Soạn bài: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm – Ngữ văn 8

dau-ngoac-don-dau-hai-cham-ngu-van-8

Soạn bài: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm

I. Tìm hiểu chung.

1. Dấu ngoặc đơn:

Ví dụ sgk/ 134

Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?

1. Đánh dấu phần giải thích làm rõ họ ngụ ý chỉ ai?

– Chỉ người bản xứ

– Phần này thường nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích

– Dùng để thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó là ba khía được dùng để gọi tên một con kênh, nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.

– Dùng để bổ sung thêm thông tin về Lý Bạch.

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không ?.

Không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là  thông tin  phụ.

Như vậy, dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ?

* Ghi nhớ : sgk/134

Ghi nhớ: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu các chú thích.

Ví dụ 1:

…. “Tôi đã một lần nghe hà khoe từ mùa hè năm ngoái:

Cửa Tùng là nhất nước ta đấy ông ạ. Tôi đã đi tắm mút à khắp nước ta. Cửa biên, bãi biến nào, ngày xưa tôi cũng có tắm qua cửa kê từ đầu Bắc cho đến cuối Nam, Trà Cồ, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Ư), Đèo Ngang, Cửa Nhật Lệ, Cửa Thuận, Cửa Đại (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn, Nha Trang, Long Hãi, Ô Cấp (Nam Bộ), không đâu bằng cửa Tùng, có đúng thế không?”…

(Ký của Nguyễn Tuân)

Ví dụ 2:

“Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, người đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô ” vũ thảo “Bình Ngô đại cáo ” ”.

2. Dấu hai chấm:

Ví dụ sgk/135

Dấu hai chấm trong đoạn trích trên được dùng để làm gì?

a. Báo trước lời đối thoại ( Của Dế Mèn với Dế Choắt và của Dế Choắt với Dế Mèn )

b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

+ Đánh dấu phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.

Dấu hai chấm được dùng để làm gì ?

– Ghi nhớ 2. sgk/

Ghi nhớ: Dấu hai châm dùng để:

– Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh, liệt kê cho một chi tiết, một sự việc đang được nói đến.

– Đánh dấu (báo trước), lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ví dụ:

– Ánh sáng lọc xanh qua những tán lá cây: cây mận (tức cây roi), cây dừa, cây sầu riêng, cây mãng cầu xiêm, cây mãng cầu dai, cây Ổi, cây măng cụt,… Dưới đất, xẻ những con rạch đê lấy nước song vào vườn, cái cầu nho nhỏ bắc ngang… ”. (“Về lại quê Nam” Xuân Diệu)

– “…Tục ngừ rõ ràng là rất được quý chuộng. Đây là chất liệu nội dung rất được đề cao trong “Quốc âm thi tập”. Có những câu thơ mà toàn bộ là tục ngữ:

“Lân cận nhà giàu no bữa cám,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn”.

Có những tục ngữ được dùng nhiều lần trong các biến thể:

“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn
Ắt đã tròn bằng nước ở bầu

Và có một thái độ trân trọng đăc biệt đối với tục ngữ. Trích tục ngữ mà như người ta trích thánh hiền.

Ví dụ:

“Xưa đã có câu truyền bảo,
Làm biếng hay ãn lở núi non ”.

Rò ràng là ở thời Nguyễn Trãi, và với chính Nguyễn Trãi, sự đề cao chất liệu ngôn ngữ và văn học dân gian có ý nghĩa thời đại của nó và là một đóng góp quyết định đối với thắng lợi của cả một tư trào”…

(“Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt – GS Hoàng Tuệ)

II. Luyện tập:

+ Bài tập thêm: Thêm dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm vào đoạn văn sau cho phù hợp

+ Bài tập 1/135: Giải thích công dụng của dấu ( )

– Đánh dấu phần giải thích

– Đánh dấu phần thuyết minh

– Đánh dấu phàn bổ sung

+ Bài tập2/ 136 : Giải thích công dụng của dấu hai chấm.

– Báo trước phần giải thích

– Báo trước lời thoại

– Báo trước phần thuyết minh

+ Bài tập 3/ 136: Có thể bỏ dấu hai chấm được không?

Có thể bỏ dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu , đoạn văn không thay đổi.

+ Bài 4/ 137: Có thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không?

Có thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay thế như vậy, nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng như thế phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.

+ Bài tập 5/137 :  Sai, vì phần nằm trong dấu ngoặc đơn chỉ có chức năng giải thích cho một ý nào đó thôi, nó không thể bình đẳng với một câu có ý khác hẳn.

+ Bài tập 6. Viết đoạn văn ngắn (nội dung tùy chọn) có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.