noi-loi-phai-giu-lay-loI

Giải thích câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

Giải thích câu tục ngữ: “Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”

  • Mở bài:

Lời nói tuy vô hình nhưng có tác động lớn đối với con người. Một lời nói  là chứa đựng niềm tin tưởng và sự mong đợi của cả người nói lẫn người nghe. Thế nên, mỗi khi nói hay hứa với ai điều gì đó ta phải biết giữa lấy lời hứa ấy. nhằm nhắc nhở con người về điều này, cha ông ta có câu:

“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”

  • Thân bài:

“Nói” có nghĩa là trình bày một suy nghĩ, một vấn đề với người khác. Giữ lấy lời có nghĩa là khi chúng ta nói ra lời rồi thì phải giữ lấy. Không được thay đổi lại suy nghĩ, lời nói ấy. Một khi đã nói, đã hứa thế nào rồi thì phải làm đúng như thế, không được sai lời. Đấy là những người biết coi trọng và đề cao uy tín của mình

“Bướm đậu rồi lại bay” là con bướm đi tìm hoa, nhụy hoa để hút mật. Đậu từ bông hoa này sang những bông hoa khác. Không chắc chắn, người ta hay ví những con ong bướm với những người không chắc chắn, không biết coi trọng uy tín của mình.

Lời nói thể hiện sự hiểu biết, tri thức, đạo đứ và tư cách của mỗi người. Người có lòng tự trọng, thật thà và biết tôn trọng người khác thì ăn nói chân thật. Họ không bao giờ nói dối nửa lời hay hứa suông với ai điều gì.

Còn những người nói một đằng, làm một nẻo, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, nói mà không làm, nói lời lại nuốt lấy lời đó là những người vô đạo đức, không có uy tín thì sẽ bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.

Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.

Khi nói ra một lời nói nào đó chúng ta phải đảm bảo rằng lời nói ấy của mình là đúng đắn, chân thật, phù hợp với đạo lý. Những lời nói ấy phải đảm bảo khiến người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.

“Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời….”

“Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng”.

  • Kết bài:

Lời nói chẳng mất tiền mua. Nó xuất phát từ bản thân của mỗi con người và con người hoàn toàn có khả năng làm chủ lời nói của mình. Bởi thế, Nói lời phải giữ lấy lời, không nên lợi dụng lời nói mà làm tổn thương nhau. Đừng bao giờ nói suông, thất hứa. Đừng bao giờ lợi dụng lời nói để lừa dối người khác, mưu lợi riêng mình, đẩy người khác vào khó khăn, nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang