Du mới tinh tế mà chọn một kết thúc câu chuyện giàu giá trị nhân văn đến thế.

Thúy Kiều là hiện thân khát vọng yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống. Tình yêu của nàng và Kim Trọng vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến nhưng vẫn nguyên vẹn giá trị làm người: tự nguyện đính ước nhưng “nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha”. Nàng và chàng Kim nguyện gìn giữ thân tâm trong sạch, tình yêu trong sáng đến khi nào Kim Trọng thành danh, xin phép mẹ cha mới thành gia thất với nàng.

Một điểm son nữa trong nhân cách của Kiều chính là “lượng bể bao” mà nàng dành cho Hoạn Thư dù ngày trước Hoạn Thư hành hạ nàng đủ điều. Nàng có khát vọng về hạnh phúc nên hiểu và trân trọng hạnh phúc của người. Dù rằng, Thúc Sinh cứu nàng, nàng phải gá nghĩa với họ Thúc nhưng với Hoạn Thư thì nàng đã chen vào niềm riêng tư của người khác. Cho nên, việc nàng không báo oán Hoạn Thư cho thấy nàng hiểu người, hiểu đời và vì vậy mà giá trị làm người của Kiều càng thêm đáng quý.

  • Kết bài:

Với nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương, rất mực đề cao : đề cao những khát vọng chân chính của con người.

4. LỤC VÂN TIÊN (Nguyễn Đình Chiểu).

* Tóm tắt nội dung:

Lục Vân Tiên người huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Trên đường lên kinh ứng thí, chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang bắt Kiều Nguyệt Nga định hãm hại. Chàng tả xung hữu đột với bọn cướp để cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga. Cảm ơn chàng, Nguyệt Nga tự hoạ chân dung và thề trọn đời chung thuỷ với Vân Tiên.

Nghe tin mẹ mất, Vân Tiên bỏ thi trở về chịu tang. Đường xa, thường khóc nhiều, lại bị ốm nặng, chàng bị mù cả hai mắt. Bị bạn xấu là Trịnh Hâm xô xuống sông. Bị gia đình Võ Công bội ước, bắt đem vào hang sâu hãm hại. Chàng được thần và dân cứu giúp, thoát khỏi hoạn nạn, sống nương với bạn tốt là Hớn Minh. Sau đó nhờ tiên ông cho thuốc, chàng sáng mắt, đi thi và đỗ Trạng nguyên. Chàng vâng lệnh vua đem quân đi dẹp giặc Ô Qua. Về phần Kiều Nguyệt Nga, nàng bị bọn gian thần bắt phải đi cống Ô Qua. Giữ lòng chung thuỷ với Vân Tiên, nàng nhảy xuống sông tự trầm, được Phật bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Công tử Bùi Kiệm ốp nàng làm vợ; để giữ mình, nàng phải trốn đi, vào rừng, nương náu nhà bà lão dệt vải.

Trên đường dẹp giặc ô Qua trở về, Vân Tiên gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc.

* Luyện tập.

Nêu cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

  • Mở bài:

Nguyễn Đình Chiểu là một thầy giáo, một thầy thuốc, một nhà thơ yêu nước, là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc. Trọn cuộc đời ông sống thanh liêm, dùng ngòi bút để “đâm gian, tải đạo”, bảo vệ và thực hiện đạo lí ở đời. Truyện thơ Nôm là tác phẩm xuất sắc nhất của ông và của nền văn học Việt Nam thế kỉ 18-19.

Có thể nói, nhân vật Lục Vân Tiên là một hình ảnh của Nguyễn Đình Chiểu trong nghệ thuật. Những gì chưa làm được trong cuộc đời mình, Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào nhân vật Lục Vân Tiên. Cho nên Lục Vân Tiên cũng là nhân vật lí tưởng của Đồ Chiểu, là nơi nhà thơ gửi gắm ước mơ và khát vọng của mình.

  • Thân bài:

1. Lục Vân Tiên là một người anh hùng nghĩa hiệp, võ nghệ cao cường:

– Chàng ra tay nghĩa hiệp mà không chút do dự, đắn đo: “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. Và chàng thật dũng mãnh “tả xung hữu đột” với bọn cướp Phong Lai Hiếm có một Nho sinh như chàng. Những thư sinh khác chỉ giỏi thi thư, gặp chuyện bất bình như thế, lời lẽ cũng thành vô dụng; chàng trai của chúng ta tài kiêm văn võ, điều đó cho thấy ích lợi của việc học tập văn hoá gắn liền với rèn luyện thể lực.

– Vân Tiên được ví “ Khác nào Tử phá vòng Đương Dang” Việc cứu người của chàng được sánh với việc lớn của người xưa. Rõ ràng, qua nhân vật Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn đề cao người nghĩa hiệp trong cuộc sống đời thường. Qua hành động đánh cướp, Vân Tiên đã bộc lộ tính cách anh hùng của mình: có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm khát vọng hành đạo giúp đời của mình qua hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu dân.

2. Lục Vân Tiên là người lễ nghĩa nghiêm trang, mực thước.

Sau khi đánh tan bọn cướp, thấy trong xe có tiếng than khóc, Vân Tiên đến hỏi thăm, biết rõ hai cô gái “ có”, chàng động lòng an ủi họ rất đàng hoàng, đứng đắn và cũng rất giữ gìn lễ giáo, phép tắc:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai

Chàng trai hiền lành được giáo dục trong nề nếp Nho phong “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Có lẽ, thời đại chúng ta không nhất thiết phải khuôn phép đến như thế, nhưng sự lịch lãm trong giao tiếp, đặc biệt là với phái nữ, cần phải giữ gìn để tôn vinh giá trị làm người trong mỗi chúng ta.

3. Lục Vân Tiên là người chu đáo, ân cần, trọng nghĩa khinh tài, coi thường cao sang phú quý.

Sau khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ sự tình, mời chàng về nhà để tạ ơn, Lục Vân Tiên khẳng khái:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng anh hùng”.

– Việc nghĩa hiệp là một việc tự nhiên, sẵn có trong hành trang làm người của đấng nam nhi, không cần phải trả ơn. Đó là thái độ trọng nghĩa, là lễ phóng khoáng của người dân Nam Kì lục tỉnh.

– Cách ứng xử mang tinh thần nghĩa hiệp đó bộc lộ tư cách của người chính trực, trọng nghĩa khinh tài. Đây là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình qua hình ảnh Lục Vân Tiên.

3. Chúng ta cần học tập con người “trượng phu trượng nghĩa ”của Vân Tiên.

Nếu đọc hết tác phẩm “ Lục Vân ”, chắc chắn bạn rất cảm kích trước việc Nguyệt Nga tự hoạ chân dung Vân Tiên để mang theo bên mình; khi nghe tin Vân Tiên lâm nạn, nàng đã dùng bức chân dung ấy để thờ chàng. Điều ấy có nghĩa là Nguyệt Nga không chỉ thờ một người ơn mà nàng xem như đấng phu quân mà còn vì lẽ khác: Nguyễn Đình Chiểu muốn nói với mọi người rằng những người như Vân Tiên thật đáng được tôn thờ, đặc biệt là trong xã còn nhiêu nhương, hỗn loạn.

Trong thời đại ngày nay, người tốt thật nhiều nhưng người xấu và kẻ ác cũng không phải là không có. Vậy là chúng ta vẫn còn cần lắm những Vân Tiên “giỏi chuyên môn, rành ngoại ngữ ham lướt Web” mà lúc cần ra tay nghĩa hiệp thì không thẹn với người xưa, xứng đáng là những hậu duệ đáng tự hào của Vân Tiên.

II. Văn bản văn học hiện đại:

1. Làng (Kim Lân).

* Tóm tắt nội dung:

Ông Hai là người rất yêu và rất tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Vì thế, khi cuộc kháng chiến bùng nổ, thực hiện chính sách của chính phủ kháng chiến, ông miễn cưỡng cùng gia đình tản cư đi nơi khác thì lúc nào trong lòng ông cũng không nguôi nỗi nhớ làng.

Ở nơi tản cư, nhớ làng, ông thường kể chuyện về làng của ông. Khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo giặc, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ và căm giận. Trong lòng ông diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, để rồi ông khẳng định luôn ủng hộ cách mạng, ủng hộ cụ Hồ. Từ tình yêu làng chuyển biến lên tình yêu nước diễn ra trong nhân vật ông hai cũng là tình cảm của đông đảo quần chúng nhân dân lúc bấy giờ.

Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, chỉ là tin đồn sai sự thật, gặp ai ông cũng khoe cái tin “Tây nó đốt nhà tôi” như một bằng chứng thuyết phục để minh oan cho ông và cho cái làng của ông.

* Luyện tâp.

Câu 1. Tình huống nào trong truyện “Làng” đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai?

– Ông Hai yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về nó: nhớ làng, khoe những cái tốt của làng mình.Thế mà, ông lại nghe những người tả cư sau mình nói rằng làng mình đã theo giặc.

– Tình huống bất ngờ ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng mình và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng thiết tha, mạnh mẽ.

– Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm của người nông dân: yêu làng và yêu nước. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác của người Việt Nam thời kì kháng chiến.

Câu 2. Trong truyện “Làng”, xung đột diễn ra trong nội tâm ông Hai là xung đột giữa những tình cảm nào? Vì sao lại nảy sinh sự xung đột ấy trong nội tâm nhân vật, và ông Hai đã giải quyết như thế nào?

– Xung đột giữa tình yêu làng và tình yêu nước của một “công dân”. Yêu làng là tình cảm tự nhiên của người dân nơi thôn dã. Làng có nhiều cái đẹp, cái tốt thì lại càng đáng yêu hơn nữa. Yêu làng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước, vì làng là đơn vị hành chính cấp cơ sở để làm nên nhà nước. Từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người dân Việt, hồn làng cũng là hồn nước.

– Với ông Hai, điều trớ trêu là cái làng ông yêu đã có tin đồn theo giặc; nếu tiếp tục yêu làng thì có nghĩa là thành người “phản bội”với đường lối kháng chiến. Vì lòng trung thành với cách mạng, ông đã “ rứt bỏ làng, làng đã theo giặc thì đành lòng mà bỏ làng vậy.

– Cuối cùng, làng Chợ Dầu theo giặc được chỉ là tin đồn thất thiệt. Ông Hai lại thanh thản yêu làng, tự hào về làng, lấy đó làm động lực cách mạng cho chính mình.

Câu 3: Cảm nghĩ về tình yêu làng Chợ Dầu của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhả văn Kim Lân.

  • Mở bài:

Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc cuộc sống nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Làng là một trong vài tác phẩm xuát sắc nhất của nhà văn kim Lân và của nền văn học Việt Nam, được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.

  • Thân bài:

1. Những cảm nhận về tình yêu làng Chợ Dầu của ông Hai:

Ông luôn tự hào về làng, khoe cái tốt của làng nhưng chính ông Hai là người đầu tiên nghe tin làng mình “Việt gian”, “theo giặc”. Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột gữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng thiết tha, mãnh liệt.

Ông cố gắng hỏi lại xem có phải đó là tin đồn thất thiệt hay không, người đưa tin quả quyết đó là sự thật. Vì vậy, dù cố làm ra vẻ bình thản để che giấu tâm trạng, nhưng nỗi tủi hổ và lo lắng khiến ông “cúi gằm mặt xuống” mà ở tâm lí nhân vật được miêu tả bằng nhiều biện pháp: đối thoại, độc thoại và qua những trạng thái xúc cảm trực tiếp: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân ông lão lặng đi. Tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ”. Quả thật, nếu không dành cho làng Chợ Dầu một tình cảm vừa tự hào vừa tha thiết thì ông Hai đã không tủi thẹn và xót xa đến thế.

Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm,nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây,phản bội kháng chiến.

Ở trong lòng ông Hai có sự đấu tranh giữa tình yêu làng của một “ thôn dân” và tình yêu nước của một người nông dân: Nhìn lũ con – xót xa khi chúng bị coi là con làng Việt gian; không dám sang nhà bác Thứ trò chuyện nữa; bế tắc khi bà chủ nhà đánh tiếng không cho ở nữa. Ông tự nghĩ: “ thì thật, nhưng làng theo Tây mất rồi phải phải đắng lòng mà ghét, mà thù những gì mình từng tôn thờ – Sao mà xót xa cho ông Hai đến vậy.

Lúc đau khổ quá không biết nói cùng ai nỗi lòng mình, ông trò chuyện với thằng con nhỏ ngây thơ. Thật khổ thân ông, thằng bé thì làm gì biết “làng” mà ông thổ lộ, chỉ vì ông muốn “như để ngỏ lòng mình,như để minh oan cho mình nữa…“. Điều ấy thể hiện tình yêu sâu nặng của ông với làng quê và đặc biệt là lòng yêu nước, lòng thuỷ chung với cách mạng, lòng trung thành với lí tưởng.

Đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi.

Rồi ông như bừng tỉnh khi tin đồn ấy được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu. Ông lại “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật.

  • Kết bài:

Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

2. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).

* Tóm tắt nội dung:

Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Tranh thủ ba mươi phút hành khách nghỉ ngơi, anh thanh niên mời ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và nơi làm việc của anh.

Dù sống một mình nhưng anh tổ chức cuộc sống rất ngăn nắp; có bàn học, kệ sách, trồng hoa, nuôi gà… Anh mời mọi người uống trà, chân tình cắt hoa tặng cô gái, giới thiệu máy móc, dụng cụ làm việc của mình. Khi nhà hoạ sĩ đề nghị được vẽ một bức kí hoạ chân dung của anh, anh nhẹ nhàng từ chối và giới thiệu về hai người khác là ông kĩ sư trồng su hào và nhà nghiên cứu sét còn lo lắng và làm việc cho khoa học nhiều hơn anh.

Anh đúng là mẫu người thanh niên mới, sống có lí tưởng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn; giàu tình cảm, quan tâm đến mọi người, sống ngăn nắp, giản dị, hoà đồng; ham học hỏi và yêu khoa học; khiêm tốn và có trách nhiệm cao trong công việc. Anh đã làm cho cô kĩ sư băn khoăn và ông hoạ sĩ hứa quay lại thăm anh.

* Luyện tập.

“Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng” (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa). Qua nhân vật anh thanh niên, hãy làm sáng tỏ nhận định.

– Những điều anh suy nghĩ:

+ Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình.

+ Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc cuộc sống.

+ Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét. Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để làm công việc khí tượng.

→ Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc.

– Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh

+ Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này để hoàn thành bức vẽ chân dung anh.

+ Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình, và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô.
Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả.

→ Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp.

* Nhận xét:  Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy đượcgửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ.

3. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

* Tóm tắt nội dung:

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt khiến ông Sáu không còn giống với người cha trong tấm ảnh mà Thu đã biết. Em đối xử với cha như với người xa lạ. Đến khi nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong Thu thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường.

Ở chiến khu, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho đứa con gái bé bỏng. Lược làm xong, chưa kịp chải lên mái tóc con gái, trong một trận càn, ông Sáu hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao lại chiếc lược cho một người bạn để gửi về cho con.

Trong một lần đi công tác, bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu, vừa cảm phục vừa quý mến một cô giáo liên tuổi hai mươi dũng cảm và thông minh. Qua lời thăm hỏi, biết đó là Thu giờ đã trưởng thành giờ đi chiến đấu để trả thù cho cha, bác Ba trao lại chiếc lược ngà cho Thu.

* Luyện tập.

4. Bến Quê (Nguyễn Minh Châu).

Truyện kể lại những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời của Nhĩ khi anh ngồi bên khung cửa sổ nhìn ra bến sông quê. Con người đã từng in gót chân khắp chân trời xa lạ giờ đây lại khát khao thèm muốn một chân trời gần gũi – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình – mà lại trở nên xa lắc.

Bị liệt hai chân và nằm một chỗ trên giường bệnh, Nhĩ đành phải nhờ đứa con trai đi sang bờ bên ấy giúp mình. Nhưng đứa con còn chùng chình, sà vào một đám người chơi phá cờ trên hè phố. Khi chiếc đò sang quá nửa sông, Nhĩ tưởng tượng chính mình “ đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dinh phù sa”.

Và chính lúc đó, Nhĩ cố thu hết mọi sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô ra ngoài như muốn đến với cái miền khao khát đó trước khi anh từ giã cõi đời.

5. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

* Tóm tắt nội dung:

Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong trong một tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ: Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ là lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Mỗi người có một nét tính cách riêng nhưng cả ba đều dũng cảm trong công việc phá bom và rất hồn nhiên yêu đời trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nơi chiến trường ác liệt.

Nhà văn nói kĩ hơn về Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, mộng mơ, hát hay, có cá tính với những hồi tưởng đẹp về tuổi niên thiếu ở đất kinh thành. Sau đó, tập trung miêu tả một cuộc phá bom nổ chậm: hầm nấp bị sập, Nho bị vùi trong đất, Thao và Phương Định đã lao tới, moi đất cứu bạn đưa về hang.

Truyện khép lại khi một cơn mưa đá bất chợt đến rồi bất chợt tạnh khiến các cô gái Hà Nội được sống trong khoảnh khắc hồi tưởng tuyệt đẹp về khoảng trời bình yên của Thủ đô, nơi có những ngôi sao xa xôi trên bầu trời thành phố…

* Luyện tập.

6. Đồng chí (Chính Hữu).

Câu 1. Trong bài thơ “Đồng chí” có nhiều câu thơ đối ứng nhau. Hãy chỉ ra nhưng câu thơ đối ứng ấy và nhận xét về ý nghĩa của biện pháp biểu đạt đó trong bài thơ.

– Các câu thơ đối ứng: 1 & 2, 13 & 14, 15 & 16.

– Các câu thơ cố hình ảnh sóng đối: 5, 6, 11, 17.

– Biện pháp nghệ thuật này đã làm nổi bật sự gần gũi, thống nhất của những người lính cách mạng, từ hoàn cảnh xuất thân đến sự chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng một lí tưởng chiến đấu. Đó chính là cơ sở và cũng là biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.

– Biện pháp nghệ thuật này đã góp phần quan trọng để xây dựng hình tượng người lính cách mạng trong bài thơ, với sự gắn bó keo sơn trong tình đồng chí đồng đội. Tình cảm ấy vừa là vẻ đẹp tinh thần, vừa là cơ sở để tạo nên sức mạnh chiến đấu của người lính.

Câu 2. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về ba dòng câu thơ cuối của bài “Đồng chí”.

– Trong bức tranh ấy nổi lên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng.

– Trong “Rừng hoang sương muối”, người lính “ cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua sự giá rét và oai nghiêm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

– “Đầu súng trăng treo” có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh giữa rừng khuya mà gần gũi và thân thương như một người bạn.

– “Đầu súng trăng treo” còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gọi ra bởi những liên tưởng phong phú, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

Câu 3: Cảm nghĩ về hình ảnh người lính và tình đồng chí trong bài thơ “Đồng Chí” của nhà thơ Chính Hữu.

  • Mở bài:

Chính Hữu là nhà thơ quân đội có nhiều sáng tác hay về đề tài người chiến sĩ. Từng là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô tham gia Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, những trải nghiệm và những cảm xúc mạnh mẽ về tình đồng đội đã thôi thúc Chính Hữu viết bài thơ này vào năm 1948.

“Đồng chí” là một trong số những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Chính Hữu và cũng là của nền thơ kháng chiến. Bài thơ đã đi qua một hành trình hơn nửa thế kỉ làm đẹp mãi cho một hồn thơ chiến sĩ, hồn thơ Chính Hữu.

  • Thân bài:

1. Cảm nghĩ về cơ sở hình thành tình đồng chí:

Họ đều là nông dân trên các miền quê nghèo khó, dù là đến từ miền xuôi “nước mặn đồng chua” hay miền ngược “đất cày lên sỏi đá”. Tình đồng chí có cội nguồn cùng giai cấp đồng khổ. Tình đồng chí là tình cảm mới mẻ, có sức liên kết tự nhiên, rộng rãi mọi người cùng chí hướng.

Khẳng định: “Tôi với anh đôi người lạ” nhưng lại rất thân quen vì tình đồng chí là tình cảm gắn bó tươi mới và mãnh liệt. Không hẹn mà nên khi Tổ quổc gọi lên đường..

Hình ảnh “súng bên súng, đầu sát bên” gợi liên tưởng đến một đội ngũ sát cánh, trùng điệp. Tình đồng chí gắn kết con người thành một sức mạnh to lớn trong đấu tranh.

Hình ảnh “đêm rét chung chăn thành đôi kệ” thể hiện tình đồng chí thân thương, gắn bó như tình cảm bạn bè chân thật, xoá nhoà mọi khoảng cách.

2. Cảm nghĩ về những biểu hiện của tình đồng chí:

Họ tự biết về hoàn cảnh của nhau: ruộng nương bạn thân gian nhà không giỏ lung lay,.. Nhưng lại buông từ kệ” – cách nói rất nông dân về nỗi tha thiết quê nhà mà cố xua đi hình ảnh người thân trong nỗi nhớ của người chiến sĩ.

Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn đời quân ngũ, kể cả rét mướt và bệnh tật: áo rách, quần vá, chân đất, miệng cười, nắm tay nhau để truyền ấm -»vẻ đẹp của tình thương chân thành, bình dị được diễn đạt bằng những lời thơ mộc mạc, dân dã.

Và biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí chính là:

“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc
Đầu súng trăng treo”

– Sẵn sàng chiến đấu vì vầng trăng đẹp của quê hương. Hình ảnh tuyệt đẹp ấy gợi tả chiều sâu lí tưởng của tình đồng chí người lính trở nên bất tử vì cuộc đấu chính nghĩa.

Đó là những con người có tình cảm chân thành, trên cơ sở đồng cảnh, đồng cảm, đồng khổ, đồng nghĩa vụ và niềm tin. Đó là những con người biết vượt lên những gian lao, khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường bằng tình đồng chí chân thật, nồng ấm, thiết tha. Đó là những con người hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu vì hoà bình cho quê hương, độc lập cho dân tộc.

7. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Câu 1. Em có nhận xét gì về nhan đề của tác phẩm “Bài đội xe không kính” và hình ảnh “những chiếc xe không kính” trong bài thơ?

* Ý nghĩa nhan đề:

– Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

– Từ “bài thơ” có vẻ như hơi thừa nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ với nhau: “bài thơ’’và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì là nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ! Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi  đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác ở nơi chiến trường.

* Hình ảnh những chiếc xe không kính:

– Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là một thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

– Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ “không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung”, tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe trở nên biến dạng “không có kính”, “không có đèn”,”không có mui xe”, ”thùng xe có xước”. Từ đó, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua.

– Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ. Chính chất liệu cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ.

Câu 2. Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ:

– Ngôn ngữ và giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có đặc điểm gì nổi bật? Ngôn ngữ và giọng điệu ấy có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

– Ngôn ngữ của bài thơ gần với lời nói thường mang tính khẩu ngữ, tự nhiên, sinh động và khoẻ khoắn {Dẫn chứng).

– Giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng {Dẫn chứng).

– Ngôn ngữ và giọng điệu ấy rất phù hợp với việc khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn.

Câu 3Cảm nghĩ về hình ảnh những chiếc xe không kính hình tượng những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

  • Mở bài:

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông có giọng điệu rất riêng: dân dã, trẻ trung, tinh nghịch mà sâu lắng. Phồn thơ ấy đã tạc vào lòng người đọc hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo và hình tượng những chiến sĩ lái xe rất đáng yêu, đáng tự hào trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu xe không kính”.

  • Thân bài:

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính:

– Bài thơ đưa chúng ta trở về với những năm tháng kháng chiến chống Mĩ khốc liệt và hào hùng của dân tộc ta. Thời ấy, để chi viện cho chiến trường ở miền Nam, những chuyến xe tải chở vũ khí, lương thực, thuốc men, nối đuôi nhau vượt tuyến lửa Trường Sơn. Giặc Mĩ ném bom đánh phá, người lái xe có khi phải hi sinh, những chiếc xe mình đầy thương tích – xe không kính là một ví dụ điển hình.

Không có kính không phải không có kính
Bom giật bom rung vỡ mất rồi.

Hai câu thơ rất văn xuôi, điệp từ “không” như nhấn mạnh hình ảnh đặc biệt của những chiếc xe. Nhịp thơ như gợi được sự dằn sốc, rung giật trên đường xe chạy. Và không chỉ mất kính, có những chiếc xe còn thương tật nhiều hơn:

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước.

Lời thơ quả thật giống lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lính thời ấy. Họ thản nhiên lí giải thương tật của những chiếc xe mà mình lái. Chắc rằng, ai cầm lái cũng mong xe đẹp, máy tốt. Nhưng đây là chiến trường khốc liệt, máy xe còn chạy được là mình còn lái; lí tưởng đã đẹp thì đâu cần phương tiện đẹp !

Hình ảnh những chiếc xe tải bị bom đạn làm hư hỏng vốn rất quen thuộc, vậy mà qua ngòi bút tài hoa của mình, Phạm Tiến Duật đã biến chúng thành hình ảnh thơ độc đáo. Nó trở thành biểu trung cho sự khốc liệt của cuộc chiến và lòng dũng cảm, bất chấp hiểm nguy của tuổi trẻ thời chống Mĩ.

2. Hình tượng những chiến sĩ lái xe kiên cường, quả cảm.

Trước mắt chúng ta hiện lên tư thế ung dung, hiên ngang của người lính đang ngồi trong buồng lái:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.

Họ “nhìn thẳng” vào gian khổ, “nhìn thẳng” vào hi sinh, không hề run sợ, không hề né tránh.
Vì không có kính chắn gió, chắn bụi nên người lái xe cảm thấy:

Nhìn thấy gió vào xoa đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Rõ ràng người chiến sĩ lái xe rất lãng mạn và yêu đời. Họ như được tiếp xúc trực tiếp với cảnh vật chứ không phải bị cảnh vật tác động. Thế nhưng, những hình ảnh thơ chân thực và sinh động đã nói rất rõ nỗi cực nhọc khi lái những chiếc xe như thế. Phải là người sống trong cuộc chiến với những trải nghiệm chân thật Phạm Tiến Duật mới viết được những câu thơ sống động. “Con đường chạy thẳng vào tim” vì chính tình yêu nước là nguồn năng lượng giúp người chiến sĩ lái được những chiếc xe ấy ra trận.

Những chàng lính trẻ ấy bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy, dường như những gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh không làm ảnh hưởng mảy may đến tinh thần của họ. Họ là những chàng trai sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, cách ăn nói bỗ bã, ngang tàng của lính tráng được Phạm Tiến Duật đưa vào thơ rất đáng yêu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, cười ha ha….

3. Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

“Dọc đường đi tới” tức là đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì nhiệm vụ ấy mà họ chấp nhận mọi thử thách, vượt mọi gian nguy.

Câu thơ “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” đã nói lên tất cả tình cảm gắn kết của người lính Trường Sơn. Đối với họ, những con người họ gặp gỡ, họ nhìn thấy trên đường ra trận đều là anh em, là ruột thịt, cùng chung một dòng máu Việt Nam, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đát nước.

Họ càng đẹp hơn ở tinh thần lạc quan: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”. Câu thơ nhẹ nhàng bay bỗng lạ thường. Bầu trời xanh hay chính là niềm tin của họ về một ngày mai thanh bình, tươi sáng.

Câu kết bài thơ: “Chỉ cần trong xe có một trái tim” đã khẳng định mạnh mẽ sức mạnh tinh thần của con người trong cuộc chiến tranh. Trái tim hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt đã hun đúc nên tinh thần bất khuất quyết thắng của quân đội ta. Trái tim ấy thể hiện một tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng.

  • Kết bài:

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đem lại cho thơ thời chống Mĩ một giọng điệu thơ rất mới mẻ, độc đáo: trẻ trung, nghịch, ngang tàng mà sâu lắng. Nhà thơ đã lấy cảm hứng từ chất thực của cuộc sống kháng chiến, khai thác chất đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường.

8. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

Câu 1. Trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” có miêu tả hai quá trình vận động. Đó là hai quá trình nào và quan hệ giữa hai vận động ấy như thế nào?

– Hai quá trình vận động: đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi màn đêm buông xuống và đoàn thuyền đánh cá trở về trong cảnh bình minh.

– Chuyển động của vũ trụ trong khoảng thời gian từ hoàng hôn đến bình minh, với mặt trời, trăng sao, gió biển đang không ngừng vận động.

– Trong cái nhìn của tác giả, hai quá trình vận động của thiên nhiên và con người rất nhịp nhàng, hoà hợp, tác động tương hỗ. Đoàn thuyền xuất phát ra khơi lúc mặt trời xuống biển, kéo lưới khi sao mờ, trời sáng thì chạy đua cùng mặt trời để trở về khi mặt trời đội biển nhô lên. Con thuyền thì có gió làm lái, trăng làm buồm, câu hát cũng căng buồm cùng với gió.

Câu 2. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá’ có gì nổi bật? Hãy phân tích các hình ảnh trong khổ 3 và 4 của bài thơ để làm rõ bút pháp nghệ thuật ấy?

– Bút pháp lãng mạn nổi bật trong việc sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí.

– Khổ 3: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập vào kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ: gió, buồm trăng, giữa mây cao với biển bằng, dò bụng biển, dàn đan thế trận,…

– Khổ 4: Những hình ảnh mang vẻ đẹp của một bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo, được sáng tạo liên tưởng, tưởng tượng bay bỗng, nhưng nó vẫn có cơ sở hiện thực. Những sắc màu của cá, của biển trở nên lấp lánh, phát sáng: cá song như ngọn đuốc, cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe….như hay chính là hơi thở của người lao động.

Câu 3: Cảm nhận về hình ảnh đoàn thuyền đánh bắt cá trên biển trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. (Khổ thơ 3, 4, 5, 6).

  • Mở bài:

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới. Sau năm 1945, ông tiế tục có những đóng góp quan trong đối với sự phát triển của nền thơ Việt Nam. bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà thơ về vùng mở Quảng Ninh năm 1958. khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ.

  • Thân bài:

1. Hình ảnh đoàn thuyền đánh bắt cá trên biển:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Tác giả tạo được những hình ảnh đặc biệt sinh động và mới lạ về cá và biển. Từ đó dụng nên bức tranh thơ đầy màu sắc về biển nhằm lôi cuốn người đọc.

Không chỉ dùng đại từ xưng hô “em” để gọi cá, liệt kê các loại cá: cá nhụ, cá chim,cá đẻ, cá song, tác giả còn so sánh lòng biển như lòng mẹ bao dung. Điều ấy cho thấy một tấm lòng tha thiết với vẻ đẹp và sự giàu có của biển khơi, của đất nước ta.

Câu thơ chứa nhiều chi tiết tạo hình: “ ta ….biển bằng” gợi ra hình ảnh con thuyền dũng mãnh lao đi giữa mênh mông trời biển. Đó là một cảnh tượng cao cả, tráng lệ.

Hoạt động đánh bắt cá của ngư dân “ đan trận lưới dây giăng” rất cần sự táo bạo và quyết liệt, dũng cảm và sự đồng lòng. Và hoạt động ấy mang đến kết quả tốt đẹp: “kéo xoăn tay chùm cá nặng” . Khẩn trương, miệt mài, vượt qua sự nặng nhọc và cả hiểm nguy để hoàn thành công việc.

Và tình yêu công việc, tình yêu biển còn thể hiện ở câu thơ: hát bài ca gọi cá vào”. Câu hát ấy thể hiện tinh thần lạc quan trong lao động.

2. Nhận xét chung:

Thiên nhiên thống nhất, hài hoà với con người. Con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.

Khi miêu tả, ngoài quan sát còn cần đến trí tưởng tượng, liên tưởng và muốn biểu cảm sâu sắc phải có cảm xúc mãnh liệt, dồi dào. Đó là những yếu tố làm nên thành công của bài thơ.

  • Kết bài:

Bài thơ cũng là sự giữa hiện thực và lãng mạn. Chất hiện thực của khung cảnh lao động trên vùng biển cả khi vùng biển đã về ta. Và chất lãng mạn bắt nguồn từ trời cao lộng gió, ánh trăng dịu mát và bình minh nắng hồng.

9. Bếp lửa (Bằng Việt).

Câu 1. Hình ảnh bếp lửa xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ “Bếp lửa”? Vì sao khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa là người cháu lại nhớ đến hình ảnh người bà, và ngược lại?

– Bảy lần nhắc đến từ “bếp lửa”, một lần nhắc đế từ bếp, hai lần nhắc đến từ “ngọn lửa” vì bà luôn là người nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời bà, trong mọi cảnh ngộ, từ những ngày gian khó trong chiến tranh đến lúc được yên vui.

– Bếp lửa là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc và tình yêu thương của bà dành cho cháu và người thân. Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khó đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương, sự chăm chút dành cho con cháu và mọi người.

– Từ bếp lửa của bà, từ tình thương vô bờ của bà, nhà thơ lớn lên về hình hài và tâm cách. Từ đụn rơm và khói bếp nhà bà, tác giả đã trưởng thành và đi xa, để được thấy trăm tàu, lửa trăm nhà ở xứ người xa lạ. Vậy nên, nhớ bà là nhớ về bếp lửa, nghĩ về bếp lửa là nghĩ về tình bà nồng ấm, thiêng liêng và cao đẹp. Đó là tình cảm tất yếu của những người con luôn nhớ về nguồn cội của mình.

10. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

Câu 1. Hãy nêu cảm nghĩ của anh (chị) về tâm nguyện của nhà thơ được thể hiện trong hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”?

– Với Thanh Hải, thời điểm cảm nhận vẻ đẹp của màn xuân cũng là thời điểm nhà thơ nhìn lại cuộc đời mình và bộc bạch điều tâm niệm tha thiết gắn bó với đất nước và cách mạng.

– Khát vọng của nhà thơ là được góp phần tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của đời mình, dù là nhỏ bé, cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp và chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Khát vọng ấy được thể hiện bằng những hình ảnh giản dị, tự nhiên mà có sức gợi cảm và rất phù họp với hình tượng mùa xuân trong toàn bài thơ.

– Khát vọng ấy thật tha thiết nhưng cũng rất khiêm nhường: được làm con chim dâng tiếng hót, cành hoa nhỏ dâng sắc hương cho mùa xuân đất nước, góp một nốt trầm – không phải là một nốt cao vượt trội – trong bản hòa ca của cuộc đời, nốt trầm mà xao xuyến. Mùa xuân nho nhỏ của mỗi cuộc đời dâng cho đất nước cũng không hề ồn ào mà là sự hiến dâng lặng lẽ, tự nguyện.

– Điều tâm niệm của tác giả cũng là khát vọng chung của nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Bởi vậy tiếng lòng của nhà thơ đã gặp gỡ với tâm trạng của đông đảo mọi người và nhà thơ đã nói bằng tiếng nói chung với đại từ “ta”.

Câu 2. Trong phần đầu bài thơ “Mùa xuân nho ”, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Anh (chị) hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?

– Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi”sang “ta” .Điều ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong sự vận động mạch cảm xúc và tư tưởng của bài thơ.

– Chữ “tôi’’ trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ trong sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân, ở đây, nếu dùng đại từ “ta” sẽ mất đi vẻ đẹp khiêm nhường – một cái có vẻ phô trương, làm mất đi giọng tâm tình đằm lắng của bài thơ.

– Chữ “tôi” trong hàng loạt hành động: “tôi ta nhập, ta xỉn hát” gợi được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, đại từ “tôi” sẽ tạo được sự lan tỏa và đồng cảm của mọi người – tác giả nói thay cho nhiều cái “tôi” khác. Mà cái “chúng tôi” là sự cộng hưởng, chia sẻ, đóng góp phần tinh túy nhất của mỗi cái “tôi”. Điều độc đáo là chữ “tôi” này vẫn mang một giọng điệu nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.

11. Viếng lăng Bác (Viễn Phương).

Câu 1. Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả trong khổ thơ đầu bài “ Viếng lăng Bác”. Hình ảnh ấy được nhắc lại ở khổ thơ cuối bài có ý nghĩa gì?

– Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam. Và hàng tre cũng là một biểu trưng cho đất nước, dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.Đến với Bác, chúng ta bắt gặp những hình ảnh của dân tộc và nơi Bác yên nghỉ đời đời cũng xanh mát bóng tre của làng quê Việt Nam.

– Hình ảnh “cây tre trung hiếu chắn này” ở cuối bài thơ vừa khắc sâu ý nghĩa biểu tượng ở khổ đầu vừa gợi thêm ý nghĩa mới. Tâm nguyện của tác giả là muốn được ở mãi bên Người, muốn sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người. Hình ảnh cây tre gợi liên tưởng đến phẩm chất “với nước, hiếu với dân” mà Bác đã dặn cán bộ và chiến sĩ.

Câu 2. Phân tích những hình ảnh ẩn dụ trong các khổ thơ 2 và 3 của bài thơ “ Viếng lăng Bác”. Việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ đã mang lại sắc thái gì cho bài thơ?

– Hình ảnh ẩn dụ: mặt trời đỏ, vầng trăng sáng, bầu xanh, tràng hoa dâng tạo sắc thái tình cảm thành kính, thiêng liêng đối với Bác Hồ.

– Hình ảnh “một trời ừ ong lăng rất đỏ” tác giả dùng từ “rất đỏ”vừa gợi màu sắc quen thuộc của mặt trời thiên nhiên khi bình minh đến, vừa gợi ra ánh sáng của hòa bình, độc lập, tự do mà Bác đã mang về cho dân tộc ta. Đó là mặt trời của chân lí – cách mạng.

– Hình ảnh dòng người xếp hàng được ví như “ hoa dâng” thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác. Trái tim yêu thương Bác của mỗi công dân khi viếng Bác đã trở thành một bông hoa đẹp, tập thể những công dân mang trái tim ấy là một tràng hoa đẹp, thành kính dâng lên Người.

– Hình ảnh “vầng trăng”“trời” gợi liên tưởng đến những gì vừa lớn lao vừa vĩnh hằng mà cũng vừa gần gũi vừa thiết tha. Đó chính là sự hóa thân tuyệt đẹp của Người vào dáng hình đất nước thanh bình, vào vũ trụ mênh mông.

12. Ánh trăng (Nguyễn Duy).

Câu 1. Cảm nhận về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

  • Mở bài:

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ của chiến tranh, chứng kiến bao hi sinh lớn lao của đồng đội nói riêng và nhân dân ta nói chung trong cuộc chiến.
Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam 1975, là để giãi bày những cảm xúc và suy tư của mình trước thực tế có người còn ghi nhớ những mất mát hi sinh năm xưa, có người lại lãng quên quá khứ.

  • Thân bài:

Cái hay của bài thơ này là câu chuyện đời thường được kể bằng những lời thơ giản dị, mộc mạc mà chứa đựng tình cảm, tư tưởng sâu xa.

Câu chuyện về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng diễn ra như sau: Hồi nhỏ sống ở làng quê ven biển và hồi chiến tranh sống ở rừng thì vầng trăng là tri kỉ, gần gũi, thân thiết. Đến khi chiến tranh kết thúc, được về sống ở thành phố, quen với “ ánh điện, cửa gương” thì quên hẳn người tri kỉ: vầng trăng đi qua ngõ; ngỡ người dưng qua đường. Bỗng một hôm “Thình lình đèn điện tắt” và người tri kỉ đột ngột xuất hiện ngoài cửa sổ. Đây là bước ngoặt dẫn đến sự thức tỉnh của nhà thơ. Và thế là tâm tư nhà thơ xáo trộn:

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.

‘‘Ngửa mặt lên nhìn mặt” có nghĩa là nhìn lại mặt mình và thấy mình có lỗi, mình đã thành con người khác, con người đã quên đi những năm tháng gian lao mà tình nghĩa, quên đi những mất mát, hi sinh,… Những giọt nước mắt cho thấy sự thức tỉnh và hối lỗi của nhà thơ.

Thực ra, có thể hiểu là “lòng rưng rưng”chứ không phải rưng rưng”, những giọt nước mắt trong sâu thẳm lòng người có sức lay động nhiều hơn những giọt nước mắt trên bờ mi. Và nhà thơ đã “giật mình” dù trăng “im phăng phắc”. Người bạn tri kỉ ấy không nói, mà vẻ đẹp của người tri kỉ đã làm nhà thơ bừng tỉnh ngộ. Người ta có thể thấy qua “trăng” những gương mặt người tri âm xưa.

Với người này, đó có thể là hình bóng của thời bé dại. Với người khác, đó có thể là hình dáng của tháng năm êm đềm hạnh phúc đã qua. Riêng với nhà thơ, đó chính là gương mặt đồng đội trong những tháng năm đạn bom khốc liệt.

Nhà thơ “giật mình” trước sự suy thoái về đạo đức, về lối sống của xã hội, trong đó có bản thân mình: có đèn điện, quên vầng trăng; có hoà bình, quên quá khứ chiến tranh. Vì vậy, lời tự thú chân tình của tác giả chính là lời nhắc nhở về thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa và đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, thân thương.

  • Kết bài:

Cùng với nhạc phẩm “Bài ca không quên” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, thi phẩm “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy gợi nhắc lẽ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung – truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chắc chắn rằng, mỗi người chúng ta đều có những lí do rất riêng để lí giải vì sao mình lãng quên một điều thiêng liêng nào đó; xin hãy thành tâm suy nghĩ và biết “giật mình” thức tỉnh khi đọc bài thơ này. Đó chính là giá trị nhận thức mà văn học mang lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang