»» Nội dung bài viết:
Dàn bài phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.
- Mở bài:
– Tô Hoài là cây bút luôn tìm và khám phá ở nhiều đề tài: thiếu nhi, dân nghèo, miền núi. Sáng tác của ông giàu chất thơ, thể hiện sự hiểu biết về đời sống, phong tục miền núi. Lối kể chuyện sinh động, hấp dẫn. Tô Hoài có khả năng phân tích tâm lí nhân vật tinh tế.
– “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1952), là kết quả chuyến đi thực tế 8 tháng trên Tây Bắc của nhà văn. Tác phẩm phản ánh cuộc sống khổ cực, tăm tối của đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị của phong kiến miền núi và thực dân. Đó là quá trình vùng lên tự giải phóng mình khỏi ách kìm kẹp, áp bức của bọn thực dân và chúa đất.
– Nhân vật Mị là biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.
- Thân bài:
1. Mị vốn là một cô gái có những phẩm chất tốt đẹp.
– Mị là cô gái trẻ, đẹp, tài hoa: Trước khi về làm dâu của nhà thống lý Pá Tra, Mị là một người con gái dân tộc Mông hồn nhiên và trẻ trung. Cô có tài thổi sáo giỏi, thổi kèn cũng hay như thổi sáo, khiến bao nhiêu chàng trai mê đắm. Có bao nhiêu người mê, ngày đêm đi theo Mỵ “đứng nhẵn vách buồng nhà Mỵ”
– Mị đã từng yêu và được yêu, luôn khao khát theo tiếng gọi của tình yêu
– Cô còn là một người con hiếu thảo, biết bố nợ nhà thống lý cô sẵn sàng làm năng ngô trả nợ thay bố. Mị chăm chỉ làm việc và ý thức cao giá trị của cuộc sống tự do.
→ Mị mang nét đẹp truyền thống, tiêu biểu của các cô gái dân tộc. Cô có đủ phẩm chất được sống hạnh phúc. Tâm hồn Mỵ đầy ắp ước mơ.
2. Mị là cô gái có số phận khổ đau, bất hạnh.
– Vì bố mẹ không trả nổi tiền thống lí Pá Tra, Mỵ phải trở thành con dâu gạt nợ chịu tủi nhục, cực khổ.
– Bị đối xử chẳng khác nào nô lệ, bị đánh đập, trói đứng cả đêm, suốt ngày quần quật làm việc → Mị bị vắt kiệt sức lao động, đọa đày thể xác.
– Với Mị, phận là dâu nhưng thân là con ở, kiếp là kiếp tôi đòi nô lệ, thậm chí còn không được bằng con hầu bởi con hầu con ở còn có công xá, còn dâu gạt nợ thì là con ở không công muôn đời, bị đặt vào núi những công việc.
– Thậm chí, Mị còn nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa.
– Mị không mong đợi điều gì, cũng chẵng còn ý niệm về thời gian, không gian. “suốt ngày lùi lũi như con rùa xó cửa” → Thân phận nghèo khổ bị áp bức.
– Cái buồng Mỵ ở kín mít ,cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng ,không biết là sương hay nắng” → căn buồng Mỵ gợi không khí nhà giam .
→ Mị mất hết cảm giác, thậm chí mất hết ý thức sống, sống mà như đã chết.
3. Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của nhân vật Mị.
* Lần 1: lúc mới làm con dâu gạt nợ:
– Mỵ định ăn lá ngón tự tử ( ý thức về đời sống tủi nhục của mình) à không chấp nhân cuộc sống đó .
– Tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát , là khẳng định lòng ham sống ,khát vọng tự do của mình
* Lần 2: trong đêm tình mùa xuân:
– Đêm tình mùa xuân, một lần nữa khát vọng sống lại trỗi dậy.
+ Không gian đêm tình mùa xuân: thiên nhiên, sự chuẩn bị của con người.
+ Tâm trạng Mị: ngồi nhẩm thầm bài hát, uống ừng ực từng bát rượu. Mị say lịm mặt nhưng lòng thì sống về ngày trước. Lòng ham sống ,niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi được đánh thức.
+ Khi bị A Sử trói lại Mị vẫn ngân nga theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu, nhưng rồi cô chợt tỉnh và trở về với hiện thực đau xót.
+ Mị như có 2 con người:
- Con người thể xác: từ từ bước vào trong buồng “như một cái máy”.
- Con người tinh thần: đột nhiên vui sướng như ngày tết.
– Ý thức về hiện tại: A Sử không có lòng, Mị muốn chết,…. Quá khứ thôi thúc Mị phản kháng.
+ Hành đông “sắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, cuốn tóc, lấy váy đi chơi,…”, hành động đột biến nhưng vẫn nằm trong tính cách nhân vật thống nhất với hành động khóc mấy tháng ròng và hành động ăn lá ngón đã có từ ban đầu.
+ Bị trói đứng ở góc nhà: Mị không biết mình đang bị trói vẫn nghe tiếng sáo (tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc trò chơi).
→ Khát vọng, hạnh phúc quá mãnh liệt nó át đi nỗi đau đớn về thể xác. Đó là sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong tâm hồn Mị mà ngày thường bị che lấp đi và nó chờ cơ hội để bùng lên.
– Mị vùng bước đi, dây trói nhắc Mị về thực tế phũ phàng. Tiếng sáo thay bằng tiếng chân ngựa, đau đớn tủi nhục Mị ngẫm “thân mình không bằng con ngựa”. Tiếng sáo gọi bạn làm Mỵ nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp trong quá khứ. Mỵ lấy rượu ra uống “ừng ực từng bát một” như uống những khao khát, ước mơ, căm hận vào lòng. Mỵ cảm thấy “phơi phới đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”à thắp sáng niềm tin ,giã từ bóng tối. Mỵ lấy váy áo định đi chơi nhưng ngay lập tức bị A Sử ûtrói vào cột nhà, nhưng vẫn thả hồn theo cuộc vui .
→ Qua đoạn văn ta thấy khát vọng tự do của Mị thật mãnh liệt. Nó biểu hiện một sự phản kháng không lời mà quyết liệt để chống lại chốn ngục thất tinh thần đã giam hãm Mị bao mùa xuân. Hạnh phúc vừa lóe lên đã bị vùi dập một cách tàn nhẫn, đó là bi kịch của người phụ nữ bị đèn nén, là tiếng than của bao người phụ nữ trong xã hội xưa.
* Lần 3: trong đêm cởi trói cứu A Phủ và chạy theo A Phủ:
– Tâm trạng của Mị khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói:
+ Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, bị hành hạ có nguy cơ chết, lúc đầu Mỵ không quan tâm “dù A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi” → hình ảnh quen thuộc đã làm tê liệt tình cảm của Mị.
+ Sau đó: thấy một dòng nước mắt, Mị nhớ lại cảnh mình bị trói “nước mắt rơi xuống mà không lau đi được” → Mỵ xúc động, thương mình, thương người, đồng cảm với người cùng cảnh ngộ.
+ Nhận thấy tội ác của nhà thống lí: nó bắt trói mình, A Phủ người đàn bà ngày trước → ba số phận cùng cảnh ngộ, thấy được tình cảnh của A Phủ, cái vô lí mà A Phủ phải chịu đó là tương lai không lối thoát, sống như đã chết. Mỵ không sợ chết.
+ Lúc này Mị “làm sao Mị không sợ” và Mị đã cắt nút dây mây cởi trói giải thoát cho A Phủ → Hành động tự phát bất ngờ nhưng là kết quả của quá trình bị đè nén, áp bức.
+ Đứng lặng trong bóng tối , rồi chạy theo A Phủ cùng trốn khỏi Hồng Ngài à hành động mang tính tự phát .
+ Biểu hiện cao nhất mãnh liệt nhất của niềm khát khao tự do → Hành động hợp quy luật “tức nước vỡ bờ” song lại logic với tính cách nhân vật.
→ Quá trình phát triển tính cách phong phú, phức tạp. Cởi trói cho A Phủ cũng chính là cởi trói cho cuộc đời mình . Chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khát được sống cuộc sống con người, nhẩn nhục và phản kháng là hai mặt mâu thuẫn trong con người Mỵ, Cuối cùng tinh thần phản kháng, khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng .
– Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi, mong cầu một cuộc sống tự do, bình đẳng. Qua cuộc đời và số phận của nhân vật Mị, nhà văn khẳng định: mọi thế lực đen tối không thể vùi dập được khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Nhà văn trân trọng nâng niu giấc mơ hạnh phúc của người lao động. Họ sẽ vùng lên tự giải phóng cuộc đời mình. Đó cũng là cái nhìn biện chứng về cuộc sống con người sau Cách mạng.
3. Giá trị tư tưởng, giá trị nhân đạo của tác phẩm :
– Phản ánh cuộc sống cơ cực , bị đè nén bởi áp bức nặng nề của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến câu kết thực dân Pháp .
Mở ra lối thoát cho nhân vật vùng lên làm CM, xóa bỏ chế độ PK – gắn cuộc đấu tranh tự giải phóng cá nhân với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc.
→ Qua việc khắc họa nhân vật Mỵ, Tô Hoài tố cáo chế độ phong kiến miền núi ,ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người vùng cao nói chung ,của thanh niên Mèo nói riêng .Họ biết yêu cái đẹp, cái lẽ phải để rồi vượt lên tìm lại chính mình .
+ Nghệ thuật đậm đà màu sắc dân tộc:
– Khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng với phong tục độc đáo, hình ảnh người dân TB hồn nhiên chân thật .
– Thành công trong việc xây dựng nhân vật , diễn biến tâm lý phức tạp .
→ Tô Hoài chú trọng xây dựng nhân vật với những phẩm chất tốt đẹp chỉ qua vài chi tiết nhưng dễ dàng làm bật lên được. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí, logic, biện chứng cho nhau. Tô Hoài đã diễn tả tâm lí, giằng xé trong tâm hồn Mị thật tự nhiên, sống động. Ngôn ngữ không cầu kì, giàu tính tạo hình, mang đậm màu sắc Tây Bắc.
- Kết bài:
Sức sống của nhân vật Mỵ được Tô Hoài khắc họa hết sức tài tình, độc đáo. Từ một con người dường như bị mất hết quyền làm người, tâm hồn Mỵ dường như không còn tồn tại. Thế nhưng, với một nghị lực phi thường, một lòng ham sống mãnh liệt, Mỵ đã tìm thấy hạnh phúc cho bản thân, dám đấu tranh với những thử thách để rồi vượt qua. Nguyễn Khải đã từng triết lý “hạnh phúc bắt nguồn từ những hi sinh gian khổ. Ở đời không co ùcon đường cùng mà chỉ có những ranh giới Điều quan trọng là phải có sức mạnh để vượt qua thử thách đó”.