»» Nội dung bài viết:
Cảm nhận hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).
- Mở bài:
Hồ Chí Minh và Tố Hữu là hai nhà thơ cách mạng lớn của nền văn học Việt Nam thế kỷ 20. Gặp gỡ trong cảm hứng thi ca cách mạng, bài thơ Chiều tối của Hồ Chí minh và Từ ấy của Tố Hữu đã khắc họa đậm nét hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bước tù đày nhưng vẫn hiên ngang, tràn trề sức sống, lạc quan, yêu đời, hướng đến tương lai. Họ là những người chiến sĩ kiên cường, bất khuất, giàu tình yêu thương, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
- Thân bài:
Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời còn là nhà thơ, nhà văn lớn. Sự nghiệp sáng tác của Người rất đa dạng và phong phú ở nhiều thể loại với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó có tập Nhật kí trong tù. Tập thơ được sáng tác từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán, khi tác giả bị giam giữ trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc). Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù. Bài thơ toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
Tố Hữu cũng là một nhà thơ lớn, là cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam. Với Tố Hữu, con đường thơ luôn song hành với con đường cách mạng. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Những sự kiện quan trong trong đời sống chính trị của bản thân, của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng cho thơ Tố Hữu, tiêu biểu là bài thơ Từ ấy. Tố hữu viết bài thơ này vào tháng 7 năm 1938 khi nhà thơ được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Có thể coi đây là lời tuyên thệ, quyết tâm chiến đấu vì lí tưởng cách mạng của người chiến sĩ trẻ tuổi.
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Bài thơ Chiều tối ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: được viết trên hành trình chuyển lao, chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đi nhà lao Thiên Bảo, vào khoảng bốn tháng sau khi Người bị bắt. Tác phẩm là bức chân dung tự họa của con người tù, chiến sĩ Hồ Chí Minh ở thời điểm gian nan thử thách nhất trên con đường cách mạng. Đó là người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, đón nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều mở ra ở cả chiều cao, chiều rộng của không gian và được vẽ bằng những nét phác họa đơn sơ, với những hình ảnh đậm đà sắc màu cổ điển như: “cánh chim” và “chòm mây”, có chút buồn vắng, quạnh hưu những vẫn thanh thoát, ấm áp hơi thở của sự sống.
Qua bức tranh thiên nhiên đó cho thấy nhân vật trữ tình là con người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, vượt lên trên cảnh ngộ tù đày. Dù cổ đang bị deo gông, chân tay bị xiềng xích, thân thể rã rời, mệt mỏi sau một ngày chuyển lao nhưng người tù-người chiến sĩ Hồ Chí Minh vẫn quên đi cảnh ngộ của bản thân mình để ngẩng cao đầu dõi theo một cánh chim chiều bay về tổ, một chòm mây lững lờ trên bầu trời.
Đó cũng là người chiến sĩ có tấm lòng nhân đạo, bao la, yêu thương, quan tâm chia sẻ với con người lao động, một tâm hồn luôn hướng về sự sống và ánh sáng:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Dù vẫn phải tiếp tục chuyển lao trong cảnh trời tối, giá lạnh nơi miền sơn cước nhưng người chiến sĩ ấy đã quên đi nỗi nhọc nhằn của riêng mình, hướng về cuộc sống của người dân lao động với cô gái trẻ nơi xóm núi đang xay ngô và lò than rực hồng đã đỏ để cảm thông, chia sẻ, ấm áp, vui lây niềm vui lao động của con người.
Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng hiện qua bức tranh cảnh vật thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt lao động của con người. Đó là con người ung dung, hoà hợp với thiên nhiên nhưng vẫn luôn trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, hướng về con người, sự sống và ánh sáng, chất thi sĩ và chất chiến sĩ hoà quyện làm một. Đó là người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, đón nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng.
Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều mở ra ở cả chiều cao, chiều rộng của không gian và được vẽ bằng những nét phác họa đơn sơ, với những hình ảnh đậm đà sắc màu cổ điển như cánh chim và chòm mây, có chút buồn vắng, quạnh hiu những vẫn thanh thoát, ấm áp hơi thể sự sống. Bức tranh thiên nhiên đã nói lên nhân vật trữ tình là con người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết vượt lên trên cảnh ngộ tù đày. Đó cũng là người chiến sĩ có tấm lòng nhân đạo, bao la, yêu thương, quan tâm chia sẻ với con người lao động, một tâm hồn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Dù vẫn phải tiếp tục chuyển lao trong cảnh trời tối, con người đã quên đi nỗi nhọc nhằn của riêng mình, hướng về cô gái nhỏ lao động nơi xóm núi xay ngô và lò than rực hồng đã đỏ để cảm thông, chia sẻ, ấm áp, vui lây niềm vui lao động của con người.
Bút pháp khắc hoạ chân dung người chiến sĩ cách mạng: là bút pháp gợi tả, những hình ảnh vừa đậm đà màu sắc cổ điển vừa rất hiện đại. Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng hiện qua bức tranh cảnh vật thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt lao động của con người. Đó là con người ung dung, hoà hợp với thiên nhiên nhưng vẫn luôn trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, hướng về con người, sự sống và ánh sáng, chất thi sĩ và chất chiến sĩ hoà quyện làm một.
Hình tượng người chiến sĩ trong bài Từ ấy của Tố Hữu.
Bài thơ Từ ấy ra đời đánh dấu một một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Tố Hữu. Ngày nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản, đứng vào hàng ngũ những người cách mạng chiến đấu vì một lí tưởng chung, ông đã viết bài thơ này. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ấy, bài thơ đã cho thấy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp làm nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ.
Vào cuối những năm ba mươi của thế kỉ XX cũng như nhiều thanh niên khác, Tố Hữu đã từng:
“Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời”.
(Nhớ đồng)
Trong khi đang bế tắc về đường lối, nhà thơ may mắn hơn nhiều người khác khi sớm bắt gặp lí tưởng Cách mạng và trở thành con người của Đảng. Niềm vui sướng, sự say mê mãnh liệt trong thời khắc quan trọng quyết định bước ngoặt của cuộc đời và sự nghiệp được Tố Hữu diễn tả chân thành trong khổ thơ đầu của bài thơ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Lí tưởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà thơ nhận ra con đường đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật, thơ ca của người chiến sĩ.
Không chỉ có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng Cộng sản, người Người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy còn là người người chiến sĩ có lẽ sống cao đẹp. Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Người chiến sĩ đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp. Nhà thơ tự nhận mình là “con”, “em”, “anh” trong đại gia đình ấy.
Hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy được khắc họa qua cách miêu tả trực tiếp bằng những cảm nhận của nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng, hoặc những lời ước nguyện, lời thề quyết tâm chiến đấu vì lí tưởng chung. Đó là con người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản. Lí tưởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà thơ nhận ra con đường đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ.
Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
Bút pháp khắc hoạ: được khắc họa qua cách miêu tả trực tiếp bằng những cảm nhận của nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng hoặc những lời ước nguyện, lời thề quyết tâm chiến đấu vì lí tưởng chung. Bài thơ làm hiện lên chân dung của một cái “tôi” chiến sĩ không cách biệt, trốn tránh cuộc đời như cái “tôi” thơ mới. Cái “tôi” trong bài thơ Từ ấy trẻ trung, hăm hở, nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cộng sản, sống có trách nhiệm với cuộc đời, với nhân dân đau khổ bị áp bức, với cuộc đấu chung của dân tộc.
So sánh hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ.
Điểm tương đồng:
Hình tượng người chiến sĩ trong bài Từ ấy và bài Chiều tối đều là những người chiễn sĩ nhưng có tâm hồn thi sĩ. Cả hai đều là người chiến sĩ trong thời đại mới kiên cường chiến đấu vì lí tưởng, có tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước những biến thái tinh vi của cuộc sống, có trái tim giàu tình yêu thương, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân dân…
Do được trang bị thế giới quan, nhân sinh quan Cộng sản nên người chiến sĩ trong hai bài thơ còn là những người có cái nhìn biện chứng, lạc quan trước sự vận động của cuộc sống và cách mạng.
Điểm khác biệt:
Ở bài thơ Chiều tối là vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống, một hồn thơ luôn hướng về sự sống và ánh sáng ở những thời điểm thử thách gay go nhất trên hành trình cách mạng. Vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua bút pháp gợi tả với những hình ảnh đậm màu sắc cổ điển. Người chiến sĩ trong bài thơ Chiều tối là người đang trong cảnh ngộ bị giam cầm. Đó là một bậc lão thành cách mạng, từng trải trên con đường đấu tranh có cảm xúc thâm trầm, sâu sắc.
Còn ở Từ ấy, đó là người chiến sĩ có tình yêu mãnh liệt với ý tưởng, có lẽ sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến vì cuộc đấu tranh của dân tộc, giống nòi. Nhân vật trữ tình được khắc hoạ trực tiếp bằng những hình thơ sôi nổi, trẻ trung, tươi mới. Bài thơ Từ ấy là tiếng lòng của người chiến sĩ trẻ tuổi, tinh thần phơi phới lạc quan, đầy nhiệt huyết.
Ý nghĩa của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ.
Đối với đương thời, hình tượng người chiến sĩ trong bài Từ ấy và Chiều tối thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, tư thế hiên ngang bất khuất và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai tất thắng của Cách mạng. Do vậy hai bài thơ không chỉ là tiếng lòng của hai nhà thơ – chiến sĩ mà còn là sự cổ vũ tinh thần to lớn cho các thế hệ người Việt Nam đang đấu tranh để giành độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.
Cho đến hiện nay, mặc dù hai bài thơ ra đời cách đây đã gần 80 năm nhưng khi đọc lại bài thơ, những hình ảnh thơ tươi sáng, giọng thơ đầy nhiệt huyết và nhất là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng kiên cường,giàu tình yêu thương sẽ mãi là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho các thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay và mai sau.
Từ hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ, mỗi chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học có giá trị nhân văn sâu sắc: dù trong hoàn cảnh nào, nhất là những hoàn cảnh khó khăn nhất con người cần phải giữ có ý chí, nghị lực, vượt lên trên hoàn cảnh, hướng về tương lai và những điều tốt đẹp. Đó là sức mạnh tinh thần to lớn để ta có thể chiến thắng bản thân vượt lên trên hoàn cảnh, sống có ích cho bản thân , gia đình và xã hội.
- Kết bài:
Bằng những lời thơ chân thành, tinh tế cả bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh và Từ ấy của Tố Hữu đã dựng lên bức chân dung đẹp đẽ về tinh thần, nhân cách của những người chiến sĩ. Mỗi người mang trong mình những vẻ đẹp riêng, làm phong phú thêm bức tranh tâm hồn của người chiến sĩ. Nhưng đồng thời ở họ còn ánh lên vẻ đẹp chung đó là lòng yêu nước nồng nàn.