Giải thích câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên

khong-thay-do-may-lam-nen-giai-thich-y-nghia-cau-tuc-ngu (1).jpg

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.

  • Mở bài:

– Biết quý trọng tri thức và tôn kính người thầy dạy mình không chỉ là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay mà còn là lẽ soogns của mỗi con người. Bàn về vai trò của người thầy, tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Đó là một lời khuyên đúng đắn và sâu sắc.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

“Thầy”: là những người chỉ dạy cho chúng ta những bài học hay, giúp ta hoàn thiện kiến thức và nhân cách của mình.

“Làm nên”: là hoàn thành tốt công việc, tạo nên những điều hữu ích, có ý nghĩa đối với bản thân và cuộc sống.

→ Ý nghĩa: “Không thầy đố mày làm nên” có nghĩa là không có người thầy chỉ bảo, dạy dỗ thì người học trò không làm nên được điều gì, không thể trở thành người tốt và làm được điều hữu ích cho xã hội.

2. Vai trò của người thầy đối với thành công của học trò.

– Thầy là người truyền dạy cho chúng ta kiến thức. Qua người thầy, chúng ta mới hiểu biết cặn kẽ kiến thức có trong sách vở, từ đó vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

– Thầy là người giúp ta hoàn thiện bản thân, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp, trở thành người có ích cho xã hội.

– Thầy là người chỉ dạy chúng ta xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

– Thầy là tấm gương sáng để chúng ta noi theo và sửa mình.

3. Những người thầy đạo cao, đức trọng cao cả, sáng người về sự mẫu mực.

– Thầy Chu Văn An – giáo dục được nhiều học trò giỏi, trọn đời giữ gìn khí tiết thanh cao mẫu mực.

– Thầy nguyễn Ngọc Ký – vượt qua nghịch cảnh trở thành người thầy ưu tú. Thầy Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng ngời về ý chí vươn lên, nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan chiến thắng nghịch cảnh.

4. Rút ra bài học nhận thức và hành động:

– Thầy là người có tác động rất lớn đối với sự thành công của mỗi con người.

– Chăm chỉ học hỏi và luôn luôn kính trọng người thầy.

  • Kết bài:

“Không thầy đố mày làm nên” là một lời khuyên sâu sắc, thể hiện sâu sắc truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta; đồng thời có giá trị định hướng về phương pháp học tập, giúp con người vươn tới thành công.


* Dàn bài chi tiết:

  • Mở bài:

“Tôn sư trọng đạo” vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong bất kì thời đại nào, người thầy đều đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục. Nhằm khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo, tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

“Thầy” là người truyền dạy tri thức, giáo dục nên nhân cách, nhân phẩm của con người.

“Làm nên” ở đây có nghĩa là làm nên thành quả, có được công danh, sự nghiệp, sự thành đạt.

Ý nghĩa: Nếu không có người thầy dạy dỗ, chỉ bảo thì người học trò không thể nào làm được những gì lớn lao. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày”, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

2. Tại sao người thầy có vai trò quan trọng trong sự nghiệp của người học trò?

– Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.

– Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”.

– Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò.

– “Thầy dạy tốt, trò học tốt” thì làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lý làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.

  • Kết bài:

– Biết ơn, yêu kính thầy cô là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta. Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.