»» Nội dung bài viết:
Cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong tự nhiên.
I. Bản chất của cái đẹp.
1. Nguồn gốc của cái đẹp.
Trong lịch sử tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cái đẹp. Cơ bản là sự đấu tranh giữa mỹ học duy vật và mỹ học duy tâm xét về về thế giới quan và phương pháp luận của nó.
Theo chủ nghĩa duy tâm khách quan: Nguồn gốc của cái đẹp ở “thế giới ý niệm” hay “ý niệm tuyệt đối”. Cái đẹp chính là sự thể hiện đầy đủ của “ý niệm”; “ý niệm” tuyệt đối” về sự hoàn mỹ trong một sự vật; hiện tượng cụ thể. Nhận thức: đánh giá và sáng tạo cái đẹp là quá trình con người cảm nhận được mách bảo của lục lượng siêu nhiên.
Theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Cái đẹp phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người mà cụ thể hơn là ý thức chủ quan của mỗi cá nhân. Theo Cantơ; vấn đề chủ yếu không phải cái gì là cái đẹp mà phán đoán về cái đẹp là gì. Không có khái niệm về cái đẹp và cũng không có quy tắc phán đoán về cái đẹp. Tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp có sẵn trong mỗi cá nhân; là cái gì đó gợi lên khoái cảm thẩm mỹ bởi thị hiếu cá nhân thì đó là cái đẹp.
Theo chủ nghĩa duy vật trước TK XIX: Cái đẹp có nguồn gốc khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người. Tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp là so sánh về các phương diện khác nhau của cái đẹp:
- “Tỷ lệ” (cấu trúc của các sự vật; hiện tượng theo quy luật khách quan của nó).
- “Cân xứng”; “đối xứng” (yếu tố hài hòa về cấu trúc; vị trí; vai trò của sự vật; hiện tượng trong quan hệ thẩm mỹ.
- “Hài hòa” của các sự vật; hiện tượng trong hiện thực kể cà con người;
Có 3 khuynh hướng giải thích về bản chất của cái đẹp:
+ Tuyệt đối hóa cái đẹp tự nhiên;
+ Tuyệt đối hóa cái đẹp xã hội: khẳng định vai trò của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên.
+ Tuyệt đối hóa cái đẹp nghệ thuật: đề cao hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ.
Theo mỹ học hiện đại: Cái đẹp mang tính khách quan dùng để đánh giá hiện tượng thẩm mỹ tích cực đối lập cái xấu là hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực. Cái đẹp không chỉ là đối tượng nghiên cứu của mỹ học mà nó còn là một lĩnh vực rất đa dạng phong phú của nhiều ngành khoa học khác. Khái niệm cái đẹp được con người sử dụng một cách phổ biến dùng để chỉ ý nghĩa xã hội về mức độ của sự hoàn thiện – hoàn mỹ trong tính đa dạng; phong phú của các quan hệ thẩm mỹ.
Thật khó khăn để định nghĩa cái đẹp; xây dựng những chuẩn mực của cái đẹp. Vì thế; mà L.Tônxtôi đã viết: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi; nhưng cái đẹp vẫn là một câu đố giữa cuộc đời”. Hoặc như Hêghen thì hãy để mặc cái đẹp trong “vương quốc của cảm giác”. Còn Cantơ: thì hãy dành hoàn toàn cho sự thưởng ngoạn trực tiếp; để khỏi phá vỡ tính toàn vẹn; đánh mất vẻ tươi nguyên vốn có của nó. Vậy cái đẹp; nguồn gốc; bản chất và qui luật của cái đẹp là gì? Trong lịch sử mỹ học có những cách thức tiếp cận cơ bản nào nghiên cứu cái đẹp?
Trước hết; cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; có cơ sở khách quan trong đời sống; nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tích cực có tính hoàn thiện; hoàn mỹ. Cái đẹp được hình thành khi con người biết đối chiếu; soi sánh với cái xấu.Từ những sự quan sát bình thường chỉ ra cái gì đẹp; cái gì xấu; đến chỗ có thể định nghĩa về cái đẹp quả là một quá trình lâu dài; khó khăn trong lịch sử mỹ học.
Chính vì vậy; lúc đầu con người đã biết dùng khái niệm cái đẹp để chỉ tất cả những gì của đời sống thẩm mỹ có khả năng khơi dậy ở nới tâm hồn những cảm xúc thẩm mỹ trong quá trình con người đồng hoá; sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ. Người ta coi cái đẹp là sự hài hoà; sự đối xứng; sự tao nhã; sư linh hoạt; là cái có chất lượng; là cái trật tự. Tiến dần lên; người ta coi cái đẹp gắn liền với sự tiến bộ; cách mạng và mang tính nhân văn.
Tiêu chuẩn của cái đẹp là cái phải phù hợp với tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ xã hội của một thời đại nhất định. Cái xấu cũng bắt nguồn từ hiện thực; có cơ sở khách quan trong đời sống; dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực; hạn chế; thái hoá bất cập. Chẳng hạn; trong tự nhiên: cái gớm ghiếc; cái khủng khiếp; cái quá cỡ; cái lộn xộn; không hình thù; cái kỳ quái; cái rườm rà; cái mất cân đối; cái kỳ dị; cái dị dạng. Hoặc trong xã hội: Tính xu nịnh; gia trưởng; trưởng giả; đua đòi; bon chen; tham ăn; tục uống; dối trá; lươn lẹo; ích kỷ; vụ lợi; khoa trương; tầm thường; lố lăng; thô bỉ; thấp hèn.
Cái đẹp là một trong những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực. Nó chính là một giá trị xã hội mang tính khách quan; rộng rãi của các sự vật; hiện tượng toàn vẹn; cụ thể; cảm tính được con người xã hội cảm thụ – đánh giá và sáng tạo. Tiêu chuẩn khách quan của cái đẹp thể hiện ở chỗ những thuộc tính thẩm mỹ của nó trong các sự vật; hiện tượng đẹp phải phù hợp với tình cảm – thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ – xã hội của một thời đại nhất định.
2. Đặc trưng của cái đẹp.
Bản chất của cái đẹp sẽ được làm rõ hơn; khi chúng ta phân tích những dấu hiệu đặc trưng của cái đẹp ở ba phương diện sau:
Cái đẹp là cái gây nên ở tâm hồn con người – khoái cảm tinh thần. Khoái cảm là sự thỏa mãn nhu cầu nói chung của con người về các phương diện khác nhau của đời sống. Từ đó có quan điểm mỹ học đã đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm và họ đi tìm qui luật của cái đẹp trên mặt tâm sinh lý. Thực ra cái đẹp là cái có khả năng gây khoái cảm nhưng không đồng nhất với khoái cảm nói chung của con người; mà là khoái cảm tinh thần – khoái cảm thẩm mỹ. Sự đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái cảm dẫn đến chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa tự nhiên trong mỹ học.
Khoái cảm lành mạnh về mặt tinh thần chưa phải là khoái cảm thẩm mỹ. Nhiều hứng thú có thể nảy sinh trong quá trình say mê trong học tập; lao động; nghiên cứu khoa học; ở đây là niềm vui tinh thần; nhưng không phải là niềm vui do qui luật của cái đẹp chi phối; vì chúng mới chỉ là cơ sở đầu tiên của khoái cảm thẩm mỹ. Khoái cảm thẩm mỹ cũng là rung động cảm xúc biểu hiện ở tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm thẩm mỹ hơn bất cứ tình cảm nào; nó có mối liên hệ sâu xa với lợi ích xã hội – con người với những giá trị đích thực cho cuộc sống tốt đẹp; phù hợp với tâm tư nguyện vọng của những giai cấp; những dân tộc và các thời đại khác nhau.
Khi cảm thụ; chiêm ngưỡng những hiện tượng đẹp của tự nhiên – xã hội và nghệ thuật đều tác động nơi tâm hồn con người những phản ứng cảm xúc – cảm nghĩ tích cực. Trước hết làm cho con người hân hoan; vui sướng và đồng thời mang khơi dậy nguồn thích thú; đam mê; khát vọng; tìm tòi khám phá; phát huy năng lực sáng tạo của con người.
Cái đẹp liên quan chặt chẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái có ích nhưng nó không đồng nhất với cái có ích. Rõ ràng quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực không phải là quan hệ trực tiếp tiêu dùng. Môt bức tranh tĩnh vật vẫn đẹp mặc dầu trái cam; trái quít vẽ trong tranh không thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. Tuy nhiên; cái đẹp và cái có ích không mâu thuẫn và không tách rời nhau; nhưng đồng nhất cái đẹp với cái có ích thì rơi vào chủ nghĩa vụ lợi; thực dụng. Cái có ích; lợi ích ẩn dấu trong cái đẹp và được cái đẹp biểu hiện không phải là lợi ích vật chất trực tiếp mà lợi ích tinh thần.
Cái đẹp là cái có ích là nhờ vào ý nghĩa giáo dục của nó xét về nhiều khiá cạnh khác nhau của đời sống tinh thần con người; như chính trị; đạo đức; pháp quyền; khoa học; tôn giáo. Cantơ đã tuyên truyền cho chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật và cho rằng quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” là sai lầm.
Cái đẹp phải dựa trên cái thật và cái tốt. Từ lâu người ta đã có quan niệm cho rằng Chân – thiện – mỹ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tinh thần của con người cái mà con người cần phải vươn đến; phải đạt được để khẳng định sự hoàn thiện và phát triển của con người.
Quả thực cái giả không thể đẹp; cái xấu không thể đẹp. Một tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh sự thật của cuộc sống; giải quyết những yêu cầu; nhiệm vụ của thực tiễn xã hội. Cái đẹp dựa trên cái thật; cái tốt (khía cạnh đạo đức); nhưng có những cái thật cái tốt chưa phải là cái đẹp; chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng cảm tính – cụ thể và là một giá trị thẩm mỹ được xã hội thừa nhận.
Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ; dùng để khái quát những giá trị xã hội tích cực; khách quan; rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ; xuất phát từ thực tiễn; tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn; cụ thể – cảm tính phù hợp với tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của xã hội nhất định.
Như vậy; ngọn nguồn của bản chất vươn tới cái đẹp; sáng tạo theo qui luật của cái đẹp; đầu tiên nằm trong bản chất tự nhiên; sinh học rồi phát triển rộng ra xã hội trong tiến trình lịch sử của con người. Có hiểu như vậy mới khắc phục được tính phiến diện trong sự cảm thụ; đánh giá và sáng tạo cái đẹp.
II. Các hình thức cơ bản của cái đẹp.
1. Cái đẹp trong tự nhiên.
Vấn đề đặt ra ở chỗ tự nhiên rõ ràng đã tồn tại trước con người; vậy có cái đẹp trong tự nhiên không? Nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì cái đẹp đó có tồn tại tự nó; mang tính khách quan và có trước con người?
Có nhiều quan điểm khác nhau: Duy tâm: có cái đẹp tự nhiên; do lực lượng siêu nhiên. Duy vật trước thế kỷ XIX có khuynh hướng tuyệt đối hóa cái đẹp trong tự nhiên
Trước hết; chúng ta thấy; toàn bộ giới tự nhiên dù thể hiện dưới các hình thức các sự vật; hiện tượng; hệ thống vật chất cụ thể khác nhau; thì nó luôn ở trong trạng thái vận động; biến đổi không ngừng; đồng thời nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người. Còn sự xuất hiện con người; xã hội cũng chỉ là kết quả trong lịch sử phát triển của giới tự nhiên. Không thể phủ nhận yếu tố sức sống của tự nhiên tham gia vào định chuẩn cái đẹp thẩm mỹ của con người. Đó là các yếu tố sinh học; vật lý dưới các hình thức khác nhau về cấu trúc; hình dáng; mầu sắc; tính chất của tự nhiên; nó tương quan với hoạt động thẩm mỹ của con người.
Tự nhiên là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp; vẻ đẹp của mây; gió; trăng; hoa; tuyết núi sông là nguồn cảm hứng và đồng thời là đối tượng miêu tả của nghệ thuật; cũng như nó thể hiện tính đa dạng; phong phú; sinh động trong quan hệ thẩm mỹ của con người.
Cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức sống tồn tại và phát triển; là cái có khả năng gợi mở cho con người khám phá bản chất chân chính của mình. Nó cũng là cái có thể gợi mở sự liên tưởng; sức sáng tạo và phát triển của con người làm xuất hiện ở tâm hồn con người những rung động thẩm mỹ; những cảm xúc mê say; tích cực; khiến cho con người khát vọng và yêu đời và muốn cống hiến nhiều hơn cho những mục đích và lý tưởng chân chính của mình.
Cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan; nhưng chỉ là một tiềm năng; một sức sống và là đẹp theo đúng nghĩa chân chính của nó khi con người “đồng hóa” giới tự nhiên bằng thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn của con người.
Không thể phủ nhận yếu tố sức sống của tự nhiên tham gia vào định chuẩn cái đẹp thẩm mỹ của con người.
2. Cái đẹp trong xã hội.
Cái đẹp trong xã hội – cái đẹp trong hoạt động của con người thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: lao động sản xuất; đấu tranh xã hội; vui chơi; giải trí; thể thao; hội hè. Cái đẹp trong xã hội cũng rất phong phú; nhiều hình nhiều vẻ; nó phối hợp được cả vẻ đẹp mầu sắc; hình dáng; cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị – đạo đức – truyền thống – phong tục.
Chẳng hạn cái đẹp của con người với tính cách sản phẩm của tự nhiên nó mang tính vật chất – vẻ đẹp bên ngoài: thân thể – vóc dáng tự nhiên; nhưng con người còn là sản phẩm của xã hội là vẻ đẹp xã hội: tinh thần – vẻ đẹp bên trong tâm hồn bộc lộ qua sự hoàn thiện về mặt nhân cách; về lý tưởng chính trị; lý tưởng đạo đức xã hội.
Khác với cái đẹp vốn có của tự nhiên; cái đẹp trong xã hội có liên quan mật thiết đến các lý tưởng chính trị; lý tưởng đạo đức. Bởi vì cơ sở đánh giá cái đẹp trong tự nhiên liên quan tới tính qui luật và tính hợp lý của các hiện tượng tự nhiên trong quan hệ thẩm mỹ của con người.
Thì ngược lại cơ sở đầu tiên đánh giá cái đẹp trong xã hội lại là lao động sản xuất. Cái đẹp trong xã hội là cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng thẩm mỹ; để xây dựng một xã hội tốt hơn; đẹp hơn. Một xã hội đẹp là xã hội mà ở đó chủ nghĩa nhân đạo trở thành văn hoá; văn minh và cũng là một giá trị nhân văn sâu sắc thấm sâu đậm trong quan hệ giữa con người và con người.
Tuy dựa vào nền tảng của lao động sản xuất của xã hội; nhưng cái đẹp trong xã hội lại phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ phức tạp; do đó; khi đánh giá cái đẹp trong xã hội; con người phải dựa vào hai hệ tiêu chí cơ bản: hệ tiêu chí: Chân – thiện – mỹ và hệ tiêu chí: tính lịch sử; giai cấp; nhân dân; dân tộc và tính thời đại trong sáng tạo và cảm thụ cái đẹp.
– Hệ tiêu chí: chân – thiện – mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội giúp con người phát hiện ra sự thật của cuộc sống và nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ thực tại của tự nhiên và xã hội; chỉ cho ta cách giải quyết các mâu thuẫn và xung đột đó một cách có cơ sở khoa học; mang lại hiệu quả ngày cao của quá trình cải tạo hiện thực. Thật vậy; cái chân – cái thiện – cái mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội là những phương tiện tốt nhất để con người đạt được sự hài hòa; hoàn chỉnh các phẩm chất cao qúi nhất của tâm hồn; trong đó; sự tiếp nhận; hưởng thụ cái đẹp mang lại cho con người một một khoái cảm tinh thần – một sự tổng hợp cảm xúc.
– Hệ tiêu chí: Tính lịch sử; giai cấp; dân tộc và thời đại. Ngoài mối liên hệ chân – thiện – mỹ; chúng ta còn phải đặt cái đẹp trong quan hệ với tính lịch sử; tính giai cấp; tính dân tộc và tính thời đại. Bởi vì trong hoạt động định hướng của con người chúng ta thấy rõ là; khởi điểm và mục đích của hoạt động xã hội bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định; nó xuất phát từ những nhiệm vụ; yêu cầu cụ thể của mỗi một hình thái kinh tế – xã hội cũng như các thời đại nhất định. Cho nên; quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử và tính chất lịch sử đó thể hiện ở tính giai cấp; tính nhân dân; dân tộc và tính thời đại.
3. Cái đẹp trong nghệ thuật.
Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan hệ thẩm mỹ. Nói cách khác; trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng hướng đến sự sáng tạo ra cái đẹp; vươn đến cái đẹp nhưng không ở đâu qui luật ấy lại bộc lộ rõ nét; không ở đâu việc sáng tạo ra cái đẹp lại chiếm một vị trí quan trọng như trong nghệ thuật. Ở đây cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ là sự phản ánh tính chân thật cuộc sống hiện thực; mà còn là phản ánh bằng tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ.
Cũng chính vì vậy; nghệ thuật không phải nơi độc quyền sáng tạo ra cái đẹp; mặc dầu trong mọi hoạt động sáng tạo của con người đều có hiện diện của yếu tố thẩm mỹ – yếu tố cái đẹp; nhưng nghệ thuật là hình thái cao nhất; tập trung nhất của qui luật sáng tạo cái đẹp trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tinh thần nói chung của con người.
Cái đẹp trong nghệ thuật nó đều biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật. với tính cách là một dạng thức phản ánh khác về chất với các hình thức phản ánh khác của hoạt động nhận thức; – đó là sự phản ánh cô đặc tình cảm; lý trí với cách thể hiện vừa cảm tính lại vừa cụ thể. Trong “Hiện tượng học tinh thần”; Hêghen thật có lý; khi ông chia nhận thức của con người ra làm ba nhóm: triết học có phương thức nhận thức bằng khái niệm; tôn giáo nhận thức bằng cảm niệm (biểu tượng); nghệ thuật nhận thức bằng hình tượng (chiêm ngưỡng).
Hình tượng nghệ thuật; thông thường nó được phân tích ở các cấp độ khác nhau để làm sáng tỏ ở khía cạnh phép biện chứng giữa lý tính và cảm tính; khách quan và chủ quan; điển hình và khái quát. Việc nghiên cứu các cấp độ tồn tại của hình tượng nghệ thuật là công việc hết sức quan trọng đối với việc làm rõ đặc trưng của nghệ thuật. Bởi vì là cơ sở phương pháp luận để xem xét bất cứ khía cạnh nào của hình tượng nghệ thuật; nhất là vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần con người.
Đặc trưng cái đẹp trong nghệ thuật; trước hết thể hiện ở tính điển hình của nó. Cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng; trong đó cái chung đã được cá biệt hóa; cái cá biệt đã được khái quát hóa; điển hình hóa. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một cái riêng độc đáo; là sự không lặp lại bất kỳ cái riêng nào khác được thể hiện bằng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau: hư cấu; tưởng tượng; ước lệ. Nó mang tính mở và không bao giờ kết thúc.
Đặc trưng cái đẹp trong nghệ thuật còn biểu hiện ở sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Chính vì vậy; cái đẹp của hình tượng nghệ thuật là cái đẹp hoàn chỉnh; tính gọt giũa; trau chuốt của các yếu tố hình thức mà người nghệ sỹ phải góp nhặt; thâu tóm cái đẹp trong hiện thực để sáng tạo nó trong tác phẩm nghệ thuật. Xét về nguồn gốc; về tính có trước và phong phú thì cái đẹp trong tự nhiên; cái đẹp trong xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người đều được phản ánh dưới các hình thức khác nhau trong hình tượng nghệ thuật – sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy; cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là cái đẹp của hiện thực cuộc sống mà nó phản ánh; là vẻ đẹp của tự nhiên; của xã hội của con người đã được những người nghệ sỹ sáng tạo và biểu đạt bằng các cấp độ khác nhau của hình tượng nghệ thuật bằng tính điển hình hoá; trong mối quan hệ giữa cái chung – cái riêng; giữa nội dung – hình thức.
Cái đẹp là một giá trị; nhưng cái đẹp trong nghệ thuật là một giá trị tổng hợp của giá trị thẩm mỹ; triết học; chính trị; đạo đức; văn hoá. Những tác phẩm nghệ thuật của nhân loại bao giờ cũng là các tác phẩm mà ở đó bao chứa những khát vọng vươn tới cái đẹp; cái cao thượng ở sự hoàn mỹ; ở một hình thức hấp dẫn đích thực của nó trong các ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật.