dan-y-nghi-luan-khong-co-cong-viec-nao-nho-nhoi-hay-thap-kem-ma-chi-co-nguoi-khong-thay-y-nghia-trong-cong-viec-ma-thoi

Dàn bài nghị luận: Không có công việc nào nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không thấy ý nghĩa trong công việc mà thôi

Dàn bài nghị luận: “Không có công việc nào nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không thấy ý nghĩa trong công việc mà thôi”

I. Mở bài:

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận.

– Trích dẫn vấn đề nghị luận vào.

II. Thân bài:

* Giải thích:

– Trong cuộc sống không có công việc nào nhỏ nhoi, thấp kém để chúng ta coi thường hoặc từ bỏ.

– Mỗi công việc đều có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với mỗi cá nhân và cộng đồng khi nó phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhân hay cộng đồng đó.

– Mỗi người cần nhận ra ý nghĩa của công việc mình đã, đang và sẽ làm để cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc đó.

* Ý nghĩa của câu nói:

– Đó là lời khuyên mỗi người phải biết kính trọng những công việc khác nhau trong xã hội.

– Phải biết nỗ lự, cố gắng hết mình với công việc mình đang có, luôn nhớ rằng: “Không có công việc nào nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không thấy ý nghĩa trong công việc mà thôi”.

* Phân tích, chứng minh :

+ Trong xã hội luôn có sự phân công công việc giữa mọi người: có người lao động trí óc như: bác sĩ, kiến trúc sư, giáo viên…, cũng có những người lao động chân tay như: nông dân, công nhân, tạp vụ, lao công…mỗi công việc đều có những ý nghĩa riêng đối với mỗi cá nhân, cộng đồng. Mỗi công việc đều góp phần giúp cho xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, văn minh.

+ ( Phân tích + dẫn chứng)

* Bình luận:

– Trong thực tế có nhiều công việc tạo ra nhiều tiền của, vật chất mà không phân biệt trình độ, tính chất công việc (miễn không phải là công việc bất chính). Cũng có những công việc không tạo ra thật nhiều của cải nhưng rất cần thiết đối với xã hội.Vấn đề ở chỗ, mỗi công việc cần phù hợp với năng lực, sở thích của người làm, đem đến niềm vui, hạnh phúc, thật sự mang lại ý nghĩa cho họ cũng như những người xung quanh.

– Có những người từ khi sinh ra đã mặc định cho mình sẽ được làm những công việc thuận lợi nhất, ít tốn công sức nhất và kiếm được nhiều tiền nhất. Trong khi có những người chỉ ước ao có được một công việc ổn định, phù hợp với năng lực của bản thân nhưng thật sự không dễ dàng.

– Phê phán những người có thái độ phân biệt tự cho mình là “đẳng cấp trên”, có cái nhìn thiển cận, cách suy nghĩ ấu trĩ với những người làm những việc bình thường trong xã hội.

– Phê phán những kẻ lười biếng, không thích lao động, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, hoặc thói dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không biết rằng “Lao động là vinh quang”, được lao động là hạnh phúc.

* Bài học nhân thức:

+ Bài học nhận thức .

+ Bài học hành động.

III. Kết bài:

Đừng chê những việc nhỏ mà đánh mất cơ hội thành công lớn. Hãy lao vào công việc bạn tin tưởng bằng tất cả trái tim, sống vì nó, chết vì nó, và bạn sẽ tìm thấy thứ hạnh phúc tưởng chừng như không bao giờ đạt được.

Nghị luận: Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang