»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh
I. Bài học
1- Đề văn thuyết minh:
* Tìm hiểu các đề/sgk:
Đọc các đề văn sgk/138
Nhận xét về phạm vi của các đề trên?
Đề nêu lên điều gì?
Đối tượng thuyết minh
Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
(Con vật, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết,…
Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
Không yêu cầu kể, tả, biểu cảm, nghị luận- tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.
Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh tìm hiểu dề văn thuyết minh (c) : Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Khi giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam, em sẽ giới thiệu các yếu tố nào?
+ Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình dáng, màu sắc,…
+ Vai trò, tác dụng của chiếc nón lá trong đời sống, sinh hoạt của con người Việt Nam.
Khi giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam, em giới thiệu các yếu tố nào?
+ Nguồn gốc, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc
+ Vai trò, tác dụng, giá trị thẩm mỹ… của chiếc áo dài trong đời sống , sinh hoạt của con người Việt Nam.
a- Giới thiệu một gương mặt thể thao trẻ tuổi của Việt Nam.
– Họ tên, môi trường sống, các biểu hiện năng khiếu..
– Quá trình học tập, rèn luyện phấn đấu…
– Thành tích nổi bật và ý nghĩa của nó.
b- Giới thiệu một tập truyện
– Tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, dư luận chung về tập truyện.
-Giới thiệu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…
– Khẳng định những đóng góp tích cực của tập truyện.
* Tìm hiểu yêu cầu của đề văn thuyết minh:
+ Đối tượng cần thuyết minh(người, đồ vật, loài vật, di tích…)
+ Cách trình bày giới thiệu sát đúng thực tế.
* Học ghi nhớ sgk/140.
2. Cách làm bài văn thuyết minh.
Đọc bài văn “Xe đạp”
Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?( chiếc xe đạp)
Chỉ ra phần MB, TB, KB và cho biết nội dung từng phần.
+ MB: Từ “ Có…sức người”: giới thịêu chiếc xe đạp
+TB:Từ “ Xe đạp…tay cầm”: T.M chi tiết về chiếc xe đạp
+KB: còn lại: Vai trò của chiếc xe đạp trong hiện tại và tương lai.
Để giới thiệu chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào?( Gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lí không? Vì sao?)
+ Phân tích phần thân bài:
1. Các bộ phận chính:
a/ Hệ thống truyền động gồm:
– Khung, bàn đạp, trục,…
– Đĩa răng cưa
– Ô líp, bánh xe
b/ Hệ thống điều khiển gồm:ghi đông, bộ phanh,…
c/ Hệ thống chuyên chở gồm: yên xe, giá đèo hàng, giỏ,…
d/ Các bộ phận phụ: Chắn bùn, chắn xích, đèn,…
Phương pháp thuyết minh trong bài là gì?
+ Giải thích, liệt kê
Để làm tốt bài văn thuyết minh, em phải làm gì?
+ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi trí thức, sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí
Bố cục bài văn thuyết minh như thế nào?
Học ghi nhớ sgk/
II. Luyện tập:
Để làm được bài văn thuyết minh, em phải làm gì?
Bài tập Lập dàn ý cho đề : Thuyết minh về một món ăn dân tộc ( bánh chưng)
– MB: Giới thiệu chung về bánh chưng.
– TB: + Hình dáng bánh
+ Bánh được làm bằng nguyên liệu gì?( nếp, đậu xanh, thịt lợn, gia vị, lá gói)
+ Cách thức làm bánh như thế nào?
+ Bánh được làm vào dịp nào?
– KB: Ý nghĩa của chiếc bánh
Bài tham khảo: Lập dàn ý cho đề văn thuyết minh: “Chiếc nón lá Việt Nam
- Mở bài:
Chiếc nón lá Việt Nam là một vật không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam xưa. Đó là một dặc trưng cho cô gái Việt Nam mà không có một dân tộc nào có được.
- Thân bài:
Hình dáng chiếc nón: hình nón
Các vật liệu để làm chiếc non: Mo nang làm cốt, dây móc, lá lụi, khuôn nón, vòng nón hằng tre, sợi guột.
Quy trình làm nón: Lá lụi làm nón) sau khi phơi 2 đến 3 nắng sẽ ngả từ màu xanh sang màu trắng, được rải trên nền đất cho mềm, rồi người ta rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Vòng nón được chuốt tròn đều đặn, chỗ nối cùng không có vết gợn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đạt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mùi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong còn được hơ trên hơi diêm sinh cho thêm trắng và tránh bị mốc.
Ở Việt Nam có các vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón Huế, nón Quảng Bình, nón làng Chuông Hà Tây),…
Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng. Nó lùm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong những dịp hội hè,…
Chiếc nón đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
- Kết bài:
Cam nghĩ về chiếc nón: Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón không còn có vị trí và vai trò như trước. Dần dần những chiếc mũ xinh xắn, có nhiều tiện dụng đã thay thế chiếc nón xưa. Mặc dù vậy trong ý thức mỗi người dân Việt Nam, hình anh chiếc nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là một nét văn hoá của người Việt Nam, cần được gìn giữ và lưu truyền.