Đề kiểm tra Học kỳ 1, Ngữ văn 9 (Đề bài 4).

de-kiem-tra-hoc-ky-1-ngu-van-9-de-bai-4

ĐỀ THI HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.

Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.

Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

Bố bảo: Bàn chân con phải giữ gìn để mà đi cho thật khỏe, thật xa!

(Tuổi Thơ im lặng – Duy Khán)

Câu 1. (1.0 điểm): Nỗi vất vả, khổ nhọc của người bố được thể hiện qua những hình ảnh nà trong đoạn trích. nào?

Câu 2. (1.0 điểm): Xác định một đoạn dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên.

Câu 3. (1.0 điểm): Em hiểu gì về câu nói của người bố: “Bàn chân con phải giữ gìn để mà đi cho thật khỏe, thật xa!”

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?

Câu 2 (5.0 điểm):

Tưởng tượng mình là nhân vật Vũ Nương sau lần gặp Phan Lang dưới thủy cung, kể lại cuộc đời đầy đau thương, oan ức của mình.

 (Bài viết có kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)

————————– Hết ————————–

(Học sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.