Đề bài đọc hiểu về chủ đề tự lập
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Tất cả đều là việc của mẹ. Giặt, phơi, xếp, ủi, treo lên móc. Mỗi sáng tôi chỉ việc mặc những chiếc áo thẳng thớm tinh tươm để đến trường. Cho đến một ngày nọ mẹ đi vắng, và trời đang nắng bỗng lắc rắc vài hạt mưa. Không còn cách nào khác, tôi phải làm. Lấy quần áo từ sào phơi, ôm vào phòng. Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn” của nắng. Và lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng, bắt
đầu xếp từng cái một. Tôi chỉ muốn nói rằng những việc đó không hoàn toàn là nhỏ nhặt”.
[…] Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2017).
Câu 1: Năm mười bốn tuổi, nhân vật tôi chưa thể tự làm được việc gì? Vì sao?
Câu 2: Tác dụng của phép liệt kê trong câu: Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm thanh sạch, ”nóng giòn”?
Câu 3: Câu văn:” Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thứ để làm điều khó hơn?” khuyên chúng ta điều gì?
Nghị luận: Vấn đề rèn luyện tính tự lập của học sinh ngày nay