dac-diem-va-gia-tri-cua-ca-dao

Đặc điểm và giá trị của ca dao

Đặc điểm và giá trị của ca dao.

1. Ca dao là gì?

Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

Ví dụ:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

2. Những đặc điểm cơ bản của ca dao.

a. Nội dung thể hiện.

– Ca dao diện tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hồ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó, có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

Ví dụ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

* Lưu ý: Khác với thơ trữ tình trong văn học viết (nhân vật trữ tình mang đậm dấu ấn cá nhân người viết), trong ca dao, tình cảm, tâm trạng và cách bộc lộ nội tâm của các kiểu nhân vật trữ tình mang tính chất chung của giới tính, địa phương,… Trong cái chung đó, mỗi bài ca dao lại có cái riêng độc đáo sáng tạo. Bất cứ người nào, nếu thấy bài ca phù hợp đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng lòng mình. Vì vậy, tìm hiểu một bài ca dao cụ thể, cần đặt nó vào nhóm tác phẩm cùng chủ đề và theo hệ thống (kiểu nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,…). Làm như vậy có nghĩa là dựa vào cái chung để hiểu cái cụ thể và từ cái cụ thể để hiểu cái chung của kho tàng ca dao Việt Nam.

b. Hình thức nghệ thuật.

– Về thể loại: Các bài ca dao thường sử dụng thế lục bát. Thơ lục bát (6-8) là thể thơ thuần Việt, có khả năng phản ánh và diễn tả những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt. Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm người Việt. Đặc điểm của thể thơ này được thể hiện rõ qua các phương diện sau:

– Số câu, số tiếng:

+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

+Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở cầu tám tiếng.

+ Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài,

– Cách gieo vần:

+ Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng tám tá theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của da sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

– Phối thanh:

+ Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám ph là bằng.

+ Những câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

+ Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc.

– Nhịp và đối trong thơ lục bát:

+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2/4; Nhịp 3/3; Nhịp 2/2/4; Nhịp 4/4 (thông thường là nhịp chẵn).

+ Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

* Lưu ý:

– Trong ca dao, cũng có một số bài sử dụng thể thể thơ lục bát biến thể. Lục bát biến thể không tuân theo luật thơ lục bát thông thường:

+ Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

+ Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc.

+ Gieo vần: Có thể gieo vần trắc.

+ Nhịp: Cách ngắt nhịp có thể thay đổi.

Ví dụ:

“Đứng bên ni đồng, ngó bên tỉ đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tệ đồng, ngó bên ni đông, cũng bát ngát mênh mông,
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn năng hồng ban mai”.

– Về ngôn ngữ:

+ Ca dao đã vận dụng rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là thứ ngôn ngữ rất giản dị, đẹp đẽ và trong sáng để diễn tả được tâm hồn đa dạng phong phú của con người.

+ Trong ca dao, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ của đời sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày.Vì sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày nên ca dao sử quyến rũ mạnh với nhân dân lao động. Đó là vẻ đẹp của sự chân thực, giản dị. Ca dao và thể dễ đi vào lòng người hơn.

+ Có nhiều bài ca dao có mang tính nghệ thuật và giàu sức biểu cảm cao, ngôi ngữ trong các bài ca dao ấy được trau chuốt, tinh luyện dựa trên ngôn ngữ dân tộc.

– Về kết cấu:

– Ca dao chính là kết cấu ngắn ngon, có sử dụng lối đối đáp và công thức truy Sống Kết cấu ngăn ngọn chính là một bài ca dao có khi chỉ từ hai đến bốn dòng thơ – 2 cặp lục bát).

+ Một số kết cấu thường gặp trong ca dao:

  • Kết cấu đối đáp.
  • Kết cấu tầng bậc.
  • Kết cấu đối lập….

– Thời gian và không gian nghệ thuật:

+ Thời gian nghệ thuật: Thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng “bây giờ, hôm nay”.Thời gian quá khứ gần “chiều, sáng, đêm, ngày xuân, ngày hè” (ước lệ, công thức).

+ Không gian nghệ thuật: Không gian gần gũi, bình dị quen thuộc với con người:Dòng sông, con thuyền, cái câu, bờ ao, cây đa, mái đình, ngôi chùa, cánh đồng, con đường, trong nhà, ngoài sân, bên khung cửi…

+ Mối quan hệ thời gian và không gian.

  • Quan hệ chặt chẽ.
  • Gắn với nhân vật trữ tình: bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình.

– Một số biểu tượng trong ca dao:

+ Cây trúc, cây mai: tượng trưng đôi bạn trẻ, tình duyên.

+ Hoa nhài (hoa lài) là loài hoa đẹp, quý bởi hương thơm.Tượng trưng thuỷ chung, tình nghĩa, cái đẹp cái duyên bên.

+ Con bống, con cò:(người thiếu nữ, thiếu phụ, hình ảnh cả trai, lẫn gái.Diễn đạt nỗi cực khổ vất vả.

– Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao.

+ Để diễn tả sinh động những cung bậc tình cảm, cảm xúc của con người, ca dao sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ có giá trị, trong đó so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa được sử dụng phổ biến. Ví dụ:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn năng hồng ban mai.

→ Biện pháp so sánh.

3. Giá trị của ca dao.

a. Ca dao chứa đựng giá trị nhân văn cao cả.

– Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng khẳng định vai trò của ca dao trong đời sống tinh thần của con người: “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homerợ đến Kinh Thị. đến ca dao Việt Nam, thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế”. Có thể nói, ca dao là một sản phẩm trí tuệ một sản phẩm trí tuệ của quần chúng nhân dân lao động giàu giá trị nhân văn.

Chất nhân văn trong ca dao gắn với quan niệm về con người của người ) dân, thể hiện ý thức và tình cảm của người bình dân, gắn với một quan niệm khoẻ, lành mạnh, trong sáng của chính người lao động. Là quá trình tự nhận thức bản thân của người bình dân trong hoàn cảnh cuộc sống vất vả, chịu đựng nhiều nỗi bị bình, tủi nhục, đắng cay vẫn giữ được bản chất tốt đẹp, tình nghĩa đậm đà.

– Chất nhân văn thể hiện sâu sắc trong nội dung các sáng tác ca dao dân ca Vi Nam ca dao diễn tả rất phong phú cung bậc tình cảm, cảm xúc của con người như: tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm, tình yêu đôi lứa, tình bạn, tình nghĩa thầy trò….

+ Tình yêu quê hương: niềm tự hào, thiết tha trước vẻ đẹp độc đáo, sự giàu có của mọi miền quê đất Việt:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô …” .

+ Nỗi nhớ tha thiết quê nhà và người thương, tình làng nghĩa xóm:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

+ Tình cảm gia đình với nhiều mối quan hệ, nhiều cung bậc tình cảm: biết ơn, kính trọng phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, chung thủy keo sơn gắn bó trọn đời giữa vợ chồng, tình cảm anh em như thể tay chân, yêu thương đùm bọc,…

“Công cha như núi ngất trời.
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”.

+ Kính trọng, biết ơn thầy cô, tình nghĩa bạn bè chia ngọt sẻ bùi, giúp nhau trong hoạn nạn,…

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

+ Sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc với những cuộc đời, số phận bất hạnh…

“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,
Ông ơi! ông vớt tối nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.

+ Đả kích, phê phán sâu cay những thói hư, tật xấu, những tầng lớp, giai cấp quá lại, cường hào độc ác …trong xã hội cũ.

“Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn”.

b. Giá trị của ca dao trong đời sống hiện nay.

– Các cung bậc tình cảm, cảm xúc trong ca dao phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn, Nha vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Tình cảm, cảm xúc trong ca dao thường gắn liền với nghĩa tình, thủy chung son sắt,… Đó cũng chính là tấm gương phản chiếu truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc từ ngàn đời nay.

– Hiện nay, cuộc sống trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, không tránh khỏi lối sống thực dụng, chạy theo vật chất, Người phụ nữ ngày càng được bình đẳng với nam giới song vẫn chưa hết những cảnh ngộ éo le. Những cung bậc tình cảm, cảm xúc nói chung, tình yêu đôi lứa nói riêng trong các bài ca dao luôn hiện diện và chảy trong huyết mạch của những người dân Việt là lời nhắc nhở thấm thía về tình yêu thương, lối sống trọng tình nghĩa, thủy chung, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

– Ca dao còn là nguồn mạch, cơ sở nuôi dưỡng văn học viết và các loại hình nghệ thuật (đặc biệt là thơ ca, âm nhạc).

4. Kết luận.

– Ca dao Việt Nam đã chiếm một phần quan trọng không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người Việt, trở thành một mảnh ghép của hồn Việt, một mảnh ghép cổ xưa, chân thành, mộc mạc mà sâu sắc, dạt dào… Chính vì lẽ đó, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã khẳng định giá trị to lớn của cả dao đối với con người Việt Nam: “Ca dao là tấm gương tâm hồn dân tộc”.

– Có thể nói ca dao Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang