dac-diem-cua-ngon-ngu-noi-va-ngon-ngu-viet

Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói :

 1. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau.

 2. Về ngữ điệu :

  – Rất đa dạng về ngữ điệu.

  – Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.

  – Phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu, ánh mắt, cử chỉ…

 3. Về từ ngữ, câu :

  – Từ ngữ: đa dạng.

  – Câu : tỉnh lược, đôi khi rườm rà vì không được gọt giũa.

 * Phân biệt giữa nói và đọc :

  – Giống : cùng phát ra âm thanh.

  – Khác :

   + Đọc : lệ thuộc vào văn bản.

   + Nói : Vận dụng cử chỉ, ngữ điệu để diễn cảm.

II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết :

 1. Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác.

 – Người viết, người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản.

 – Người viết có điều kiện suy ngẫm, gọt giũa, còn người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo.

 2. Được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu, hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ…

 3. Từ ngữ, câu :

  * Từ :

   – Lựa chọn, thay thế -> chính xác.

   – Tùy vào PCNN mà sử dụng từ ngữ phù hợp.

   – Tránh dùng các từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương…

  * Câu : Được sử dụng các câu dài, nhiều thành phần, được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

 III. Luyện tập :

 1. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết :

  – Thuật ngữ của các ngành khoa học : vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học…

  – Việc tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.

  – Việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày ( Một là, hai là…) để đánh dấu các luận điểm.

  – Việc dùng dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép…

 2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói

  – Các từ hô gọi trong lời nhân vật : Kìa, Này,…ơi, nhỉ…

  – Các từ tình thái trong lời nhân vật : Có khối…đấy, đấy, thật đấy…

  – Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói : có khối, nói khoác, sợ gì…

  – Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ : cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít,…

 3. Sửa lại câu :

  a. Bỏ các từ thì, đã; thay hết ý bằng rất

  b. Thay vống lên bằng quá mức thực tế, thay đến mức vô tội vạ bằng một cách tùy tiện và bỏ từ như.

  c. Câu văn tối nghĩa : cần bỏ các từ khẩu ngữ như sất và viết lại câu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang