de-kiem-tra-hoc-ki-2-ngu-van-7

Đề kiểm tra học kì 2 – Ngữ văn 7

Đề kiểm tra học kì 2 – Ngữ văn 7

 Đề bài 1:

LÍ THUYẾT: (4,0 ĐIỂM).

Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật cơ bản của văn bản “Sống chết mặc bay”? (1,0đ).

Câu 2: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả nào? Cho biết năm sinh và năm mất của tác giả? (1,0đ).

Câu 3: Đặt 1 câu có cụm chủ -vị làm thành phần chủ ngữ và 1 câu có cụm chủ -vị làm thành phần vị ngữ? Phân tích cấu trúc ngữ pháp? (2,0đ).

LÀM VĂN: (6,0 ĐIỂM).

Chứng minh câu tục ngữ:  “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.


ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:

* ĐÁP ÁN:

LÍ THUYẾT: (4,0 ĐIỂM).

* Câu 1: Ghi nhớ Sgk/83 (Tập 2).

* Câu 2: Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969).

* Câu 3: Học sinh đặt câu đúng theo yêu cầu, mỗi câu (1điểm).

LÀM VĂN: (6,0 ĐIỂM).

Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề.

– Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ý nghĩa chung nhất của nó. Đoàn kết tạo nên sức mạnh, đoàn kết sẽ đem lại thành công lớn.

Thân bài:

– Giải thích ngắn gọn nghĩa của câu tục ngữ.

– Chứng minh câu tục ngữ:

+ Chứng minh bằng dẫn chứng trong văn học: Câu chuyện “Bó đũa”, bài thơ “Hòn đá” của Bác Hồ, lời dạy của Bác …

+ Chứng minh bằng dẫn chứng trong lịch sử dân tộc qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

+ Chứng minh bằng dẫn chứng trong đời sống hiện nay: đoàn kết trong học tập; đoàn kết chống tệ nạn xã hội; đoàn kết xây dựng đất nước …

Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa về sự đoàn kết chứa trong câu tục ngữ.

– Nêu suy nghĩ của bản thân: xây dựng tình đoàn kết trong gia đình, lớp học, bạn bè …

* Yêu cầu:

– Hs viết đúng thể loại văn lập luận chứng minh.

– Chứng minh sinh động, hấp dẫn.

– Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, từ ngữ chính xác.

– Trình bày sạch đẹp.

* Biểu điểm:

Điểm 6: Bài viết hay, đủ các yêu cầu trên.

Điểm 5: Đạt đầy đủ các yêu cầu trên nhưng diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc.

Điểm 4: Bài làm đúng phương pháp nhưng nội dung chưa sâu, một vài chỗ diễn đạt chưa trôi chảy.

Điểm 3: Bố cục đủ 3 phần, nhưng nội dung chưa sâu, một vài chỗ diễn đạt còn lòng vòng.

Điểm 2: Nội dung sơ sài, còn nhiều lỗi sai về cách dùng từ, diễn đạt, viết câu, lỗi chính tả …

Điểm 1: Chỉ viết chung chung một đoạn.

Điểm 0: Không viết được gì.


Đề bài 2:

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Môn: Ngữ Văn 7                 

LÍ THUYẾT: (4 ĐIỂM).

Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? (1đ).

Câu 2: Tác giả của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là ai? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong truyện ngắn này là gì? (1đ).

Câu 3: Đặt 1 câu có cụm chủ -vị làm thành phần chủ ngữ và 1 câu có cụm chủ -vị làm thành phần vị ngữ? Phân tích cấu trúc ngữ pháp? (2đ).

LÀM VĂN: (6 ĐIỂM).

Đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.


* ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:

LÍ THUYẾT: (4 ĐIỂM).

* Câu 1: Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”:

– Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tổ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

– Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. (1đ).

* Câu 2:

– Tác giả của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là Phạm Duy Tốn.

– Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong truyện ngắn này là tương phản và tăng cấp. (1đ).

* Câu 3: Học sinh đặt câu đúng theo yêu cầu, mỗi câu (1đ).

Ví dụ: Gió thổi mạnh làm cây bàng ngã. => Gió thổi mạnh: Cụm C -V làm chủ ngữ.

Cái bàn này chân bị hỏng. => Chân bị hỏng: Cụm C -V làm vị ngữ.

LÀM VĂN: (6 ĐIỂM).

Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề.

– Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ý nghĩa chung nhất của nó: lòng kiên trì, nhẫn nại sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

Thân bài:

– Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Mài mãi một thanh sắt có ngày nó trở thành cây kim.

+ Nghĩa bóng: Có lòng kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công.

– Chứng minh câu tục ngữ:

+ Trong học tập, nghiên cứu khoa học.

+ Trong lao động sản xuất.

+ Trong chiến đấu.

Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ.

– Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.

* Yêu cầu:

– Hs viết đúng thể loại văn lập luận chứng minh.

– Chứng minh sinh động, hấp dẫn.

– Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, từ ngữ chính xác.

– Trình bày sạch đẹp.


Đề bài 3:

LÝ THUYẾT: (4 ĐIỂM).

Câu 1: Chép thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật chủ yếu của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? (2đ).

Câu 2:

a, Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? (0,5đ).

b, Đặt 2 câu nghi vấn (1 câu với chức năng chính, 1 câu với chức năng khác?) (0,5đ).

Câu 3: Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm sau: (1đ)

“Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê, nhẹ nhõm”.

(Nam Cao).

TẬP LÀM VĂN: (6 ĐIỂM).

Đề văn: Chứng minh rằng thơ Bác tràn đầy tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan.


ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:          

LÍ THUYẾT: (4 ĐIỂM).

Câu 1: Chép thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật chủ yếu của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

                                  TỨC CẢNH PÁC BÓ

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Hồ Chí Minh)

– Học sinh chép bài thơ đúng, đủ, không sai chính tả. (1đ)

– Nội dung, nghệ thuật bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng đùa vui, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. (1đ).

* Câu 2a: Đặc điểm, hình thức và chức năng của câu nghi vấn:

– Đặc điểm hình thức: Trong câu có chứa các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao nhiêu, bấy nhiêu, à, ư, hả, chứ, chăng, … và thường dùng dấu chấm hỏi khi kết thúc câu. (0,5đ)

– Chức năng:

+ Chức năng chính: Dùng để hỏi.

+ Chức năng khác: Dùng để cầu khiến, đe dọa, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, … (0,5đ).

* Câu 2b: Đặt câu: (0,5đ)

– Loan đang làm gì vậy? ((Hỏi)

– Em muốn ăn đòn hả? (Đe dọa).

 * Câu 3: Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm:

“Hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói”: Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. (0,5đ)

 – “Sau một điếu thuốc lào”: Tạo sự liên kết với câu trước. (0,5đ)

TẬP LÀM VĂN: (6 ĐIỂM).

 * Dàn bài:

Mở bài: (1đ)

– Bác Hồ đã để lại trong kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm phong phú về thể loại, sâu sắc về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật.

– Thơ Bác thường thể hiện tâm hồn Bác, tràn đầy tình yêu thiên nhiên và toát lên đằng sau đó là tinh thần lạc quan yêu đời.

Thân bài: (4đ).

 – Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

 – Người đã để lại cho đời một tấm gương sáng, mãi mãi soi đường cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp bước (nhân cách, lối sống, sự hi sinh vì Tổ quốc, …).

– Ngoài đời là thế, trong thơ cũng vậy: Thơ Người thể hiện tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan.

Dẫn chứng:

+ Trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan thể hiện ở sự hòa nhập với thiên nhiên; giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thản và pha chút đùa vui, hóm hỉnh khi nói về cuộc sống, về cách làm việc kham khổ, gian nan.

+ Trong bài thơ “Ngắm trăng”, tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan ấy thể hiện ở sự rung cảm mãnh liệt trước đêm trăng đẹp trong hoàn cảnh tù ngục thiếu thốn, gian nan hiểm nguy chồng chất; Người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt qua muôn vàn khó khăn để có ngày đại thắng vẻ vang.

* HS có thể đưa thêm dẫn chứng ở một số bài thơ khác như: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”, …

– Qua các bài thơ thể hiện tinh thần ấy của Bác, em học tập được điều gì? (Bộc lộ cảm xúc).

Kết bài: (1đ)

– Khẳng định thơ Bác tràn đầy tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan.

– Liên hệ bản thân.

* Yêu cầu:

– Bài viết đúng thể loại văn nghị luận có kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

– Bài viết đi đúng trọng tâm, làm rõ vấn đề cần chứng minh.

– Có kết hợp được các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

– Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, từ ngữ chính xác.

– Trình bày sạch đẹp.

* Biểu điểm:

– Điểm 6: Bài viết đạt tốt các yêu cầu trên.

– Điểm 5: Đạt đầy đủ các yêu cầu trên, nhưng diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc.

– Điểm 4: Bài làm đúng phương pháp, đạt tương đối các yêu cầu nhưng nội dung chưa sâu.

– Điểm 3: Bài làm đúng phương pháp nhưng nội dung chưa sâu, diễn đạt chưa trôi chảy một vài chỗ.

– Điểm 2: Bài làm có bố cục 3 phần đầy đủ, đúng thể loại văn nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm.

– Điểm 1: Nội dung sơ sài, chưa sâu, còn nhiều lỗi sai về cách dùng từ, diễn đạt, sai lỗi chính tả.

– Điểm 0: Không viết được gì.


Đề bài 3:

LÍ THUYẾT: (4 ĐIỂM).

Câu 1: Tác giả của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là ai? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong truyện ngắn này là gì? (1đ).

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ý nghĩa văn chương”? (1đ).

Câu 3: Đặt 1 câu có cụm chủ -vị làm thành phần chủ ngữ và 1 câu có cụm chủ -vị làm thành phần vị ngữ? Phân tích cấu trúc ngữ pháp? (2đ).

LÀM VĂN: (6 ĐIỂM).

* Đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.


 * ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:

LÍ THUYẾT: (4 ĐIỂM).

Câu 1:

– Tác giả của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là Phạm Duy Tốn.

– Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong truyện ngắn này là tương phản và tăng cấp. (1đ).

Câu 2: Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ý nghĩa văn chương”:

Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yêu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm cẵn có. Đời sống của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. (1đ).

Câu 3: Học sinh đặt câu đúng theo yêu cầu, mỗi câu (1đ).

Ví dụ: Gió thổi mạnh làm cây bàng ngã. => Gió thổi mạnh: Cụm C -V làm chủ ngữ.

Cái bàn này chân bị hỏng. => Chân bị hỏng: Cụm C -V làm vị ngữ.

LÀM VĂN: (6 ĐIỂM).

Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề.

– Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ý nghĩa chung nhất của nó: lòng kiên trì, nhẫn nại sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

Thân bài:

– Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Mài mãi một thanh sắt có ngày nó trở thành cây kim.

+ Nghĩa bóng: Có lòng kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công.

– Chứng minh câu tục ngữ:

+ Trong học tập, nghiên cứu khoa học.

+ Trong lao động sản xuất.

+ Trong chiến đấu.

Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ.

– Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.

* Yêu cầu:

– Hs viết đúng thể loại văn lập luận chứng minh.

– Chứng minh sinh động, hấp dẫn.

– Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, từ ngữ chính xác.

– Trình bày sạch đẹp.

* Biểu điểm:

Điểm 6: Bài viết hay, đủ các yêu cầu trên.

Điểm 5: Đạt đầy đủ các yêu cầu trên nhưng diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc.

Điểm 4: Bài làm đúng phương pháp nhưng nội dung chưa sâu, một vài chỗ diễn đạt chưa trôi chảy.

Điểm 3: Bố cục đủ 3 phần, nhưng nội dung chưa sâu, một vài chỗ diễn đạt còn lòng vòng.

Điểm 2: Nội dung sơ sài, còn nhiều lỗi sai về cách dùng từ, diễn đạt, viết câu, lỗi chính tả …

Điểm 1: Chỉ viết chung chung một đoạn.

Điểm 0: Không viết được gì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang