Cảm nhận nỗi nhớ thương trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính và Sóng của Xuân Quỳnh

cam-nhan-noi-nho-thuong-trong-bai-tho-tuong-tu-cua-nguyen-binh-va-song-cua-xuan-quynh

Cảm nhận của anh/chị về nét riêng của hai hồn thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh qua việc diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở hai đoạn thơ sau:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.?”

(Tương tư – Nguyễn Bính)

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.

(Sóng, Xuân Quỳnh)

Hướng dẫn làm bài:

1. Điểm chung:

– Cùng thể hiên nỗi nhớ – một cảm xúc đặc trưng của tình yêu.

– Đều đặt nhân vật trữ tình trong mối quan hệ với không gian và thời gian để thể hiện trọn vẹn nỗi nhớ ở mức độ lắng sâu, da diết nhất,

– Đều thể hiện được tác động mạnh mẽ của nỗi nhớ đối với tâm hồn con người.

2. Điểm riêng:

– Đoạn thơ trong Tương tư:

+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “bệnh” khó chữa của kẻ đang yêu.

+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.

+ Sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tha thiết, uyển chuyển

+ Kế thừa những hình thức biểu hiện quen thuộc của ca dao như ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, câu hỏi tu từ, cách dùng đại từ ai…

+ Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi góp phân tạo nên không gian nghệ thuật thôn dã.

– Đoạn thơ trong Sóng:

+ từ quy luật của tự nhiên, tác giả khẳng định quy luật của tâm hồn: nỗi nhớ bao trùm không gian và thời gian, chiếm lĩnh cả tầng sâu lẫn bề mặt.

+ Em bộc lộ nỗi lòng trực tiếp: Lòng em nhớ đến anh. Nỗi nhớ ngự trị cả trong ý thức và tiềm thức.

+ xây dựng cặp hình tượng sóng – em vừa song hành, sóng đôi lại vừa hòa nhập, thống nhất

+ thể thơ năm chữ với nhịp ngắn, liền mạch dễ chuyển tải dòng cảm xúc dạt dào…, âm điệu bài thơ – khổ thơ là âm điệu của sóng – âm điệu của những con sóng lòng nhiều dư ba…

+ Cách nói nghịch lí độc đáo: Cả trong mơ còn thức.

3. Nhận xét:

– Nguyễn Bính dành cả bài thơ để thể hiện nỗi tương tư – câu nào, khổ nào cũng thấm đẫm nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, Xuân Quỳnh chỉ dành một khổ thơ nói về nỗi nhớ, đây cũng là khổ thơ có số câu dôi ra so so với các khổ khác trong bài.( 6 câu/ 4 câu)

– Tương tư thể hiện nỗi nhớ và gương mặt tình yêu của chàng trai nơi thôn dã : vừa e dè, kín đáo lại vừa sâu sắc, mãnh liệt, chân thành. Sóng là bài thơ về tình yêu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu – Trong quá trình biểu hiện gương mặt tình yêu , Xuân Quỳnh đã giãi bày nỗi nhớ vừa dạt dào – sôi nổi, vừa đằm thắm – lắng sâu -da diết – thường trực… như những con sóng ngoài đại dương.

– Đoạn thơ trong Tương tư cho thấy hồn thơ Nguyễn Bính mang nét riêng, không lặp lại khi tìm về cội nguồn thơ ca dân gian để thể hiện nỗi nhớ tình yêu của những chàng trai thôn quê. Đó là chất “quê mùa” đáng yêu của một nhà thơ mới. Đoạn thơ trong Sóng cho thấy hồn thơ Xuân Quỳnh luôn dạt dào, da diết mãnh liệt trong khát vọng tình yêu và hạnh phúc đời thường.

4. Đánh giá:

– Tình yêu là tình cảm rất nhân văn của con người, nỗi nhớ là trạng thái cảm xúc đặc trưng, làm nên sắc thái của tình yêu đôi lứa. Thể hiện nỗi nhớ của tình yêu, các nhà thơ đã thể hiện được chất nhân văn, màu sắc văn hóa trong đời sống tâm hồn con người.

– Những đóng góp, khám phá riêng của mỗi nhà thơ góp phần làm phong phú thêm mảng đề tài tình yêu trong thơ ca; qua đó cũng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người.

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.