y-nghia-cau-tuc-ngu-khoai-ruong-la-ma-ruong-quen

ý nghĩa câu tục ngữ: Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

Ý nghĩa câu tục ngữ: Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

Gợi ý:

– “Ruộng lạ”: Ruộng đất trồng đổi vụ, vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác.

→ kinh nghiệm rằng trồng khoai phải trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại.

“Ruộng quen”: ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó.

→ kinh nghiệm rằng trồng mà nên trồng ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ.

– Phép đối được sử dụng trong câu tục ngữ (4) nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, tạo ra sự cân đối , dễ nhớ dễ thuộc lòng

– Thông điệp: Kinh nghiệm về lao động sản xuất được nhân dân quan sát, đúc kết lại và chuyển tải qua câu tục ngữ: Khoai trồng ruộng lạ mới tốt, còn mạ thì phải gieo ruộng quen- một kinh nghiệm trồng trọt.

Bài văn tham khảo:

Những kinh nghiệm trong lao động và sản xuất luôn có vai trò rất quan trọng quyết định sự ổn định của cuộc sống. Đối với cây trồng, từ xưa, qua quá trình quan sát, cha ông ta đã rút kết được rằng: “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”.

Trong câu tục ngữ trên cho ta được phân tách hai lớp nghĩa nó được thông qua cho ta về kinh nghiệm canh tác của ông cha ta từ bao lâu đời. Trước tiên, “Khoai ruộng lạ” được hiểu rằng là loại củ quả được trồng ở nơi mảnh đất mới thì nó nhiều củ nên thường được trồng ở nơi “ruộng lạ” là ruộng trồng đổi mùa vụ như vụ này trồng lúa thì vụ sau ta sẽ trồng khoai .

Còn “Mạ đất quen” thì được trồng ở nơi đất ruộng quen thì lúc nào nó cũng xanh tốt trồng ở “ruộng quen” là theo như quán tính là ruộng không đổi vụ, quanh năm người nông chỉ việc gieo mạ khi đến mùa vụ. Nếu người nông dân gieo cây đúng mùa vụ, biết được đặc tính của cây thì năng xuất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa vụ bội thu hơn

Thế nhưng thực tế hiện nay, khi trồng khoai hay sắn thì không nhất thiết người ta phải cần tìm thửa đất khác để có canh tác trồng trọt. Nhưng vẫn có thể sử dụng thửa đất ấy để trồng nhưng đặc biệt phải khác về chất đất trồng, cần phải san phẳng luống, trộn đều và bón phân lên đất sau đó ủ lại bằng túi ni lông để bảo quản độ ẩm cần thiết khi đã cây đã thành luống thì ta mới có thể tiếp tục canh tác.

Bằng lối nói ngắn gọn dễ hiểu, giàu hình ảnh về kinh nghiệm lao động sản xuất, câu tục ngữ “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen” cho ta hiểu cái nhìn tinh tế của ông trong những nghiệm quý báu trong việc lao động canh tác sản xuất để đạt người nông những hiệu tăng năng suất cao, thể hiện tâm huyết của người nông dân trông công việc trồng cấy chăn nuôi của mình, giúp cho người dân hiểu năng suất canh tác để đạt hiệu quả sản xuất cao giúp mùa màng bội thu nhất.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang