e-min-hay-ve-giao-duc-cua-ru-xo-11898-2

Soạn bài: “Đi bộ ngao du” (Trích “Ê-min hay Về giáo dục” – Ruxô).

Soạn bài: “Đi bộ ngao du” (Trích “Ê-min hay Về giáo dục” – Ru – xô)

  • Hướng dẫn bài học:

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Ru-xo

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: Văn bản trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ.

– Bố cục 3 phần:

+ Đoạn 1: Khổ 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn.

+ Đoạn 2: Khổ 2: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời.

+ Đoạn 3: Khổ 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người

– Nội dung: Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên.

II. Tìm hiểu văn bản:

1.  Lợi ích của việc đi bộ.

  • Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề đi bộ ngao du là gì?

+ Lợi ích đầu tiên của đi bộ ngao du là người đi được hoàn toàn tự do.

  • Luận điểm được chứng minh bằng các luận cứ nào ?

+ Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tuỳ ý

+ Không phụ thuộc vào con người , phương tiện .

+ Không phụ thuộc vào đường sá, lối đi .

+ Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình .

+ Thoải mái hưởng thụ những tự do trên đường đi.

  • Cách lập luận theo trình tự nào ?

+ Các luận cứ phong phú, dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, nối tiếp tự nhiên.

  • Em có nhận xét gì về đại từ nhân xưng và cách xưng hô của tác giả ?

+ Xưng tôi khi nói về cá nhân , xưng ta khi lí luận chung . Nhờ cách xưng hô này , bài văn trở nên sinh động , gần gũi , gắn cái riêng với cái chung.

2. Đi bộ ngao du tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc

  • Luận điểm chủ yếu của đoạn này là gì ?

+ Lợi ích của việc đi bộ ngao du với việc bồi dưỡng nhận thức , làm giàu thêm hiểu biết của con người.

  • Tìm các luận cứ tác giả sử dụng ở phần này ?

+ Đi như các nhà triết học lừng danh Ta-let ,…

3. Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết

+ Xem xét các tài nguyên phong phú trên mặt đất

+ Tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp bằng cách trồng trọt chúng .

+ Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên .

  • Lời văn và các câu văn thay đổi linh hoạt như thế nào ?

Các câu dẫn chứng dồn dập , liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau: Khi thì so sánh , khi thì nêu cảm xúc , khi lại nêu câu hỏi tu từ.

4. Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khoẻ, tinh thần .

  • Luận điểm thứ 3 là gì ?

+ Lợi ích của việc đi bộ ngao du với việc rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người .

  • Cách chứng minh các luận điểm có gì đặc sắc?

+ Bằng cách so sánh  với việc đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã ,ngược lại đi bộ mà sảng khoái ,vui tươi.

  • Có thể thay đổi và trật tự sắp xếp 3 luận điểm trên được không ? Vì sao tác giả sắp xếp như vậy ?

+ Tác giả sắp xếp như trên là rất có dụng ý: với ông tự do là niềm khao khát tốt nhất .Vì thế ông để luận điểm tự do lên hàng đầu. Kiến thức rất cần thiết và là khao khát của nhà văn vì tuổi nhỏ không có điều kiện học hành…

5. Nghệ thuật biểu hiện:

– Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.

– Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh.

– Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức mang tính trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết, làm cho lập luận thêm thuyết phục.

6. Ý nghĩa văn bản:

Từ những điều mà “ đi bộ ngao du” đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại.

* Liên hệ giáo dục: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang