Ý nghĩa những câu hát về quê hương, đất nước, con người

y-nghia-nhung-cau-hat-ve-que-huong-dat-nuoc-con-nguoi

Chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người trong ca dao

1. Hoàn cảnh sáng tác

Những câu hát về tinh yêu quê hương, đất nước và con người thường được quần chúng nhân dân sáng tác trong quá trình lao động, sản xuất và giao lưu văn hóa ,sinh hoạt cộng đồng. Trong những khi đi làm ăn, sinh sống xa quê hưcmg, lưu lạc nơi đất khách, quê người,… họ cất lên tiếng hát để bộc lộ niềm thương nhớ, hoặc để thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về quê hương, đất nước, về những con người đã có công lao xây dựng đất nước, quê hương…

2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước và con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về cảnh trí, về hình thể, về lịch sử văn hóa cùa từng địa phương, từng địa danh.

Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, là sự gắn bó sâu nặng, sự trân trọng, tự hào về phong cảnh nên thơ, về truyền thống lịch sử hào hùng, nền văn hiến lâu đời của quê hương, đất nước cũng như về những con người giản dị mà duyên dáng, cần cù, dũng cảm, anh hùng đã làm nên một đất nước vẻ vang, rạng ngời.

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước và con người thường sử dụng một số hình thức nghệ thuật quen thuộc trong ca dao – dân ca truyền thống như dùng hình thức đối đáp, thử tài để hỏi dáp về các địa danh, hoặc sử dụng mô típ quen thuộc như rủ nhau, làng ta, quê ta… để gợi được sự đồng cảm ở người đọc. Ngoài ra, các câu hát này còn sử dụng các phép tu từ đặc sắc như điệp từ, so sánh, hoặc dùng câu hỏi tu từ, từ dịa phương để tạo được sắc thái biểu cảm riêng… Thể thơ quen thuộc trong các bài ca này là lục bát, lục bát biến thể hoặc song thất lục bát.

Những câu hát vé tình yêu quê hương đát nước và con người có nội dung và hình thức thể hiện rất phong phú, đa dạng. Mỗi vùng quê, mỗi miền đất lại có những bài ca về phong cảnh, về địa danh, về con người của mình với một vẻ đẹp và bản sắc dộc đáo, riêng biệt. Nhưng dù có nội dung và hình thức thể hiện khác nhau, các bài ca ấy đều thấm đẫm tình cảm yêu mến, gắn bó thiết tha, sâu nặng của người dân lao động dối với quê hương, xứ sở rất đỗi thiêng liêng của mình.

II. Phân tích ý nghĩa:

1. Bài ca dao thứ nhất:

– Ở đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?… 

– Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. 

Nội dung: Bằng lối hát dao duyên dối đáp mềm mại, người nông dân xưa qua việc thử thách tài nghệ của nhau đã thể hiện niềm tự hào lớn lao về những địa danh, cảnh đẹp, di tích của quê hương đất nước mình.

Nghệ thuật: lối hát dao duyên đối đáp ngắn gọn, trôi chảy, thể thơ lục bát uyển chuyển.

2. Bài ca dao thứ hai:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này? 

Nội dung: Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của những cảnh đẹp của quê hương đồng thời thể hiện lòng biết ơn sâu sắc công lao cha ông nhưng cũng vừa nhắc nhờ thế hệ mai sau phải biết tiếp nối truyền thống cha ông giữ gìn, bảo vộ và dựng xây non nước.

Nghệ thuật: Thể thơ lục bát uyển chuyển, câu hỏi tu từ.

Bài ca dao thứ ba:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…  “

Bài ca dao dược viết lên dưới con mắt của một du khách đang khám phá vẻ đẹp cửa Huế. Xứ Huế hiện lên thật mơ mộng qua từ láy gợi tả “quanh quanh”, qua tính từ và biện pháp so sánh “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. “Quanh quanh” gợi hình ảnh một con đường uốn lượn quanh co mềm mại như một dải lụa. Xung quanh cảnh vật biếc xanh hữu tình, tràn đầy sức sống.

Khám phá ra vẻ đẹp xứ Huế, tác giả dân gian vừa thấy tự hào vừa thấy ngỡ ngàng trước cảnh thực mà như họa sĩ nào đã tạo dựng nên. Hơn thế nữa hành trình khám phá của du khách thật bất ngờ. Những cảnh non nước hữu tình của Huế chỉ hiện ra sau một dặm dường dài dài uốn lượn. Thực lòng đến Huế và ham thích vẻ đẹp của Huế con người cũng phải cất công đến chiêm ngưỡng.

Bài ca dao thứ tư:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Nội dung: vẻ đẹp quê hương và nỗi than thân trách phận của người con gái.

Nghệ thuật: lục bát biến thể, đảo ngữ, so sánh,..

Một số bài ca dao có hình thức kết cấu hai vế đối đáp:

– Em đố anh dầu chi là dấu không thắp?
Bắp chi lả bắp không rang?
Than chi là than không quạt ?
Bạc chi là bạc không mua?

– Nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp
Bắp mồm bắp miệng là bắp không rang
Than hỡi than hời lả than không quạt
Bạc tình bạc nghĩa không đổi không mua.

Các bài ca dao bắt đầu bằng từ “Rủ nhau…”

– Rủ nhau lên núi đốt than
Chồng mang quang gánh, vợ mang quang dành
Cùi than nhem nhuốc với tình
Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên.

– Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

* Các bài ca dao có dùng đại từ “ai”:.

– Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn.

– Ai về nhớ mái Đình Hòa
Nhớ cau Hồ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lưu Khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.


LUYỆN TẬP

Câu 1. Trả lời ngắn

  1. Chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường sử dụng thể thơ nào?
  2. Tình cảm chung được thể hiện trong bốn bài ca là gì?
  3. Bài ca thứ nhất sử dụng hình thức nào thường gặp trong hát múa giao duyên?
  4. Cụm từ “rủ nhau” được sử dụng ở câu mở đầu trong bài ca thứ hai có tác dụng như thế nào?
  5. Đại từ “ai” trong bài ca thứ ba là dùng để chỉ ai?
  6. Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao thứ tư là vẻ đẹp như thế nào?

Câu 2. Hãy sưu tầm một số bài ca dao nói về cảnh vật và Con người ở địa phương em.

Câu 3. Bài ca dao thứ ba còn có các dị bản như sau:

– Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

– Đường vô xứ Quảng quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Em hãy giải thích vì sao có hiện tượng dị bản như thế? Ý nghĩa của hiện tượng này?

Câu 4. Về bài ca dao thứ tư :

Có ý kiến cho rằng có thể tách bài ca dao này thành hai phần riẽng biệt (hai dòng đầu và hai dòng cuối) vì chúng có nội dung, hình thức độc lập và khác biệt nhau. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 5. Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của Hà Nội trong bài ca dao sau:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vỗ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Câu 6. Theo em, việc đưa các từ địa phương “vô”, “ni, tê” vào bài ca dao thứ ba và bài ca dao thứ tư có tác dụng gì?

Câu 7. Qua các bài ca dao đã học, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam ? Hãy nêu những suy nghĩ của mình trong một đoạn văn ngắn.

Cáu 8. Trong ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài nói về sản vật đặc sản của quê hương như:

– Ai về Hà Tĩnh thì vé
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn

– Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hể Bái, nhớ cà Đan Nê

– Nhớ dừa Quảng Hán, Lưu Khê.
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê quán Lào

– Gừng nào cay bằng gừng Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri

Từ các bài ca dao trên, em hiểu gì về cách định nghĩa về lòng yêu nước của nhà vẫn Nga I. Ê-ren-bua “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trờ nên lòng yêu Tổ quốc.”

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.