Bài viết số 2 – Ngữ Văn lớp 10

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ!
Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời
Một mặt đất
Một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát

[…]
Mẹ!
Có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Mẹ!
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ…
(Trích Ngày xưa có mẹ – Thanh Nguyên)

– Đặt nhan đề cho văn bản.(0.5 điểm)
-Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 điểm)
-Nêu tên và tác dụng của 02 biện pháp tu từ trong văn bản. (0,5 điểm)
– Em hiểu như thế nào về những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.” (0,5 điểm)
– Từ dòng cuối của đoạn thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”, em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ. (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN

Nhập vai An Dương Vương, em hãy kể lại truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy và rút ra bài học cho bản thân.

Đáp án:

I. Phần đọc hiểu:

– Đặt nhan đề: Mẹ, Tình mẹ…
– Phương thức biểu đạt: biểu cảm
– Kể tên hai biện pháp tu từ :
+ So sánh: Mẹ – duy nhất / mãi mãi / ánh sáng.
+ Phép điệp từ, lặp từ: một, mẹ, có nghĩa là.
+ Ẩn dụ: Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim.
+ Phép liệt kê: bầu trời, mặt đất, vầng trăng,…

Lưu ý: Học sinh nêu được hai trong số các biện pháp nghệ thuật trên. (0,5 điểm)
Ý nghĩa những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.”: Khẳng định mẹ là duy nhất đối với mỗi người trên đời cũng như chỉ có một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng trong thế giới này mà thôi.

d/ Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẹ gợi ra từ các câu thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”
– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cầu nêu được một số ý cơ bản:
+ Tiếng gọi “mẹ!” sẽ mãi mãi sống cùng năm tháng với người con, sẽ không bao giờ tắt được trên thế gian khi tình cảm của con vẫn luôn dành cho mẹ với niềm kính trọng, yêu thương mãi mãi bất diệt với thời gian.
+ Mẹ hi sinh tất cả vì con, cho đi chứ không bao giờ cần nhận lại. Khẳng định: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được.
+ Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy của mẹ và không phụ lòng đấng sinh thành.
– Giám khảo cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến.

II. Phần làm văn

a.Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết vận dụng kiến thức đã học viết thành bài văn tự sự.
– Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ …
b. Yêu cầu về nội dung kiến thức:
– Các ý chính cần có : HS có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :
Mở bài:
– Nhập vai, giới thiệu về bản thân
– Giới thiệu địa vị của bản thân và mối quan hệ với các nhân vật trong truyện
Thân bài
-Kể lại các sự việc trong quá trình tôi xây thành, chế nỏ, đánh thắng quân Triệu Đà lần thứ nhất.
-Kể lại mối tình của con gái và bi kịch mất nước, nhà tan của tôi.
Kết bài:
-Tôi theo Rùa Vàng đi xuống biển.
– Tôi rút ra bài học cho bản thân mình: Là một vị vua, đứng đầu một quốc gia, tôi phải có tinh thần cảnh giác cao với kẻ thù, phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải có quyết sách đúng đắn đối với vận mệnh đất nước, dân tộc

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.