Ý nghĩa câu tục ngữ: Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất
Với nền sản xuất nông nghiệp truyền thống vốn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đặc biệt là các cơn mưa theo mùa, người xưa phải quan sát khí hậu, thiên văn để có những hoạt động sản xuất phù hợp. Căn cứ vào quy luật của các mùa và sự thích ứng của cây cối, người xưa khẳng định kinh nghiệm qua câu tục ngữ: “Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất”.
Câu tục ngữ: “Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất” phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người xưa. Sau đợt nắng khô hạn kéo dài từ cuối tháng Giêng đến hết tháng ba, đất đai khô cằn, cây cối héo hon, cơn mưa đầu tháng ba trút xuống do ảnh hưởng của không khí lạnh (rét nàng Bân) khiến cây cối bỗng như hồi sinh, xanh tươi lạ thường, hoa nở khắp mặt đất.
Đến tháng tư, đây là lúc cây cối bắt đầu đến kì thu hoạch, cần có nhiều nắng để phơi khô nông sản, nếu mưa nhiều vào thời điểm này sẽ làm cho vụ thu hoạch bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các cây trồng lấy củ dễ bị hư hỏng do bị ngập nước.
Câu tục ngữ “Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất” là những kinh nghiệm đúc rút từ ông cha ta về mùa màng, khí hậu trong sản xuất. Từ những dấu hiệu của thời tiết có thể dự báo điều gì sẽ xảy ra từ đó có cách xử lí kịp thời. Mặt khác, nên biết chọn thời gian phù hợp để canh tác. Không nên gieo trồng sớm hay muộn để tránh những tổn thất có thể xảy ra.
Xem thêm: