Soạn bài: Nói Quá – Ngữ văn 8

noi-qua-ngu-van-8

Soạn bài: Nói Quá

I. Nói quá và tác dụng của nói quá:

* Tìm hiểu ví dụ Sgk/101.

Đọc các câu ca dao, tục ngữ Sgk/101.

Các câu nói như thế có đúng sự thật không?

Các câu nói không đúng sự thật.

Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?

Các câu muốn nói:

+ Đêm tháng năm ngắn – ngày dài.

+ Ngày tháng mười rất ngắn – đêm dài.

+ Mồ hôi chảy rất nhiều.

*Thảo luận theo bàn – So sánh hai cách nói:

+ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Đêm tháng năm rất ngắn.

+ Ngày tháng mười chưa cười đã tối – Ngày tháng mười rất ngắn.

+ Mồ hôi … ruộng cày – Mồ hôi ướt đẫm.

Cùng một nội dung thông báo nhưng cách nói quá gây ấn tượng hơn.

Vậy thế nào là nói quá? Nói quá có tác dụng gì?

Tìm những câu thơ, ca dao có sử dụng cách nói quá?

* Lưu ý:

– Nói quá còn có các tên gọi khác: Thậm xưng, khoa trương, ngoa ngữ, cường điệu, phóng đại.

– Cần phân biệt nói quá và nói khoác:

Giống: Nói quá và nói khoác cùng có tác dụng nhần mạnh mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả,

Khác nhau: Xem nội dung Sách Giáo viên bài nói quá.

* Liên hệ giáo dục: Không nên nói quá khi giao tiếp với người lớn, tùy vào tình huống giao tiếp mà nói quá

* Học ghi nhớ Sgk/102.

Ghi nhớ: Nói quá là một hiện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất, của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biếu cảm.

Ví dụ: Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam có nhiều câu, nhiều bài sử dụng lối nói quá rất sắc sảo, ấn tượng:

–  Vắt cổ chày ra nước.

– Một tất đến giời.

– Chó ăn đá, gà ăn sỏi.

– Miệng nam mô bụng bồ dao gặm.

Lưu ý: Khi phân tích thơ văn, người ta hay dùng các cách diễn đạt như thậm xưng, khoa trướng, phóng đại ; rất ít dùng khái niệm nói quá.

Ví dụ:

– “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)- “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trân sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông ”.

(“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

* Ví dụ:

– “Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu, chồng bảo râu rồng trời cho”.

– “Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông”.

– “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

II. Luyện tập

* Bài 2/102: Điền các thành ngữ vào chỗ trống:

  1. a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
  2. b) Bầm gan tím ruột
  3. c) Ruột để ngoài da
  4. d) Nở từng khúc ruột
  5. e) Vắt chân lên cổ.

* Bài 3/102: Đặt câu với các thành ngữ.

– Thuý Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành .

– Đoàn kết tạo nên sức mạnh dời non lấp biển.

* Bài 4/103: Tìm 5 thành ngữ …

– Trắng như tuyết

– Đen như cột nhà cháy …

* Bài 5/103: Đoạn văn có sử dụng phép nói quá.

Đoạn (2): “Suốt cả tuần nay, trời nắng như đổ lửa. Mới 8,9 giờ sáng mà không khí oi bức, khó chịu. Bà con nông dân ai cũng tranh thủ về sớm để tránh nắng. Thế nhưng ba vẫn còn cố gắng cày đến trưa mới về. Mồ hôi ba chảy như mưa. Nhìn thấy ba vất vả, em thương ba vô cùng”

– Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng?

“Thuận vợ, thuận chồng tát biẻn đông cũng cạn”

“Bát cơm chan dầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta”.

“Em nghe thầy mẹ anh hiền
Cắn hột cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư”.

“Mối thù này chết cũng không quên”.

Tìm 10 thành ngữ dùng biện pháp nói quá
1 Ăn như rồng cuốn.
2 Ăn vụng như chớp.
3. Béo như con trâu trương.
4. Chết đứng như bị trời trồng.
5. Dữ như cọp.
6. Kêu như trời đánh.
7. Khoẻ như voi.
8. Lên như diều gặp gió.
9. Đẹp như tiên.
10. Vững như bàn thạch.

 

Tìm 10 câu ca dao hoặc câu thơ có dùng biện pháp nói quá
1 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
2 Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
3. Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
4. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
5. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
6 Lỗ mũi em mười tám gánh lông
Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho
7.  Áo rách chi lắm áo ơi
Áo rách trăm mảnh chẳng có nơi cho rận nằm.
8. Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng
9.  Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
7 Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên
Gươm reo chính khí nước rền dư uy

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.