Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong đêm bị trói.
- Mở bài:
– Giới thiệu về chi tiết giọt nước mắt: Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ gần cuối tác phẩm là chi tiết đắt giá khi không chỉ thức tỉnh sức sống, sự phản kháng trong Mị mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao.
- Thân bài:
– Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những biểu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện.
Tình huống:
– Do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở giữa sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền.
– Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng không thành, trong nỗi bất lực, tuyệt vọng đến cùng A Phủ đã khóc.
Ý nghĩa:
+ Giọt nước mắt của A Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề.
+ Giọt nước mắt mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống bên trong con người của Mị.
Tác động của giọt nước mắt A Phủ đối với Mị:
– Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên đã phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí.
– Sống lâu trong sự đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa.
– Trong những ngày A Phủ bị trói đứng ngoài sân, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay.
– Giọt nước mắt của A Phủ có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.
+ Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong tâm lí của Mị:
- Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng như thế.
- Nhớ đến tình cảnh của bản thân, Mị đã đồng cảm sâu sắc với nỗi cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ.
- Mị hiểu sâu sắc hơn cuộc sống đọa đầy của hiện tại cũng như cảm nhận đến tận cùng sự độc ác của cha con thống lí.
- Tấm lòng trắc ẩn bên trong Mị đã thức dậy, Mị đã có hành động vô cùng liều lĩnh, cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Kết bài:
– Chi tiết về giọt nước mắt của A Phủ đều thể hiện được những nỗi đau và sự bế tắc của những người nông dân trong tình cảnh bị đè nén. Đằng sau đó là một niềm khát khao về sự sống, khát khao tự do. Giọt nước mắt của A Phủ cũng đã đánh thức sức sống tiềm tàng bên trong con người Mị, Mị đã giải cứu cho A Phủ đồng thời giải cứu cho chính mình khỏi cuộc sống đọa đầy.
Tham khảo:
Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong đêm bị trói.
- Mở bài:
Với sự nghiệp đồ sộ chứa rất nhiều tác phẩm vô giá, Tô Hoài đã trở thành một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Nằm trong những tác phẩm vô giá đó có một truyện ngắn khá nổi bật mang tên “Vợ chồng A Phủ”. Qua câu chuyện kể về đôi vợ chồng người H’Mông. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa bi kịch của người nông dân – giai cấp có ít tiếng nói – trong xã hội xưa. Khi bị đè nén dưới cường quyền, không những nhân phẩm mà tự do, hạnh phúc của họ cũng bị chà đạp, bị nắm lấy và họ không hề có quyền quyết định. Trong truyện có một chi tiết rất đắt giá, đó chính là giọt nước mắt của A Phủ ở đoạn gần cuối của tác phẩm. Chi tiết này không những đã đánh thức sức sống, sự phản kháng tiềm tàng nằm sâu trong Mị mà còn đem lại những ý nghĩa to lớn khác.
- Thân bài:
Một trong những chi tiết đắt giá nhất ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” chính là giọt nước mắt của A Phủ. Giọt nước mắt ấy không những giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ khốn cùng, sự tuyệt vọng, bất lực khi cái chết đang kè cổ A Phủ. Mà còn là thứ đã đánh thức sức sống tiềm tàng đồng thời cũng là lòng trắc ẩn, khả năng phản kháng tưởng như đã biến mất từ lâu sâu trong con người Mị.
Vốn là một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, cần cù, lao động tốt, nhưng do bản tính thẳng thắn. Không chịu sự ức hiếp của những kẻ cậy quyền nên A Phủ đã đánh nhau với con trai thống lí. Vì thế nên A Phủ bị ép phải làm người ở cho gia đình họ để trừ nợ. Phải sống một cuộc đời không khác gì của con trâu, con ngựa nhưng A Phủ không vì thế mà chán nản, bi quan.
Anh vẫn giữ vững bản chất chăm chỉ của mình, luôn nỗ lực và đem lại cho nhà thống lí không ít lợi lộc. Vậy mà, chỉ vì vô tình để hổ săn mất một con bò của nhà thống lí, A Phủ bị bắt trói đứng ở ngay giữa sân. Không những thế, anh còn bị bỏ mặc giữa những đêm lạnh, bị bỏ đói mất nhiều ngày liền đến nỗi khi Mị nhìn thấy A Phủ. Mị đoán chỉ đêm nay, đêm mai là anh sẽ gặp phải cái chết đầy đau khổ.
Tương tự hoàn cảnh với A Phủ, Mị vốn là một cô gái xinh đẹp. Nhưng, vì nhà quá nghèo, nợ nần nên phải trừ nợ bằng cách sang làm con dâu nhà thống lí. Tưởng như được làm dâu nhà thống lí, vợ của A Sử là sẽ được sung sướng nhưng thực ra, Mị không khác gì người ở đợ là bao, thậm chí còn không bằng con trâu, con bò. Mị luôn phải cắm mặt cắm mũi làm việc cả ngày lẫn đêm. Bị đày đọa quá nhiều và quá lâu, Mị bỗng quen với điều đó và dần dà mất đi khả năng phản kháng. Và rồi, Mị đã chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ khi anh bị trói đứng ngoài sân qua những ngày Mị dậy thổi lửa hơ tay.
Vì đã quá quen với cái cảnh những con người đáng thương bị trói đứng đến chết ở nhà thống lí nên khi thấy A Phủ Mị cũng không có cảm xúc gì, chỉ dửng dưng. A Phủ đã cố gắng tìm cách tự cởi trói thoát thân nhưng không thể nào thực hiện được. Bất lực, tuyệt vọng, giọt nước mắt của người đàn ông trưởng thành, mạnh mẽ ấy đã lăn trên khuôn mặt của anh. Và đúng vào lúc đó, Mị thức dậy thổi lửa thì thấy cảnh tượng đó. Giọt nước mắt đang bò trên hõm má của A Phủ đã khiến nhận thức của Mị có một sự xoay chuyển mạnh mẽ. Nó đã đem lại sự thay đổi to lớn sâu bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.
Thật vậy, giọt nước mắt đó của A Phủ thực sự đã khiến tâm lí Mị thay đổi lớn. Lúc ấy, Mị đã hồi tưởng lại cái cảnh chính bản thân cũng bị trói đứng như vậy, bị dây trói thít chặt, khóc cũng không tài nào lau nước mắt được. Nhớ về hoàn cảnh của bản thân như vậy, Mị đã có sự đồng cảm sâu sắc với A Phủ.
Và từ mối đồng cảm ấy, Mị còn hiểu hơn ai hết cái cuộc sống đầy đọa cũng như sự độc ác của hai cha con nhà thống lí: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết… Chúng nó thật độc ác”. Cảm nhận rõ được sự nguy kịch, khốn khổ đầy tàn nhẫn đang ập lên đầu A Phủ, Mị đoán được rằng cái kết dành cho A Phủ sẽ là cái chết “chỉ đêm nay, đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”.
Vì thế, sâu trong thân tâm Mị, có gì đó đã thức dậy. Đó chính là lòng trắc ẩn. Nhờ tấm lòng yêu thương những người có cùng hoàn cảnh như mình đó. Mị đã liều mình cắt dây cởi trói giúp A Phủ trốn thoát khỏi kiếp đọa đày anh đang phải gánh chịu.
Vậy là, sức sống sâu bên trong Mị đã được đánh thức bởi tiếng sáo và tiếng gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân. Còn sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong con người Mị thì được thức dậy bởi chính giọt nước mắt của A Phủ. Nhờ đó, Mị đã liều lĩnh giải cứu cho A Phủ cũng như giải cứu chính bản thân mình rời khỏi cuộc sống như tù đày. Không một chút tự do để rồi hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn và tươi vui hơn.
- Kết bài:
Giọt nước mắt của A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Giọt nước mắt của a Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề mà còn mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống tiềm tàng, khả năng phản kháng tưởng chừng đã ngủ quên bên trong con người của Mị.
Tham khảo:
Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong đêm bị trói.
- Mở bài.
Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng của người cầm bút. Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong truyện ngắn Vợ chòng A Phủ là một hình ảnh độc đáo, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Thân bài.
Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất là những biểu hiện, chi tiết góp phần xây dựng cốt truyện, đồng thời thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện. Đối với những chi tiết đặc sắc trong tác phẩm, nó cũng có thể chứa đựng những cảm xúc lớn lao và những tư tưởng sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Giọt nước mắt của A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Giọt nước mắt của A Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết cận kề mà còn mang sức mạnh thức tỉnh bởi giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống tiềm ẩn và vẻ phản kháng. đã ngủ quên trong tôi.
A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, lao động giỏi, chỉ vì tranh giành con trai Thống Lí mà A Phủ buộc phải trở thành con nợ cho nhà thống lí. Sống trong kiếp trâu ngựa nhưng A Phủ không bao giờ bi quan về cuộc sống, anh vẫn cố gắng vươn lên, làm lụng vất vả để mang lại lợi ích cho gia đình. Tuy nhiên, do hổ sơ ý vồ mất một con bò của nhà thống lý, A Phủ đã bị trói đứng giữa sân, bỏ đói rét mấy ngày, mà theo cảm nhận của tôi, chỉ đêm nay, đêm mai, người kia sẽ chết. cái chết, cái chết đau đớn.
Cũng như A Phủ, Mị là một cô gái xinh đẹp nhưng nhà nghèo nên phải về làm dâu để trả nợ cho nhà thống lý. Xét về thân phận, Mị là con dâu của Thống Lý Pá Tra, vợ của A Sử, nhưng thực chất, Mị chỉ là một người đầy tớ không hơn không kém, ngày đêm phải làm lụng vất vả như trâu cày. một con ngựa. Sống một cuộc đời dài trong dằn vặt đã khiến tôi mất đi khả năng phản kháng, sống cam chịu như một con rùa bị thui chột trong xó xỉnh. Trong những ngày A Phủ bị trói ngoài sân, đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa cho ấm tay, chính hoàn cảnh ấy đã khiến cho người chứng kiến A Phủ rơi nước mắt. Sống trong nhà thống lí, tôi thường xuyên chứng kiến cảnh những con người bất hạnh bị trói cho đến chết nên lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói ngoài sân, tôi chỉ thờ ơ, vô cảm.
Sau bao nỗ lực tự cứu mình nhưng không thành, trong sự bất lực và tuyệt vọng đến tận cùng, A Phủ đã khóc. Đúng lúc đó Mị dậy thổi lửa hơ tay và chứng kiến cảnh những giọt nước mắt bò trên hõm má của A Phủ. Giọt nước mắt ấy đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của tôi, mang đến những thay đổi lớn lao bên trong người phụ nữ bất hạnh ấy.
- Kết bài:
Như vậy, nếu trong đêm tình mùa xuân, sức sống trong Mị được đánh thức bởi tiếng sáo và tiếng gọi bạn tình, thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức sống tiềm ẩn trong Mị, mà Mị đã giải cứu. cho A Phủ, đồng thời cũng là để tự giải thoát mình khỏi kiếp sống bất hạnh, không có tự do để hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn.