Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động – SGK Ngữ văn 7

chuyen-doi-cau-chu-dong-thanh-cau-bi-dong

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. BÀI HỌC:

1. Câu chủ động và câu bị động

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

– Thầy giáo khen Nam.

– Hồng Sơn thích bóng đá. => Câu chủ động.

– Mèo mẹ rất yêu mèo con.

– Nam được thầy giáo khen.

– Con mèo bị con chó cắn. => Câu bị động.

– Thuyền được bác Hai lái ra khơi.

Ví dụ mục (I) Sgk/57.

1a. Chủ ngữ: Mọi người

1b. Chủ ngữ: Em.

– Chủ ngữ trong câu (a) biểu thị người thực hiện một hành động hướng đến người khác – Chủ thể của hành động.

– Chủ ngữ trong câu (b) biểu thị người được hoạt động của người khác hướng vào – Đối tượng của hành động.

Theo em, câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động?

– Câu (a) là câu chủ động; Câu (b) là câu bị động.

Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động?

Câu chủ động:

– Chủ ngữ (chủ thể)  – Động từ ngoại động (hành động) – bổ ngữ (đối tượng).

Câu bị động:

– Chủ ngữ (đối tượng) – vị ngữ.

* Bài tập: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động, câu nào câu bị động?

Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

Lan được mẹ tặng chiếc cặp mới nhân ngày khai trường.

Thuyền bị gió làm lật.

Ngôi nhà đã bị ai đó phá đi.

– Trả lời: Câu (a) là câu chủ động; câu (b,c,d) là câu bị động.

Em thấy để nhận biết câu bị động trong câu thường có những dấu hiệu nào? à Có các từ được, bị.

* Lưu ý:

– Em được nhận phần thưởng trong năm học này.

– Em bé bị té.

Hai câu chủ động.

  • Ghi nhớ

– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

Bài tập (II.1) Sgk/57.

Câu (b) được ưu tiên chọn để điền vào ô trống.

Vì sao em chọn cách viết như vậy?

– Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn tốt hơn: câu trước đã nói về Thuỷ (thông qua chủ ngữ Em tôi), vì vậy sẽ hợp lôgic và sẽ dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ (thông qua chủ ngữ Em).

* Bài tập: Trong hai câu sau, câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động? So sánh hai cách viết ấy?

Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm này được.

Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng châu Âu rất ưa chuộng.

– Trả lời: Câu (b) là câu bị động, cách viết ở câu này tốt hơn vì nó góp phần tạo nên tính liên kết chủ đề theo kiểu móc xích: một số sản phẩm có giá trị – các sản phẩm này.

Vậy mục đích của việc chuyển đổi là gì?

  • Ghi nhớ

Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

II. Luyện tập.

– Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính …

– Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn vinh làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

+ Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo nên sự liên kết giữa các câu trong đoạn.


CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT)

I. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG:

Đọc ví dụ:

+ Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hóa vàng.

+ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm hóa vàng.

+ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng. (Vũ Bằng)

Về nội dung, ba câu trên có miêu tả cùng một sự việc không?

– Cùng nói về một sự việc: cánh màn điều đã được hạ xuống.

Em hãy xác định câu chủ động, câu bị động?

– Câu 1 (chủ động); Câu 2,3 (bị động).

Hãy xác định chủ thể của hoạt động và đối tượng của hoạt động trong câu chủ động?

– Chủ thể: Người ta.

– Đối tượng: Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải.

Nhận xét vị trí của chủ thể và đối tượng của hoạt động?

 Chủ thể đứng trước, đối tượng đứng sau.

Nhận xét tiếp vị trí của chủ thể và đối tượng của hoạt động ở hai câu bị động?

– Câu (2): Đưa đối tượng hoạt động lên đứng trước (đầu câu) và thêm từ “được”

– Câu (3) tương tự như thế và không có từ “được”.

* Khi chuyển câu chủ động thành câu bị động, ta đưa từ hoặc (cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đứng ở đầu câu rồi thêm từ “Bị” hoặc từ “Được” vào sau từ (cụm từ) ấy.

– Cách (2) là cũng đưa đối tượng của hành động lên đứng đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hành động thành một bộ phận không bắt buộc cần phải có trong câu. Không thêm “Bị” hoặc từ “Được”.

Căn cứ vào những ví dụ trên, hãy nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? à

  • Ghi nhớ

– Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
– Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

* Lưu ý câu:

– Bạn em được giải nhất trong kì thi HS giỏi.

– Tay em bị đau.

Có phải là câu bị động không? Vì sao?

– Không, vì chủ ngữ không phải là đối tượng của hoạt động ngoại động tác động vào. Hay nói cách khác không có hoạt động ngoại động tác động chủ ngữ.

Từ đó, chúng ta rút ra được điều gì?

– Không phải câu nào có các từ bị, được cũng đều là câu bị động.

Em hãy chuyển câu chủ động thành câu bị động: “Bà đã dọn cơm”?

– (1) Cơm đã được bà dọn   –   (2) Cơm đã dọn.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1: Chuyển đổi CCĐ thành CBĐ theo hai cách:

Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau?

Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

– Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.

– Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.

Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

– Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.

– Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

* Bài tập 2: Chuyển đổi CCĐ thành CBĐ thêm từ “bị, được”:

 Chuyển đổi mỗi câu chủ động trong bài tập thành hai câu bị động – một câu dùng từ … So sánh cách dùng từ (Câu 2/65).

Thầy giáo phê bình em

– Em bị thầy giáo phê bình

– Em được thầy giáo phê bình.

Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi

– Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi

– Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.

+ Câu bị động dùng được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.

+ Câu bị động dùng bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.

* Bài tập 3: Viết đoạn văn:

Bắt đầu vào học cấp hai, tôi cảm thấy môn Văn rất có ích đối với đời sống con người. Phần kiến thức thầy cô giáo dạy cho chúng tôi rất hay và hữu ích. Bởi vậy trong những khoảng thời gian rảnh, tôi đã bị những tác phẩm văn học cuốn hút. Cũng vì thế mà lũ bạn thường gọi tôi là con mọt sách.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.