Đọc hiểu văn bản: Bố của Xi mông (G. Mô- pa- xăng)

doc-hieu-van-ban-bo-cua-xi-mong

Đọc hiểu văn bản:

Bố của Xi mông (trích)
(G. Mô- pa- xăng)

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả:

– G. Mô- pa- xăng (1850-1893) là một nhà văn nổi tiếng người Pháp. Ông để lại hơn 300 truyện ngắn, trong đó có rất nhiều truyện xuất sắc như: Người đã khuất, Món tư trang, Cái thùng con, …

2. Tác phẩm:

– Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản là một phần của truyện ngắn Bố của Xi- mông, lấy từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp, thế kỉ XIX, bản dịch của Lê Hồng Sâm, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1986

– Bố cục gồm 4 phần:

+ Phần 1: Nỗi tuyệt vọng của Xi- mông.

+ Phần 2: Xi- mông gặp bác Phi- líp.

+ Phần 3: Bác Phi- líp đưa Xi- mông về nhà.

+ Phần 4: Ngày hôm sau ở trường.

– Nội dung:

+ Tóm tắt: Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường. Em bị lũ bạn chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công những kẻ chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố. Xi-mông đi ra bờ sông và định tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai đôi chút. Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. Bác thợ Phi-líp nhìn thấy, an ủi và đưa em về nhà. Phi-líp đã nhận làm bố của em. Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu giễu cợt nhưng Xi-mông dám chống lại vì em tự tin rằng mình có bố Phi-líp.

+ Ý nghĩa: Qua diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Xi- mông, Blăng- sốt và Phi- líp, nhà văn gợi cho ta về lòng yêu bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Nhân vật Xi-mông:

– Là một đứa trẻ đáng thương: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại”, là đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc.

– Ý nghĩa và hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.

– Tâm trạng: cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?

– Cử chỉ, hành động: Khóc, nức nở, khóc hoài.

– Về nhà, nhìn thấy mẹ: – Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc.

– Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.

– Khi được bác Phi-líp nhận làm con: Kiêu hãnh, tự tin.

+ Hết cả buồn.

+ Đưa con mắt thách thức lũ bạn.

⇒ Nghệ thuật miêu tả, so sánh. Đây là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu và đáng thương nhưng đồng thời Xi – mông cũng là đứa rất có nghị lực.

2. Nhân vật Blăng- sốt.

– Được giới thiệu: là một thiếu phụ, cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.

– Sống cùng đứa con trai Xi-mông trong ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.

– Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị…như muốn cám đàn ông bước qua ngướng cửa.

– Nỗi lòng với con.

+ Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.

+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn.

⇒ Nghệ thuật miêu tả, tác giả đã cho thấy Blăng – sốt là một người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm.

3. Nhân vật Phi – lip

– Được giới thiệu là một người :

+ Cao lớn, râu tóc quăn đen.

+ Bàn tay chắc nịch, giọng ồm ồm.

– Khi gặp Xi-mông:

+ Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.

– Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị – “tự nhủ thầm”.

– Hành động: Trò chuyện và nhận làm bố của Xi-mông.

⇒ Nghệ thuật kể chuyện sinh động, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ đối thoại ⇒ Bác Phi-líp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông, đem lại niềm vui cho em.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Đoạn trích khắc họa hình tượng cậu bé Xi mông. Truyện bày tỏ niềm cảm thông với những nỗi đau, lỡ lầm của người khác. Đồng thời, nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người.

2. Nghệ thuật:

– Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế; hình thức giản dị trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.


Trả lời câu hỏi SGK:

Câu 1 (trang 143 sgk): Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi – mông; Phi – líp gặp Xi – mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi – líp đưa Xi – mông về nhà trả cho chị Blăng – sốt và nhận làm bố của em; Xi – mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi – líp.

Trả lời:

Bài trích giảng có thể chia làm bốn phần:

– Phần 1: Từ “Trời rất ấm…” đến “em chỉ khóc mà thôi”.

– Phần 2: Từ “Bỗng nhiên” đến “một ông bố”.

– Phần 3: Từ “Họ lên đường…” đến “rút lui rất nhanh”.

– Phần 4: Từ “Ngay hôm sau…” đến “em về nhà”.

Câu 2 (trang 143 sgk): Xi – mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.

Trả lời:

– Mới “độ bảy tám tuổi”, “hơi xanh xao, rất sạch sẽ”, “vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Ngoại hình ít nhiều thể hiện hoàn cảnh đau đớn của Xi-mông, bị mang tiếng là đứa trẻ không cha và thường bị bạn bè trêu chọc.

– Nỗi đau đớn thể hiện qua ý nghĩ và hành động của em. Bị chế giễu, đánh đập, em bỏ ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không bố. May mà trời nắng dễ chịu, ánh nắng êm đềm, mặt cỏ, chú nhái con khiến Xi-môrg nghĩ đến một thứ đồ chơi, nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.

– Ngoài ra, nỗi đau đớn còn biểu lộ ở những giọt nước mắt của em nhiều lần em đã khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi em “thấy buồn hết sức em lại khóc, người em rung lên”, “mắt đẫm lệ, mặt đầy nước mắt…”

– Sau cùng là cách nói năng của em cũng thể hiện nỗi đau đớn: phần 1 em nói không nên lời, bị ngắt quãng (chúng nó đánh cháu… vì… cháu…không có bố … không có bố…)

Câu 3 (trang 143 sgk): Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng – sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi – mông, chứ căn bản chị là người tốt.

Trả lời:

– Blăng- sốt cô gái một thời lầm lỡ khiến Xi-mông không có bố.

– Chị vẫn là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.

– Bản chất của chị được thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà “quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”- thái độ sống đứng đắn, nghiêm túc.

– Blăng- sốt một mình nuôi dạy Xi- mông trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn.

– Bản chất Blăng- sốt được thể hiện qua cách chị đối xử với khách: Đứng nghiêm nghị trước cửa nhà, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà.

– Khi nghe con nói bị đánh, bị chế giễu vì không có bố “đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”.

⇒ Blăng- sốt là người phụ nữ đứng đắn, giàu đức hi sinh, lòng tự trọng, thương con.

Câu 4 (trang 143 sgk): Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi – líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi – mông; trên đường đưa Xi – mông về nhà; khi gặp chị Blăng – sốt; lúc đối đáp với Xi – mông.

Trả lời:

– Là người nhân hậu, vị tha nên gặp Xi-mông đang khóc, Phi-lip liền đến hỏi han. Biết được nỗi đau của em, chú đã động viên: “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”

– Đưa Xi-mông về nhà, chú nhận ra ngay lai lịch cậu bé. Đây là con chị Blăng-sốt, người phụ nữ đã một lần lầm lỡ. Chú chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”. Nghĩa là chú định mượn tình thế này làm quen với chị để lợi dụng. Nhưng đến khi nhìn thấy chị, Phi-lip biết ngay là mình đã sai lầm “hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình.”

– Khi gặp mẹ của Xi-mông: lúng túng, bối rối trước sự nghiêm nghị của chị, nhưng cũng cảm phục, thấu hiểu cho hoàn cảnh của Blăng

– Tuy có lúc ý nghĩ thoáng qua không tốt nhưng căn bản, chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp nên cùng với các bác thợ rèn khác, chú đã được nhà văn miêu tả như những vị hiền thần, phúc thần đã giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Văn bản: Bố của Xi-mông (Ngữ văn 7, Cánh Diều) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.