»» Nội dung bài viết:
Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong văn bản
1. So sánh:
Khái niệm: So sánh là đem đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra điểm giông nhau giữ chúng. Do vậy hai đối tượng đem so sánh phải có sự tương đồng với nhau.
Phân loại so sánh:
+So sánh ngang bằng: Như là, giống như, tựa
+ So sánh hơn kém: Chẳng bằng…
Tác dụng của biện pháp so sánh
+ Khi đem sự vật ra so sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc hình dung rõ hơn.
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết thì tạo ra những lối nói cảm xúc làm giá trị biểu đạt cao.
So sánh là dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia. Vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt, về sau là hiện tượng dung để so sánh, nối với nhau bằng từ: như, bằng, hơn, kém.
2. Hoán dụ:
Khái niệm: Phương thức chuyển nghĩa tu từ dựa trên mối quan hệ gần nhau của các đối tượng, sự vật.
Phân loại Hoán dụ
+ Lấy bộ phân để chỉ toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị đựng
+ Lấy vật dùng để chỉ người dùng
+ Lấy số ít để chỉ số nhiều, chỉ sự tổng quát.
Tác dụng hoán dụ: Sử dụng hoán dụ trong văn thơ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Ẩn dụ:
Khái niệm ẩn dụ: Ẩn dụ là cách dùng sự vật, sự việc này để gọi tên cho sự vật, sự việc khác. Hai đối thương thường gần gũi với nhau. Trong biên pháp ẩn dụ về A thường ẩn đi mà chỉ xuất hiện vế B
Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ hình tường: Cách gọi sự vật A – sự vật B
+ Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B
+ Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các loại giác quan khác nhau/
Tác dụng của ẩn dụ: sử dụng phép ẩn dụ tạo ra sắc thái biểu cảm cao làm câu văn, câu thơ có hình tượng đặc biệt.
Ví dụ: Làn thu thủy nét xuân sơn
4. Đảo ngữ:
Khái niệm đảo ngữ: Thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có nhằm mục đích nhấn mạnh thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.
5. Nhân hóa:
Khái niệm: Cách gọi, tả đồ vật… bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới đồ vật trở nên gần gũi, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi những sự vật không phải là người.
+ Dùng những từ ngữ vốn dùng cho người để dùng cho vật
+ Trò chuyện với vật như với người
Tác dụng của nhân hóa: Khi dử dụng dụng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người thường xuyên được sử dụng làm phương tiện giúp con người dãi bày tâm sự,
6. Nói giảm, nói tránh:
Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp nghệ thuật dùng cách diễn đạt giảm nhẹ mức độ. quy mô, tính chất của sự vật sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi của sự vật, hiện tượng.
+ Tác dụng của nói giảm nói tránh:
+ Khi đề cập đến sự đau buồn
+ Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tụ
7. Tương phản đối lập:
Dùng từ ngữ hoặc hình ảnh có tính chất tương phản để nhấn mạnh làm nổi bật ý nghĩa nào đó
8. Câu hỏi tu từ :
Là những câu hỏi mà người hỏi đã có lời đáp nhằm tăng tính biểu cảm.
9. Biện pháp tu từ nói quá
Khái niệm nói quá: Nói quá là nói cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hình tượng để nhấn mạnh , tăng sức biểu cảm. Nói qua còn được gọi là khoa trương, thâm xưng, phóng đại hoặc cường điệu.
Tác dụng của nói quá: Do có tính biểu cảm cao nên nó thường ít được sử dụng trong văn bản và đòi hỏi sự hài hòa về ắc thái.
10. Biện pháp tu từ Điệp Ngữ
Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến.
Các dạng Điệp Ngữ:
+ Điệp ngữ nối tiếp: Những từ lặp lại đứng liền nhau trong câu
+ Điệp ngữ cách quãng: Cách vài từ lại có vài từ
+ Điệp ngữ vòng: Cuối câu, trước và đầu câu sau
Tác dụng của Điệp Ngữ : Nhờ có Điệp Ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng mạnh mẽ và có sự tăng tiến. Điệp Ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan trọng, làm lời nói có sức thuyết phục cao. Điệp Ngữ tạo sự cân đối nhẹ nhàng, tạo tính nhác cho câu thơ , câu văn.
11. Biện pháp tu từ chơi chữ.
Khái niệm chơi chữ: Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước trong khi nói và viết.
Các lối chơi chữ
+ Dùng từ gần âm, đồng âm, lặp âm
+ Nói lái
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa
Tác dụng của chơi chữ: Tạo ra sắc thái dí dỏm và cách hiểu đặc biệt vì thế nó được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngầy, trong thơ văn trào phúng.
9. Một số phép tu từ ngữ âm.
+ Phối hợp nhịp điệu : Cách tạo chỗ ngừng, nghỉ theo dụng ý của người sử dụng để tăng hiệu quả bổ sung về ngữ nghĩa và sức gợi cho câu văn, câu thơ.
+ Tạo âm hưởng : phối hợp giữa các từ ngữ, các vần điệu, thanh điệu tạo âm hưởng cần thiết theo dụng ý nào đó của người nói.
+ Điệp phụ âm đầu : Sắp xếp các tiếng có phụ âm đầu giống nhau để tạo âm hưởng hoặc tăng sức diễn tả, diễn cảm trong khi diễn đạt.
+ Điệp vần : Sắp xếp các tiếng có phần vần giống nhau tạo ra sự trùng điệp âm hưởng giữa các tiếng đó để tăng sức biểu hiện cho câu văn, câu thơ.
+ Điệp thanh : sắp xếp có dụng ý các thanh điệu hoặc nhóm thanh điệu của các tiếng sao cho tăng được tính tạo hình, tính diễn cảm hoặc sắc thái nghĩa bổ sung cho câu văn, câu thơ.
10. Một số phép tu từ cú pháp
+ Lặp cú pháp : sắp xếp sóng đôi các câu có cấu trúc cú pháp tương tự nhau một cách có chủ định nhằm nhấn mạnh ý hoặc tăng cường nhịp điệu hoặc tạo sự cân đối, nhịp nhàng hoặc tập trung chú ý của người nghe, người đọc.
+ Phép liệt kê : Sắp xếp nối tiếp, liên tục những từ ngữ hoặc những thành phần câu đẳng lập thành một nhóm, một chuỗi sự kiên.. đem đến một nhận thức bổ sung nào đó trong suy nghĩ hoặc để tạo sự phong phú, đa dạng, phức tạp hoặc làm chậm nhịp điệu, tăng chỗ ngừng, chỗ nghỉ cần thiết cho câu văn, câu thơ.
+ Phép chêm xen : sắp xếp có dụng ý để tách riêng bộ phận nào đó trong câu nhằm mục đích tăng hiệu quả diễn đạt.