»» Nội dung bài viết:
Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học điểm cao
I. Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
1. Cách làm:
– Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
– Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
– Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó.
2. Dàn ý khái quát:
a) Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, đoạn thơ.
– Giới thiệu khái quát yêu cầu của đề bài.
b) Thân bài:
– Phân tích yêu cầu của đề bài. (Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý theo luận điểm ấy và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình).
– Cần chú ý khai thác từ ngữ, nhịp thơ, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung.
– Diễn đạt phải rõ ràng, lời văn viết phải có cảm xúc.
– Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh diễn xuôi ý thơ, viết lan man.
c) Kết bài:
– Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.
– Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống.
II. Cách làm bài nghị luận về một tác phẩn, một đoạn trích văn xuôi
– Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, tức là tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
– Cần phải giới thiệu khái quát tác phẩm hoặc đoạn trích.
– Bàn về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề bài.
– Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
1. Cách làm:
– Xác định yêu cầu của đề bài, những từ ngữ, câu văn chứa đựng nội dung phục vụ cho yêu cầu của đề.
– Xác lập được luận điểm chính, sử dụng các thao tác lập luận để làm rõ luận điểm.
– Kết hợp giữa phân tích nội dung và nghệ thuật, hành văn phải cô động, không sáo rỗng. Giọng văn phải kết hợp giữa lí luận và suy tư cảm xúc.
2. Dàn ý khái quát:
a) Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, đoạn trích..
– Giới thiệu khái quát yêu cầu của đề bài.
b) Thân bài:
– Phân tích yêu cầu của đề bài. (Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý theo luận điểm ấy và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình).
– Cần chú ý khai thác từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung.
– Diễn đạt phải rõ ràng, Giọng văn phải kết hợp giữa lí luận và suy tư cảm xúc.
– Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh tóm tắt hoặc kể xuôi, viết lan man.
c) Kết bài:
– Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật tác phẩm hoặc đoạn trích.
– Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống.
- Nghị luận về vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay
- Dàn ý và bài văn nghị luận về căn bệnh vô cảm
- Nghị luận: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”