Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (Phần 2) (Ngữ văn 7, Cánh Diều)
1. Chuẩn bị.
– Những câu tục ngữ có đề tài và nội dung tương tự:
+ Chớp đằng tây mưa dây bão giật.
+ Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa.
+ Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
+ Người sống đống của.
+ Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
2. Đọc hiểu.
* Trong khi đọc:
Câu hỏi (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đề tài các câu tục ngữ ở đây có gì giống với các câu tục ngữ đã học ở trước.
Trả lời:
– Đề tài các câu tục ngữ ở đây giống với các câu tục ngữ đã học ở trước là đều nói về các kinh nghiệm sản xuất, tự nhiên, thời tiết, về con người và mối quan hệ giữa con người với con người.
* Sau khi đọc:
Câu hỏi 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Trả lời:
– Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm 4 nhóm.
+ Tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 3
+ Tục ngữ về lao động: câu 2, 4
+ Tục ngữ về con người: câu 5, 6
+ Tục ngữ về xã hội: câu 7, 8
Câu hỏi 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.
Trả lời:
Câu tục ngữ | Cách hiểu |
1. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ | – Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão |
2. Nhất thì, nhì thục | – Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt. |
3. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. | – Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn. – Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm dự báo thời tiết của nhân dân. |
4. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. | – Truyền đạt kinh nghiệm bắt tôm, cá, muốn bắt tôm phải đi vào chập tối , còn bắt cá thì phải đi từ sáng sớm. |
5. Đói cho sạch, rách cho thơm | – Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương |
6. Chết trong hơn sống đục. | – Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại. – Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ. Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người. |
7. Có công mài sắt, có ngày nên kim | – Từ thanh sắt to có thể rèn thành một cây kim nhỏ bé. Qua đó thể hiện đức tính kiên trì trong cuộc sống. |
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. | – Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành |
Câu hỏi 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?
Trả lời:
– Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa đối với đời sống thực tiễn của con người: đều đem lại những kinh nghiệm lao động sản xuất, dựa vào hiện tượng tự nhiên để sinh sống và những bài học nhân sinh sâu sắc, răn dạy con người cách ăn cách sống.
Câu hỏi 4 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?
Trả lời:
Nói Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân là bởi: tục ngữ phản ánh được mọi mặt đời sống, thể hiện được kinh nghiệm của con người trên mọi lĩnh vực:
– Trước hết, tục ngữ đã cho ta những kinh nghiệm vô giá về tình yêu thương giữa con người. (Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách hay Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng)
– Chưa dừng lại ở đó, tục ngữ còn cho ta những kinh nghiệm quan sát thực tiễn từ thiên nhiên (Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt; ráng mỡ gà có nhà thì giữ…)
– Nhân dân ta còn truyền lại kinh nghiệm về trồng trọt, sản xuất cho con cháu đời sau.
– Tục ngữ còn cho ta những bài học sâu sắc về cách nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người.
Câu hỏi 5 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.
Trả lời:
Một số câu tục ngữ có ích với cuộc sống:
– Cơm treo, mèo nhịn đói.
– Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
– Có tật giật mình…
– Lạt mềm buộc chặt.