nghi-luan-cau-noi-co-chi-thi-nen

Suy nghĩ về bài học từ câu tục ngữ: Có chí thì nên.

Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “Có chí thì nên”Suy nghĩ về bài học từ câu tục ngữ: Có chia thì nên.

  • Mở bài:

Ai cũng muốn đạt được nhiều thành công, gặp nhiều thuận lợi trong lao động và cuộc sống. Nhưng con đường đi tới sự thành đạt lại thường quanh co, khúc khuỷu, nhiều chông gai, thử thử thách, không dễ gì vượt qua được. Để động viên mọi người phải biết kiên trì phân đấu và vững tin vào thắng lợi, ông cha ta đã dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.

  • Thân bài:

“Chí” là ý chí, là sức mạnh tinh thần của mỗi người. Ý chí được biểu hiện ở khát vọng vương lên, tính kiên trì trong hành động, không bao giờ bỏ cuộc hay đầu hàng trước khó khăn, thử thách. “Nên” là chiến thắng, là thành công, là kết quả đạt được như mong muốn. Hiểu đơn giản, “nên” là hoàn thành được công việc , đạt đến mục đích, thu lại kết quả như mong muốn.

Chúng ta đều có ý chí và nghị lực nhưng tùy thuộc vào mỗi người mà nó được thể hiện là mạnh hay yếu. Trong cuộc sống, không có thành công nào tự tìm nó tìm tới chúng ta mà phải trải qua quá trình kiên trì rèn luyện, cần cù lao động “có chí” thì ta mới có thể gặt hái được nhiều thành công. Người có ý chí mạnh mẽ và một nghị lực phi thường sẽ có thể làm nên tất cả. Đó chính là điều mà câu tục ngữ “Có chí thì nên” khuyên chúng ta nên làm.

Thực tế cuộc sống đã cho ta thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Lịch sử dân tộc ta đã trải qua bao cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chúng ta luôn phải thực hiện chiến lược “trường kỳ kháng chiến nhất định tháng lợi”. Từ những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ta đều giành được thắng lợi, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Tất cả đều nhờ ý chí kiên cường, lòng yêu nước nồng nàn của quân và dân ta giúp cho chúng ta có được cuộc sông hòa bình như ngày hôm nay.

Trong đời sống lao động sản xuất, đã không ít lần chúng ta nghe nói đến những người nông dân nghèo từ hai bàn tay trắng mà có thể gây dựng cả một cơ sở sản xuất của riêng mình. Từ miếng đất khô cằn nứt nẻ đã trở thành khu vườn xum xuê cây trái nhờ công người nông dân cố gắng vun trồng, chăm bón. Họ đã tạo dựng được một cuộc sống tốt cho mình và tạo dựng công ăn việc làm cho những người xung quanh. Thành công đó do đâu mà có. Chính là do ý chí kiên trì, cần cù lao động. Chính là do niềm tin vào chính bản thân mình đã giúp họ thành công.

Trong học tập, ý chí kiên trì, nhẫn nại lại càng quan trọng để có được thành công. Ta cứ thử so sánh giữa hai người thông minh như nhau, có cùng điều kiện học tập giống nhau, nhưng một người cần cù, chịu khó, cố gắng học để đạt được những thành tích cao, còn người kia thì không chịu cố gắng, gặp bài khó đã vội nản chí không chịu suy nghĩ. Vậy thì thành công đương nhiên sẽ vui mừng đến gặp người chăm chỉ kia mà không bao giờ chịu làm bạn với người dễ nhụt chí nọ.

Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của từng công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn chưa đủ, phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cộng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thế biến ước mơ thành hiện thực.

Nhưng trong cuộc sống, cũng có không ít người chỉ mới “thấy sóng cả” mà đã “ngã tay chèo”. Không kiên nhẫn trước những thử thách để rồi không thể đạt được những gì mình mong muốn, khiến cho những ước mơ vẫn chỉ là những ước mơ không thực hiện được. Những suy nghĩ đó sẽ khiến cho con người bị tầm thường hóa khiến đất nước ta không thể phát triển giàu mạnh. Nhất là điều đó lại tồn tại trong tư tưởng của tầng lớp thanh niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy mà có lần Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Dào núi và lấp biển
Quyết chí ất làm nên

Việc tu dưỡng, rèn luyện sự bền bỉ của mỗi người phải dược tiến hành thường xuyên liên tục, khi đó ta mới có một ý chí kiên định, mạnh mẽ dẫn dắt ta tới những thành công.

  • Kết bài:

Câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị “Có chí thì nên” nhưng hàm chứa bao điều to lớn, ông cha ta từ kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình đã đúc kết ra để khuyên bảo con cháu hãy vững chí, bền gan, kiên trì trước mọi việc thì sẽ thành công. Bài học đó sẽ là hành trang cho chúng ta – Những người con cháu đời sau – bước vào đời được thuận lợi, vững vàng.

Nghị luận: Suy nghĩ về sức mạnh của ý chí


Tham khảo:

Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói: “Không thầy đố mỳ làm nên”.

  • Mở bài:

Người xưa từng nói:

Ngọc không giũa khống thành ngọc quý
Người không học không biết điều hay”.

Đúng như vậy, con người cần phải học. Nhưng muốn học thì phải có thầy – người truyền đạt cho ta kiến thức. Nhằm khẳng định vai trò và tôn vinh vị trí của người thầy trong xã hội nhân dân ta từng khuyên: “Không thầy đố mày làm nên”.

  • Thân bài:

Đất nước Việt Nam với chiều dài lịch sử văn hóa lâu đời đã có biết bao truyền thống, đạo lý tốt đẹp được hình thành. Trong đó truyền thống “Tôn sư trọng đạo” chắc mọi người ai cũng biết. Thời xa xưa, vì hoàn cảnh đất nước chúng ta không được đến trường. Ngày nay, đất nước độc lập, toàn dân ấm no, chúng ta đã được đến trường như bao người khác. Vào lớp, ta được gặp nhiều bạn học và đặc biệt hơn đó là người thầy – người sẽ theo ta trong đến suốt cuộc đời – người sẽ truyền cho ta những bài học quý giá.

Câu tục ngữ xuất phát từ hoàn cảnh dạy học thời xa xưa. ơ lớp học, Chúng ta chỉ có một người thầy dạy tất cả từ những điều đơn giản nhất đến Tứ thư, Ngũ kinh của thánh hiền. Do đó, sự quan trọng của người thầy có vai trò dẫn dắt, soi sáng cho con đường tương lai của chúng ta sau này.

Chúng ta có thành công hay không là nhờ vào sự dìu dắt, giảng dạy của thầy. Ta không thể phủ nhận công lao to lớn đó. Ý nghĩa câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” hoàn toàn đúng đắn. Còn nhỏ, chúng ta đã được cha mẹ cho đi học ở những trường mẫu giáo. Ở đó, chúng ta được thầy cô chăm sóc tận tình, chu đáo. Cô dạy cho ta ca hát, cách sinh hoạt, hòa đồng cùng tập thể. Quan trọng hơn cô đã dạy cho ta cách viết từng chữ, cách đọc từng câu, cách phát âm từng từ.

Có thể nói thầy cô là những người đầu tiên đã khai mở lòng ta và đưa ánh sáng của tri thức vào đó. Ta càng phải kính trọng và biết ơn những thầy cô đó. Vì họ chính là những người đầu tiên, hướng dẫn cho ta những bước đi đầu tiên và cả những bước đi sau này. Lên cấp hai, hình ảnh thầy cô cũng đa dạng hơn. Ở lớp học, chúng ta có bao nhiêu môn học là ta nhận được sự dìu dắt, thương yêu của bấy nhiêu thầy cô. Có đôi lúc, thầy cô như cha mẹ, như đàn anh dìu dắt đàn em thân yêu của mình. Cũng có nhiều lúc, thầy cô làm cho ta buồn, nghiêm khắc với ta. Đó không phải vì thầy ghét ta mà thầy thương ta.

Sự giận dữ của người thầy luôn là tiếng nói của tri thức và lương tâm. Thầy mắng ta vì mong muốn ta nên người, ta càng phải ghi nhớ công ơn đó. Công lao của thầy cô chắc không bao giờ kể hết. Công lao đó như trời, như biển vì những giọt mồ hôi của thầy cô đã rơi xuống để đem lại sự hiểu biết cho ta. Sự hiểu biết đó có thể lớn, có thể nhỏ nhưng sự chỉ dạy và công ơn của thầy cô là rất lớn, chúng ta cần phải ghi nhớ.

Ngoài những người thầy trong lớp học, thầy của ta còn là những người cha, người mẹ – người đã sinh ra và nuôi chúng ta nên người. Thầy cô cho ta tri thức, cha mẹ cho ta hình hài. Hai công lao đó đều rất to lớn và vĩ đại. Ta không thể phủ nhận được.

Thầy còn có nghĩa là những chú bác công nhân, nông dân, người đã ngày đêm tưới nước, đem lại hạt gạo nuôi sống đời ta. Sau những giờ học căng thẳng hay những giờ làm việc mệt mỏi, chúng ta cần có những bài học tinh thần, đó có thể là những bài hát, những bộ phim. … Nói chung, xung quanh ta tất cả đều đáng cho ta học hỏi, tất cả đều là thầy của ta. Chúng ta phải ghi nhớ công ơn của họ. Vì họ là người truyền cho ta những kinh nghiệm trong cuộc sống và thầy cô sẽ theo ta đến suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, ngày nay cũng có nhiều người không biết kính trọng thầy cô, phủ nhận công lao giảng dạy của thầy cô. Những học sinh đó thật đáng lên án. Hay những người đã thành tài mà lại xem thường thầy cô của mình. Những hành vi đó cần phải được trừng trị.

Nhớ ơn thầy cô, ta không chỉ nói bằng lời mà phải thực hiện bằng hành động cụ thể. Hằng năm, vào ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) chúng ta lại hướng về thầy cô thân yêu của mình. Dâng tặng lên thầy cô những món quà. Đó chính là thành tích học tập của chúng ta. Thầy cô không cần gì ngoài sự thành công mà thầy cô mong nơi ta. Ta càng phải cố gắng thực hiện vì Bác hồ đã dạy:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí át làm nên”.

Chúng ta hãy noi theo gương Bác. Như Mạc Đĩnh Chi ngày xưa, tuy điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn không đủ để cậu đến trường nhưng với tinh thần hiếu học cậu đã làm được những gì tưởng chừng không thể.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể học thêm ở bạn của mình những điều hay vì “Học thầy không tày học bạn”. Câu tục ngữ không phải phủ nhận đi công lao của Thầy mà là gợi mở cho ta một phương pháp học tập khác. Bạn bè cùng lứa tuổi, cùng suy nghĩ dễ dàng trao đổi kiến thức cho nhau.

Chúng ta cần phải học không vì một lý do nào khác, chỉ vì niềm kỳ vọng của Bác ở ta: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu dược hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Muốn sang thi bấc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Chúng ta phải làm theo câu ca dao trên. Phải biết kính trọng, thương yêu và ghi nhớ công ơn của thầy cô như ý nghĩa của câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

  • Kết bài:

Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” nêu cao tầm quan trọng của người thầy. Nó nhắc nhở chúng ta phải kính yêu thầy cô giáo của mình. Thầy rất quan trọng đôi với ta, thầy đem đến cho ta sự thành đạt, thành công trong cuộc sống.

Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn

3 bình luận trong “Suy nghĩ về bài học từ câu tục ngữ: Có chí thì nên.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang