Chương trình địa phương phần Tiếng Việt (đầy đủ) – SGK Ngữ văn 7

chuong-trinh-dia-phuong-phan-tieng-viet-day-du-ngu-van-7

Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

I – NỘI DUNG LUYỆN TẬP

Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6.

1. Đối với các tỉnh miền Bắc.

Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.

2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam.

a) Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, ví dụ: c/t; n/ng.
b) Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi, ví dụ: dấu hỏi/ dấu ngã.
c) Viết đúng tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi, ví dụ: i/iê; o/ô.
d) Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: v/d.

II – MỘT SỐ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP

1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi

Các dạng bài viết:

a) Nghe – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
b) Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.

2. Làm các bài tập chính tả

a) Điền vào chỗ trống:

– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:

+ Điền x hoặc s vào chỗ trống:…ử lí,…ử dụng, giả…ử, xét…ử.

+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ tiêu trong các trường hợp sau đây: tiêu sử, tiêu trừ, tiêu thuyết, tuần tiêu.

– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:

+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (trung, chung)… sức,… thành, thuỷ…,… đại.

+ Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vào chỗ thích hợp: mỏng…, dũng…,… liệt,… trăng.

b) Tìm từ theo yêu cầu:

– Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:

+ Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc bắt đầu bằng tr (cá trắm).

+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi (nghỉ ngơi) hoặc thanh ngã (suy nghĩ).

– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

+ Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên.

+ Tàn ác, vô nhân đạo.

+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết.

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:

+ Đặt câu với mỗi từ: giành, dành.

+ Đặt câu để phân biệt các từ: tắt, tắc.

3. Lập sổ tay chính tả.


* Bài soạn:

Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

I. Nội dung luyện tập

Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

1. Đối với các tỉnh miền Bắc

2. Đối với các tỉnh miền Trung và miền Nam

II. Rèn luyện kĩ năng

Làm các bài tập chính tả:

a. Điền vào chỗ trống:

– xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.

– tiểu sử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu (đi các nơi để xem xét tình hình giặc cướp, gìn giữ)

– chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại

– mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng

b. Tìm từ theo yêu cầu:

– Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc bắt đầu bằng tr (cá trắm)
+ cá chép, cá chuối, cá chim,…
+ cá trắm, cá trôi, cá tra,…

– Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi (nghỉ ngơi) hoặc thanh ngã (suy nghĩ)

+ chỉ, hỏi, mỏi, đỏ, dẻo, giả, đoảng, lỏng, mảnh, phẳng, thoải,…

+ dễ, dẫy, đẫm, rũ, tĩnh, trĩu, ngã,…

– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn: (r, d, gi)

+ Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả tạo.

+ Tàn ác, vô nhân đạo: dã man

+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra hiệu.

c. Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn:

– Chúng ta quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

– Bà luôn để dành cho em những thứ ngon nhất.

– Phải tắt điện trước khi ra khỏi nhà.

– Đường phố Hà Nội luôn tắc đường vào giờ tan tầm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.