canh-binh-dam-tru-dong-hanh-canh-binh-khieng-lon-cung-di-nhat-ki-trong-tu-ho-chi-minh

Cảnh binh đảm trư đồng hành (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi) – Nhật ký trong tù – HỒ CHÍ MINH

Cảnh binh đảm trư đồng hành (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi) – Nhật kí trong tù – HỒ CHÍ MINH

Phiên âm:

Cảnh sĩ đảm trư đồng lộ tẩu,
Trư do nhân đảm ngã nhân khiên.
Nhân nhi phản tiện ư trư tử,
Nhân vị nhân vô tự chủ quyền.

Thế thượng thiên tân hoà vạn khổ,
Mạc như thất khước tự do quyền.
Nhất ngôn nhất động bất tự chủ,
Như ngưu như mã nhậm nhân khiên.

Dịch nghĩa:

Cảnh binh khiêng lợn đi cùng đường,
Lợn thì người khiêng, ta người dắt;
Người lại bị coi rẻ hơn lợn,
Chỉ vì người không có quyền tự chủ.

Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,
Không gì cay đắng bằng mất quyền tự do;
Mỗi lời nói, mỗi hành động đều không được tự chủ,
Mặc cho người dắt như trâu, như ngựa.

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Dịch thơ:

Khiêng lợn, lính cùng đi một lối,
Ta thì người dắt, lợn người khiêng;
Con người coi rẻ hơn con lợn,
Chỉ tại người không có chủ quyền.

Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,
Cay đắng chi bằng mất tự do?
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ,
Để cho người dắt tựa trâu bò!

(Nam Trân)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang