Soạn bài: Ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt 

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

a. Xét ngữ liệu:
-Văn bản ghi lại cuộc hội thoại diễn ra trong:
+Không gian: tại khu tập thể X
+Thời gian: Buổi trưa
-Các nhân vật tham gia giao tiếp và mối quan hệ giữa họ:
+Các nhân vật chính: Lan, Hùng, Hương -> quan hệ bạn bè (bình đẳng về vai trò giao tiếp)
+Các nhân vật phụ: Một người đàn ông, mẹ Hương -> quan hệ ruột thịt hoặc xã hội (vai bề trên, lớn tuổi hơn)
-Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại:
+Nội dung: Báo đến giờ đi học
+Mục đích: Để đến lớp đúng giờ quy định.
-Đặc điểm ngôn ngữ của cuộc hội thoại:
+Từ ngữ: Hô gọi, tình thái (ơi, đi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi), khẩu ngữ (chúng mày, ngủ ngáy, lạch bà lạch bạch)
->Từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.
+Câu văn: ngắn, tỉnh lược chủ ngữ, câu đặc biệt, câu cầu khiến, cảm thán,…(Hương ơi!. Hôm nào cũng chậm,…)

b.Kết luận
Ngôn ngữ sinh hoạt (còn được gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại…) là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

-Chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại)
-Có khi ở dạng viết (nhật kí, hồi kí, thư từ)
-Còn có dạng tái hiện (lời thoại của nhân vật trong TPVH mô phỏng, bắt chước lời nói tự nhiên)
VD: Lời nói của các nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết,…
->Dù ở dạng nào, ngôn ngữ sinh hoạt có dấu hiệu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ.

*Ghi nhớ: SGK

II.  Luyện tập

a. Phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu ca dao (SGK)
+ “Lời nói ……lòng nhau”
– “ Lời nói chẳng mất tiền mua”: ngôn ngữ là tài sản chung của dân tộc, ai cũng có quyền sử dụng
– “Lựa lời”: lựa chọn lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức và chịu trách nhiệm về lời nói của mình
– “Vừa lòng nhau”: tôn trọng người nghe để tìm ra tiếng nói chung
=>nói năng phải thận trọng và có văn hoá
+ “Vàng thì……. thử lời”
– “vàng”: vật chất→kiểm tra bằng phương tiện vật chất→ kết luận tường minh
– “chuông”: vật chất nên kiểm tra = phương tiện vật chất→ kết luận tường minh
– “người ngoan”:nhấn mạnh đến phẩm chất và năng lực→ trừu tượng, muốn đo phải có nhiều cách trong đó có thử lời→ biết được trình độ, nhân cách của người là “ngoan” hay “không ngoan”

b. Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt vùng Nam Bộ (lời ăn, tiếng nói của người chuyên bắt cá sấu) → sinh động và mang đậm dấu ấn văn hoá địa phương
– Dùng từ địa phương: quới, ngặt, ghe, rượt…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang