giao-an-bai-1-ngu-van-7-sgk-chan-troi-sang-tao

Giáo án Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo)

giao-an-bai-1-ngu-van-7-sgk-chan-troi-sang-tao

Tuần: ….
Tiết: ……

Tri thức ngữ văn:
THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ.

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
– Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
– Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật.
2. Năng lực.
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
– Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1,2.
– Tranh ảnh.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
  2. Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên chiếu video âm thanh của tự nhiên, yêu cầu học sinh lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh gì.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS quan sát, lắng nghe .
– GV quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– Gv tổ chức hoạt động.
– Hs trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
– Hs lắng nghe, đoán các âm thanh.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học.

  1. Mục tiêu: Xác định được chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.
  2. Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS .
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv chuyển giao nhiệm vụ.
 Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi:
+ Chủ đề của bài học là gì.
+ Theo em thế nào là nuôi dưỡng tâm hồn?
+ Thể loại chính của chủ đề? Kể tên các văn bản trong chủ đề.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS suy nghĩ.
– GV lắng nghe, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– Gv tổ chức hoạt động.
– Hs trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh.
I. Tìm hiểu giới thiệu bài học
– Học sinh dựa vào phần mở đầu, tên bài học để trả lời về chủ đề: “Tiếng nói của vạn vật”.
– Thể loại: Thơ bốn chữ, năm chữ.
– Các văn bản:
+ Lời của cây.
+ Sang thu.
+ Ông Một.
+ Con chim chiền chiện.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu.

  1. Mục tiêu: Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
  2. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm bằng các PHT.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS .
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv chuyển giao nhiệm vụ.
+ GV phát phiếu học tập số 1a và 1b. Nhóm chẵn làm 1a, nhóm lẻ làm 1b.
+ Gv nhận xét PHT.
+ Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức về thơ bốn chữ, năm chữ.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS suy nghĩ, thảo luận.
– GV gợi mở.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– Gv tổ chức hoạt động.
– Hs trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Gv nhận xét. 

 

 

II. Tìm hiểu tri thức đọc hiểu.
Thơ bốn chữ, năm chữ.
+ Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.
+ Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
+ Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường được sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.
– Hình ảnh trong thơ: là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.
– Vần và vai trò của vần trong thơ.
+ Vần chân (hay cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ.
+ Vần lưng (hay yêu vận): là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.
+ Vai trò của vần trong thơ: vần có vai trò liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.
Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ:
+ Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ.
+ Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thơi cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.
– Thông điệp:
 Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  2. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi …để hướng dẫn học sinh luyện tập .
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ.
Câu 1: Tên chủ điểm 1?
Câu 2: Đoạn thơ sau viết theo vần nào?
Chú gà trống nhỏ
Cái mào màu đỏ
Cái mỏ màu vàng
Đập cánh gáy vang.
Câu 3: Xác định nhịp thơ trong đoạn thơ sau:
Lúc mới đẻ ra
Thì kêu là nghé
Khi không còn bé
Mới gọi là trâu.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ câu 4 đến câu 7:
Em yêu mùa hè
Có hoa sim tím
Mọc trên đồi quê
Rung rinh bướm lượn
Thong thả dắt trâu
Trong chiều nắng xế
Câu 4: Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
Câu 5: Chỉ ra ít nhất 2 hình ảnh được nhắc đến trong đoạn thơ
Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là đến Tết
Câu 7: Thể thơ chính trong chủ đề 1?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS suy nghĩ
– Gv quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– GV tổ chức hoạt động.
– HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Gv nhận xét, bổ sung.
– Hs trả lời được câu hỏi.
1. Tiếng nói của vạn vật.
2. Vần chân.
3. 2/2.
4. Thơ bốn chữ.
5. Hình ảnh: hoa sim tím, bướm lượn, dắt trâu, chiều nắng…
6. Nhân hóa.
7. Bốn chữ và năm chữ

 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  2. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm thẻ thông tin.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ.
1. Em hãy ủ và gieo một loại hạt giống bất kì và quan sát sự phát triển.
2. Em hãy thực hiện một kế hoạch/ dự án phù hợp với khả năng của bản thân nhằm bảo vệ tự nhiên. Cuối chủ đề sẽ báo cáo sản phẩm.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS suy nghĩ.
– Gv quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– GV tổ chức hoạt động .
– HS trả lời .
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Gv nhận xét, bổ sung .
– Học sinh có thể vẽ tranh tuyên truyền, dự án thu gom rác thải hoặc tái chế rác, dự án trình diễn thời trang, chăm sóc động vật, trồng cây, chăm sóc cây xanh…

 

 


Tuần: ….
Tiết: ……

Văn bản 1:
LỜI CỦA CÂY
(Trần Hữu Thung)

(Đọc và thực hành Tiếng Việt: 9 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết, Ôn tập: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
– Nhận biêt được quá trình hạt phát triển thành cây.
–  Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
3. Phẩm chất:
– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1.
– Tranh ảnh.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  2. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ:
C1: Chia sẻ về quá trình phát triển của hạt mầm mà em được giao nhiệm vụ ở tiết trước.
C2: Cho Hs xem clip về quá trình lớn lên của cây đậu và yêu cầu Hs chia sẻ cảm nhận của mình.
https://www.youtube.com/watch?v=gq24wQUF0cM
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– Hs suy nghĩ, quan sát.
– GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– HS trình bày sản phẩm .
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét.
Quá trình phát triển của hạt mầm quả là kì diệu và lí thú. Nhà thơ Trần Hữu Thung đã có sự cảm nhận về quá trình ấy qua bài thơ “Lời của cây”.
– Hs lắng nghe, chia sẻ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản.

  1. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ.
+ GV hướng dẫn cách đọc.
+ Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm .
– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– Hs làm việc cá nhân.
– GV quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– HS trình bày sản phẩm .
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
-NV2: Tìm hiểu về Tác giả, tác phẩm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Đại diện các nhóm (3 nhóm) lên báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm? .
+ 5 khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– HS trình bày sản phẩm .
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức bằng Infographic.
I. Trải nghiệm cùng văn bản.
1. Đọc.
– HS biết cách đọc diễn cảm
– Trả lời được các câu hỏi tưởng tượng, theo dõi.
2. Chú thích.
– Gió bắc.
– Mưa giông.
3. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả.
– Trần Hữu Thung (1923-1999).
– Quê quán: Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nông dân.
– Ông tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Phong cách sáng tác: Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian, thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983)…
b. Tác phẩm.
– Xuất xứ:  In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn.
– Bố cục (2 phần).
+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu- lời của tác giả): Qúa trình phát triển thành cây của hạt mầm.
+ Phần 2 (khổ cuối- lời của cây): Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình.
– Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên.
– Thể loại: Thơ bốn chữ.
– Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi.

  1. Mục tiêu:

– Nhận biêt được quá trình hạt phát triển thành cây.
– Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

  1. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
  2. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .
  3. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm đôi.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
– Gv quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận.
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn..
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của tác giả
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV phát PHT số 2, HS làm việc nhóm 4-6hs .

Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.Tình cảm, cảm xúc gì?Mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên.
 

 

 

HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
– Gv quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận.
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn..
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV3: Tìm hiểu biện pháp tu từ .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 3, Hs làm việc nhóm đôi.

Stt Tên biện pháp tu từTác dụng
1
2
.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
– Gv quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– HS trình bày câu trả lời.
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV4: Nhận xét về vần, nhịp .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ
Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp trong việc  thể hiện “Lời của cây”?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
– Gv quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– HS trình bày câu trả lời.
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV5: Tìm hiểu về chủ đề, thông điệp của bài thơ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ.
Xác định thông điệp và chủ đề mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
– Gv quan sát, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– HS trình bày câu trả lời
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

III. Suy ngẫm và phản hồi .
1. Quá trình sinh trưởng của cây.
– Khổ 1: HẠT lặng thinh.
– Khổ 2: MẦM nhú lên giọt sữa, biết nói thì thầm.
– Khổ 3: MẦM được chăm sóc như đứa trẻ sơ sinh.
– Khổ 4: MẦM kiêng gió kiêng mưa, lớn lên nhờ đón tia nắng hồng.
– Khổ 5: CÂY đã thành, lá xanh bập bẹ tiếng nói.
– Khổ 6: CÂY bập bẹ xưng họ tên, hứa hẹn góp xanh cho đời.2. Tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả:  “Hạt nằm lặng thinh”, “Nghe bàn tay vỗ”, “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt”, “Nghe tiếng ru hời”…
Tình cảm, cảm xúc:  Yêu thương, trìu mến, nâng niu, trân trọng.
– Mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên: Gần gũi, giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Biện pháp tu từ.
Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ .
– Nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ.
→ Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.
– Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần
→ Tác dụng: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.
4. Nhận xét về vần, nhịp.
– Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;…
→ làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc, tạo nên sự kết dính cho văn bản thơ, đồng thời tạo sức âm vang cho những “lời của cây” trong tâm hồn người đọc.
– Ngắt nhịp.
+ Bài thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn 2/2 → Tạo nên nhịp điệu đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa cho thấy sự êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.
+ Trường hợp nhịp lẻ 1/3 “Rằng các bạn ơi”
→ Nhấn mạnh khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm
5. Chủ đề, thông điệp của bài thơ
– Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên.
Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tổng kết.

  1. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
  2. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT .
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ.
Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– GV quan sát, hướng dẫn.
– HS suy nghĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm .
– HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
III. Tổng kết.
1. Ni dung.
– Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
– Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này.
2. Nghệ thuật
– Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây .
 Cách tổng kết 2.
PHT số …

Những điều em nhận biết và làm được.Những điều em còn băn khoăn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  2. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv chuyển giao nhiệm vụ:
 Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.1. Nhà thơ Trần Hữu Thung quế ở đâu?
A. Nghệ An.
B. Lạng Sơn.
C. An Giang.
D. Hà Nội.
2. Thơ của Trần Hữu Thung thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự suy tư, giàu chất nhân văn và có cái nhìn mang màu sắc triết lý về cuộc sống.
B. Thể hiện sự bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự vật quen thuộc xung quanh.
C. Thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.
D. Thể hiện sự rung cảm và những khát vọng của một trái tim yêu thương, trân trọng cuộc sống.
3. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Lời của cây cho ta biết điều gì?
A. Khởi đầu của cây là mầm non.
B. Khởi đầu của cây là hạt.
C. Khởi đầu của cây là rễ cây.
D. Khởi đầu của cây là sự chăm sóc của người trồng.
4. Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất, hạt cây như thế nào?
A. Nằm yên không nói.
B. Hạt năm lặng thinh.
C. Hạt cây thì thầm.
D. Hạt cười không nói.
5. Trong bài thơ Lời của cây, khi hạt nảy mầm, ta nghe được điều gì?
A. Lời của cây và lời của người trồng cây.
B. Lời của cây và tiếng gió thổi rì rào
C. Lời thì thầm của cây và tiếng chim hót líu lo.
D. Bàn tay vỗ, tiếng ru hời.
6. Trong bài thơ Lời của cây, mầm cây kiểng điều gì?
A. Gió bấc, sâu ăn mầm.
B. Trời mưa giông, người phá hoại.
C. Sương muối.
D. Gió bấc, mưa giông.
7. Trong bài thơ Lời của cây, khi cây đã nở được vài lá bé, có điều gì đặc biệt?
A. Cây bắt đầu bập bẹ.
B. Cây cất tiếng hát.
C. Cây thì thầm nhỏ to.
D. Cây mỉm cười đón ánh bình minh.
8. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?
A. Hoán dụ, nhân hóa.
B. So sánh, điệp ngữ.
C. Nhân hóa, điệp ngữ.
D. Nói quá, nhân hóa.
9. Bài thơ Lời của cây được ngắt nhịp như thế nào?
A. Nhịp 1/3.
B. Nhịp 3/1.
C. Nhip 2/2
D. Nhịp tự do.
10. Bài thơ Lời của cây thể hiện thông điệp gì?
A. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây cũng có tâm hồn như con người.
B. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cho ta bóng mát.
C. Hãy biết lắng nghe lời của cây, hãy yêu cây xanh, vì cây xanh là một phần cuộc sống tươi đẹp của chúng ta.
D. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cung cấp oxy.Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– Gv quan sát, gợi mở.
– HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
Gv tổ chức hoạt động.
– Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Gợi ý:

1-A

2-C

3-B

4-B

5-D

6-D

7-A

8-C

9-C

10-C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

(Có thể giao về nhà).

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn.
  3. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết 5 câu thể hiện cảm xúc khi mình hóa than.
 – HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
– HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm.
– Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức .
– Các bạn có biết ai là người bạn thân thiết của các bạn học sinh ngày nắng nóng không? Chính là tôi – cây bàng lá nhỏ. Những ngày trời nắng, tôi giang tay tỏa bóng mát để các bạn ngồi, thỉnh thoảng tôi còn phe phẩy lá cành để quạt mát cho các bạn. Đôi khi trời gió, tôi cũng đùa vui bằng cách thả những chiếc lá để các bạn chạy theo bắt. Tôi chỉ mong kì nghỉ hè thật ngắn để có nhiều thời gian ở bên các bạn. 

Tuần: ….
Tiết: ……

Văn bản 2:
SANG THU
(Hữu Thỉnh)

I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
Giúp học sinh có khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết được  một số chi tiết đặc điểm của thể thơ năm chữ: hình ảnh, vần nhịp, số câu, số tiếng
– Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.
– Cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ thông qua các hình ảnh thơ
– Nhận ra được điểm khác biệt trong cách cảm nhận về mủa thu của thơ Hữu Thỉnh.
3. Về phẩm chất:</strong
– Giúp học sinh biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, cảm nhận được bước đi của thời gian qua sự thay đổi của thiên nhiên, vạn vật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
– Lập kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên
– Phiếu học tập
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
1. Mục tiêu:
– Tạo tâm thế hứng thú cho HS
– Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm
2. Nội dung:
– GV đưa ra câu hỏi gợi mở
– HS trả lời
– GV nhận xét, đánh giá, chốt ý kết nối với văn bản
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần chuyển dẫn của GV
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– GV chiếu cho HS xem đoạn video kể về bốn mùa và đặt câu hỏi:
Em ấn tượng với mùa nào nhất trong năm? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):

  • GV nhận xét câu trả lời của HS
  • GV bắt dẫn vào bài:

– Thiên nhiên đất trời Việt nam có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có những vẻ đẹp riêng và lợi ích riêng của nó. Mùa thu  đến, thi sĩ Xuân  Quỳnh đã có sáng tác rất hay về mùa thu.
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của mùa thu qua bài thơ “Sang thu”
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

I. TÌM HIỂU CHUNG
 a. Mục tiêu:
– Giúp HS rèn luyện năng lực tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề
– Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”
b. Nội dung:
–  HS tìm hiểu ở nhà.
– GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và tròDự kiến sản phẩm
1. Tác giả
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)
– GV hướng dẫn học sinh đọc sgk
– HS quan sát sgk và trả lời
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình
1. Tác giả:
– Hữu Thỉnh: tên thật Nguyễn Hữu Thỉnh sinh 1942 quê ở Tam Dương – Vĩnh Phúc
– Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1963
– Thơ ông thường có những liên tưởng độc đáo thể hiện những suy tưởng giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lí về cuộc sống
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Thư mùa đông, Trường ca biển, Từ chiến hào tới thành phố, …
2.      Tác phẩm.
* Đọc và tìm hiểu chú thích.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
– Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào?
? Xét về  từ loại hai từ này thuộc từ loại nào?
? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
– Đọc văn bản
– Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
– Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
– Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung  cho nhóm bạn (nếu cần).
GV:
– Nhận xét cách đọc của HS.
– Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
– Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau
 
* Trải nghiệm cùng văn bản.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV hỏi, HS trả lời
? Bài thơ Sang thu được sáng tác vào năm nào?
? Xác định và chỉ ra PTBĐ chính và thể thơ trong bài thơ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
– Yêu cầu HS trả lời.
– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
– Trả lời câu hỏi
– Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái độ học tập và kết quả của HS.
– Chốt kiến thức lên màn hình.
– Chuyển dẫn sang nhiệm vụ tiếp theo
2. Trải nghiệm cùng văn bản:
* Đọc và tìm hiểu chú thích:
– Học sinh đọc đúng: giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư
– Tìm hiểu từ ngữ khó: chùng chình, dềnh dàng, …
– Xuất xứ: Sang thu được sáng tác vào năm 1977
– Thể thơ: Năm chữ
– PTBĐ chính: biểu cảm
– Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: Tín hiệu giao mùa;
+ Khổ 2: Sự chuyển biến của đất trời vào thu;
+ Khổ 3: Sang thu – suy ngẫm và triết lí
– Nhan đề:
II.SUY NGẪM, PHẢN HỒI.
a. Mục tiêu: Giúp HS
– Tìm được những cách gieo vần và ngắt nhịp và mạch cảm xúc của nhà thơ qua bốn khổ thơ
– Đánh giá chung về thể thơ năm chữ
b. Nội dung:
– HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
– HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
1. Khổ 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
b. Nội dung:  HS thực hiện yêu cầu của GV cảm nhận khổ thơ
c. Sản phẩm: vở ghi HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và tròDự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
– Chia lớp làm 4 nhóm
– Phát phiếu học tập số 1 và giao nhiệm vụ:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN TRONG KHOẢNH KHẮC GIAO MÙA

Nội dung câu hỏiDự kiến sản phẩm
Những tín hiệu báo thu sang
Những từ ngữ thể hiện cái nhìn của nhà thơ?
Tâm trạng nhà thơ được thể hiện qua những từ ngữ nào?

a.?Tác giả cảm nhận mùa thu sang bắt đầu từ đâu? Theo em “gió se” là gió như thế nào?
? Tại sao ở đây tác giả không dùng từ “bay”  “lan” mà lại dùng “phả”?
? Trong khổ thơ tín hiệu đầu tiên nào giúp nhà thơ nhận ra sự biến đổi của đất trời?
b.? Qua từ ngữ nào thể hiện rõ cái nhìn của nhà thơ về những dấu hiệu biến đổi đó?
c. ? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)
HS:
– HS hoạt động cá nhân: 2 phút
– HS thảo luận: 3 phút
– Đại diện trình bày
GV: theo dõi và hướng dẫn học sinh trả lời
B3: Báo cáo sản phẩm (HS)
GV:
– Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
– Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
– Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
– Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
– Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang khổ 2

1. Khổ 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa:
– Tín hiệu báo thu sang:
 +  Hương ổi:
+ Gió se: ngọn gió heo may lành lạnh đủ để dậy cảm xúc trong ta khiến ta có cảm thấy lâng lâng, dễ chịu trước khoảnh khắc giao mùa
+ Sương chùng chình qua ngõ -> những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ
Nghệ thuật:
+ Từ láy tượng hình: chùng chình -> cố ý chậm lại
+ Nhân hóa: sương chùng chình -> Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm, ngập ngừng, lưu luyến, bịn rịn như có tâm hồn.
+ Nhịp thơ có sự thay đổi (3/2 -> 2/3) -> tình cảm, cảm xúc của tác giả.
ð Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ trước sự biến  chuyển nhịp nhàng của cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa.
2.  Khổ 2: Những chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
b. Nội dung:  HS thực hiện yêu cầu của GV cảm nhận khổ 2
c. Sản phẩm: vở ghi HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinhSản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
Chia cặp và yêu cầu hs thực hiện các nhiệm vụ:
? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào?
? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh dàng”. Em hiểu từ này như thế nào?
? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS thảo luận theo cặp và ghi kết quả ra giấy (5p)
– GV quan sát và hỗ trợ học sinh
B3: Báo cáo, thảo luận:
– GV mời đại diện một số nhóm trả lời
– HS theo dõi và nhận xét, bổ sung (nếu cần)
B4: Kết luận, nhận định của GV:
-Nhận xét thái độ làm việc và nội dung của các nhóm
-Chốt kiến thức chuyển sang khổ 3
–  Hình ảnh thiên nhiên:
+ Sông dềnh dàng
+ Chim vội vã
+ Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu → ranh giới cụ thể giữa hạ và thu
–  Nghệ thuật: từ láy dềnh dàng, vội vã -> sự chuyển mình của thiên nhiên tạo vật từ hạ sang thu
ð   Không gian và cảnh vật như đang chuyển mình, điềm tĩnh bước sang thu.
Khổ 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
a. Mục tiêu:  Giúp HS nắm được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
b. Nội dung:  HS thực hiện yêu cầu của GVcảm nhận khổ 3
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HSDự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn
Chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
? Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng những hình ảnh nào? Em hiểu gì về cái nắng trong thời điểm giao mùa này?
? Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi dần” điều đó có ý nghĩa gì?
? Em hiểu câu thơ 3,4 này như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ;HS:–  Tiếp nhận yêu cầu-  Làm việc cá nhân-  Làm việc  nhómGV: theo dõi học sinh trao đổi, hướng dẫn học sinh (nếu cần)B3: Báo cáo, thảo luận:HS theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung (nếu cần)B4: Đánh giá kết quả (GV)–      Nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh-      Chốt ý
–  Hình ảnh thiên nhiên:
+ Nắng vẫn còn nhưng đã nhạt dần
+ Mưa cũng vơi và ít dần
+ Sấm cũng bớt bất ngờ
+ Hàng cây cổ thụ không còn giật mình bởi những tiếng sấm
è Thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa đang biến đổi chậm dần chứ không vội vã.
– Nghệ thuật: ẩn dụ
+ Sấm: chỉ cái bất thường của ngoại cảnh
+ Hàng cây đứng tuổi: những con người lớn tuổi, từng trải.
→ Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời
III.            TỔNG KẾT
a. Mục tiêu:  Giúp HS nắm được giá trị Nội dung cần đạt và nghệ thuật của bài thơ.
b. Nội dung:  HS thực hiện yêu cầu của GV khái quát giá trị tác phẩm
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật về: ngôn ngữ, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh…
? Với những thành công về nghệ thuật, bài thơ đã làm nổi bật nội dung gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TỔNG KẾT

Nội dung câu hỏiDự kiến sản phẩm
Những đặc điểm của thể thơ năm chữ được thể hiện trong bài thơ.
Những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
Tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ (HS)
– Đọc yêu cầu.
– Hoạt động cá nhân.
– Hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận (HS và GV).
– HS trả lời, HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
– GV theo dõi, hướng dẫn học sinh.
B4: Nhận xét, đánh giá:
– Nhận xét quá trình làm việc của học sinh
– Chốt kiến thức

1. Nghệ thuật:
– Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái.
– Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa
2. Nội dung:
Bài thơ Sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ.

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.:

  1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về thơ và hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ để biết cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên.
  2. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)

  • HS nghe nhiệm vụ
  • HS trả lời ý kiến của mình
  • GV nghe và nhận xét

Hoạt động vận dụng: Viết ngắn
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày
c. Phương thức thực hiện:  HĐ cá nhân
d. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
e. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.
* HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu
* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:
– Tìm đọc những tác phẩm viết về mùa thu
– Học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở
– Chuẩn bị bài:Ông Một”


Tuần: ….
Tiết: ……

Đọc kết nối chủ điểm:
ÔNG MỘT
(Vũ Hùng)

I. MỤC TIÊU.
1. Về năng lực
a. Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù :
– Nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản.
– Cảm nhận được những tình cảm và vẻ đẹp từ thiên nhiên nhiên , vạn vật.
– Tóm tắt ngắn gọn văn bản .
– Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của bản thân sau khi đọc văn bản
2. Về phẩm chất:
– Giúp học sinh rèn luyện bản thân , phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái với thế giới vạn vạn, trân trọng sự sống của muôn loài yêu quê hương, biết trân trọng những giá trị trong cuộc sống hằng ngày mà thiên nhiên ban tặng.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC
– Kế hoạch dạy học, Sách giáo khoa, Sách giáo viên
– Phiếu học tập
– Bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
1. Mục tiêu:
– Học sinh xác định được nội dung chính trong bài học
b. Nội dung:
Gv: Đưa ra câu hỏi gợi mở
Hs: Theo dõi và trả lời câu hỏi
Gv: Từ đó kết nối với văn bản
c. Sản phẩm:
– Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của Gv
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ ( Gv )
– Đưa ra câu hỏi: “ Theo các bạn, thế giới loài vật có sợi dây tình cảm như con người không ? Vì sao? Em đã từng chứng kiến hay đọc câu chuyện nào có thật về loài vật cứu con người chưa”..
B2: Thực hiện nhiệm vụ
– Hs suy nghĩ câu trả lời
B3: Báo cáo thảo luận
– Hs đưa ra những cảm nhận , suy nghĩ cá nhân
B4: Đánh giá nhận định
– Gv nhận xét, đánh giá cho học sinh coi clip về chú chó trung thành và dẫn dắt vào bài: Sau khi học xong 2 văn bản” Lời của hạt ” và “ Sang thu ” các con có từng nghĩ “ Thế giới cỏ cây , hoa lá,  loài vật và con người liệu có sợi dây tình cảm nào không ?” . Và chắc mỗi bạn đều có cho mình 1cảm nhận và câu trả lời riêng. Để có thể trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm văn bản “ Ông Một ” để có cái nhìn rõ hơn về sợi dây tình cảm giữa thế giới loài vật và con người nhé.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Năng lực tìm hiểu thông tin, năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề, Tóm tắt ngắn gọn văn bản
b. Nội dung:
GV: sử dụng tạo nhóm đôi để tìm hiểu về tác giả, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.
HS : dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.
c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSSản phẩm.
1.  Tác giả
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).
– Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà , trao đổi với bạn cùng nhóm để trao đổi thông tin.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs trao đổi thông tin dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị , thống nhất và bổ sung ( nếu cần )
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
– HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Đánh giá kết quả
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
– Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
– Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
– Hướng dẫn đọc nhanh.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát, diễn cảm.
b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
– Nêu xuất xứ của văn bản ?
– Ngôi kể ?
– Tóm tắt:
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Gv: Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.
Hs: Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
– Trả lời các câu hỏi của GV.
– HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
– Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.
1. Tác giả:
– Vũ Hùng ( sinh năm 19310 ) tại Hà Nội.
– Ông là nhà văn viết hơn 40 tác phẩm cho thiếu nhi chỉ với đề tài duy nhất về thiên nhiên, rừng, muông thú.
– Tác phẩm tiêu biểu: Sống giữa bầy voi, Mùa săn trên núi…
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: Trích trong cuốn “ Phía Tây Trường Sơn”
– Ngôi kể: thứ 3
– Tóm tắt: Truyện kể về con voi (ông Một ) của Đề đốc Lê Trực – 1 lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị vây hãm, nghĩa quân tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê và tặng con voi cho quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Nhưng con voi nhớ ông Đề đốc, nhớ chiến trận, nhớ rừng. Mặc dù được người quản tượng hết lòng chăm sóc, yêu thương nhưng con voi vẫn ủ rũ và buồn thiu. Quản tượng quyết định thả nó về rừng. Sau đó, hằng năm mỗi độ sang thu nó lại về làng thăm quản tượng và dân làng. Được 10 năm như thế, khi ông quản tượng qua đời, nó buồn bã trở nên lặng lẽ. Từ đó, mấy năm nó mới lại xuống làng, đảo qua nhà cũ, tha thẩn trong sân, tung vòi hít ngửi khắp chỗ, rên khe kẽ và âm thầm bỏ đi.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI.
a. Mục tiêu:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề.
– Nhận diện các chi tiết tiêu biểu
– Nhận diện và thực hành các kiến thức Tiếng Việt đã học
b. Nội dung
– Gv sử dụng Kt khăn trải bàn để tìm hiểu các chi tiết thể  hiện tình cảm của voi dành cho Đô đốc và người quản tượng.
– Hs làm việc nhóm.
c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSSản phẩm
1. Tình cảm của chú voi đối với Đô đốc và người quản tượng.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv chia nhóm lớp làm 4 tổ
– Hoàn thiện phiếu học tập,
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS : Mỗi tổ cử ra thư kí ghi lại những ý kiến thống nhất của nhóm.
– Quan sát những chi tiết trong SGK
– Thảo luận những chi tiết đã chuẩn bi ở phiếu học tập và đưa ra đáp án thống nhất.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:Yêu cầu HS trình bày bằng bảng nhóm
– Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
– Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.
– HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét câu trả lời của HS.
– Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.
 

1.Tình cảm của chú voi đối với Đô đốc và người quản tượng.
Đề đốc Lê TrựcNgười quản tượng
Chi tiết thể hiện– Rời căn cứ, nó nhớ ông Đề đốc, nhớ chiến trận.
– Nó chỉ khuây khỏa lúc làm việc rồi lại đứng buồn thiu.
– Nó héo đi như chiếc lá già.
– Nó vẫn giúp quản tượng kéo gỗ, phá rẫy.
– Khi được thả về rừng, hằng năm khi sang thu, nó lại xuống làng, rống gọi rộn ràng từ xa
– Nó về mái nhà cũ, quỳ giữa sân.
– Nó ở lại vài bữa, giúp ông đủ việc
– Khi biết quản tượng mất, nó chạy vào nhà, hít hà giường cũ, buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ.
– Sau khi người quản tượng mất, nó đảo qua nhà, tha thẩn trong sân, tung vòi hít ngửi khắp chỗ, rên khe kẽ và âm thầm bỏ đi.
Nhận xét:-> Lời văn nhẹ nhàng kết hợp biện pháp nhân hóa, so sánh.
=> Qua đó, thể hiện tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung của Ông Một đối với Đề đốc và người quản tượng.
2. Tình cảm của người quản tượng và dân làng với con voi.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv: Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc vb và tìm chi tiết
GV hướng dẫn HS tìm chi tiết (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày bằng bảng phụ
– Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
– Chốt kiến thức,bình giảng, cho học sinh coi clip về chú chó Hachiko :Đến đây, các con đã có thể trả lời cho câu hỏi “ Thế giới loài vật và con người có sợi dây tình cảm nào không ?” . Nhưng cô tin rằng , sau khi học xong văn bản “ Ông Một ”và coi clip về 1 câu chuyện có thật về chú chó Hachiko thì mỗi bạn đều có cho mình 1cảm nhận và câu trả lời riêng. Qua đó, cô càng thấy 1 điều Mẹ Thiên nhiên tạo hóa thật kì diệu, giữa con người và loài vật hay giữa con người và cỏ cây hoa lá đều có những mối liên hệ riêng. Chỉ có điều con người chúng ta có đủ tinh tế, đủ tình cảm để nhận ra những điều đó hay không…- GV chuyển sang phần tiếp.
 

2.Tình cảm của người quản tượng và dân làng với con voi
Chi tiết thể hiện– Dân làng gọi con voi bằng cái tên đầy thân thuộc “Ông Một”.
– Người quản tượng chăm sóc, vỗ về, coi voi như anh em trong nhà.
– Khi voi từ rừng xa trở lại, ông mừng như trẻ lại, tắm cho nó, trồng riêng bãi mía cho nó và thiết đãi nó những bữa no nê.
– Dân làng nô nức đón nó từ đầu làng, lũ trẻ kéo đến xúm xít dưới chân voi, các bô lão đem đến cho nó đủ thứ quà.
Nhận xét→ Sử dụng biện pháp nhân hóa, từ láy
→ Từ đó, ta cảm nhận không chỉ quản tượng mà cả dân làng đã coi Ông Một giống như người thân của họ, hiểu tâm tính và yêu quí, tông trọng voi. Họ chờ đợi, háo hức đón voi về thăm như đón người thân đi xa trở về.

 

III. LUYỆN TẬP.
a. Mục tiêu:
– Củng cố, vận dụng những kiến thức đã học
b. Nội dung
– Gv đưa ra đề bài.
c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSSản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv đưa ra nhiệm vụ: Mỗi bạn sẽ tự vẽ lại một bức tranh ( đã chuẩn bị sẵn ) với chủ đề “ Tiếng nói của vạn vật” và đưa ra thông điệp của bức tranh đó.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs chuẩn bị
B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS nhận xét
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS.
B4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.
– Các bức tranh và thông điệp của học sinh.

IV. VẬN DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ.
a. Mục tiêu:
– Củng cố, vận dụng những kiến thức đã học để viết đoạn văn hoàn chỉnh.
– Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà.
b. Nội dung– Gv sử dụng câu hỏi gợi mở, nhắc lại tri thức.
c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSSản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv chuyển giao nhiệm vụ: “ Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “ Ông Một ”.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs suy nghĩ làm việc cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS.
B4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS
– Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
+ Vẽ sơ đồ tư duy về các kiến thức đã học trong bài “ Ông Một ”
+ Đọc và chuẩn bị phần Thực hành Tiếng Việt.
Về hình thức:1 đoạn văn, đúng nội dung yêu cầu
– Nội dung:
+ Câu mở đoạn , giới thiệu tên văn bản, tác giả
+ Ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân
+ Chi tiết nào để lại ấn tượng nhất? Vì sao ?
+ Kết đoạn

Tuần: ….
Tiết: ……

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
– Đặc điểm và tác dụng của phó từ.
2. Về năng lực
a. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được phó từ và phân tích được công dụng của phó từ.
– Biết cách sử dụng phó từ trong khi viết, nói.
b. Năng lực chung
– Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động, tự tin trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm; trong hoạt động thực hành tiếng Việt với giáo viên.
– Phát triển năng lực tự chủ, tự học: chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập được chuyển giao trước buổi học trong các hoạt động học tập.
– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc thực hành các dạng bài tập tiếng Việt nâng cao.
3. Về phẩm chất:
– Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ: tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm và khả năng tự học: biết tự chịu trách nhiệm với sản phẩm, kết quả học tập của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy họ
– SGK, SGV.
– Máy chiếu, máy tính.
– Phiếu học tập.
2. Học liệu
– Tri thức tiếng Việt.
– Hình ảnh liên quan đến nội dung trong tiết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG.

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS lắng nghe phần giải thích của GV và tham gia trò chơi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời được thể hiện ở hành động của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:
1PH
2HUTHNH
3GIÓBC
4THÌTHM
5TÍNHT
Tổ chức thực hiệnSản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ– GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật
+ Hàng ngang 1 (có 3 kí tự): Điền từ còn thiếu để hoàn thành những câu thơ sau: P/H/Ả
“Bỗng nhận ra hương ổi
… vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
+ Hàng ngang 2 (có 8 kí tự): Bài thơ “Sang thu” là sáng tác của nhà thơ nào? H/Ữ/U/T/H/Ỉ/N/H
+ Hàng ngang 3 (có 6 kí tự): Điền từ còn thiếu vào câu sau: … là gió từ phương Bắc thổi về, lạnh, gây rét nên có hại cho cây cối, mùa màng. G/I/Ó/B/Ắ/C
+ Hàng ngang 4 (có 7 kí tự): Trong bài thơ “Lời của cây”, khi hạt đã nảy mầm, mầm cây thế nào? T/H/Ì/T/H/Ầ/M
+ Hàng ngang 5 (có 6 kí tự): Em hãy cho biết từ “bé” trong đoạn thơ sau thuộc loại từ nào? T/Í/N/H/T/
“Khi cây đã thành
Nở vài lá
Lá nghe màu xanh
Bắt đầu bập bẹ”.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
– Hàng ngang 1: Phả.
– Hàng ngang 2: Hữu Thỉnh.
– Hàng ngang 3: Gió bắc.
– Hàng ngang 4: Thì thầm.
– Hàng ngang 5: Tính từ.
Thực hiện nhiệm vụHS hoạt động cá nhân.
Báo cáo thảo luậnHS trình bày cá nhân.
Kết luận nhận định– GV nhận xét, chốt kiến thức theo từng vấn đề.

– GV dẫn dắt vào bài học mới.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm và hiểu tác dụng của phó từ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu học sinh đọc thầm phần tri thức tiếng Việt, yêu cầu HS lắng nghe phần hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HSSản phẩm.
Chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS đọc tri thức Tiếng Việt và yêu cầu HS quan sát và lắng nghe GV giảng giải về khái niệm phó từ và các loại phó từ.
1.      Phó từ
Ví dụ 1: Các bạn đang dọn rác.
Ví dụ 2: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
2.      Các loại phó từ
Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ.
Ngữ liệu: Những cây non được chúng tôi chăm bón kĩ lưỡng.
_ Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.
Nhóm phó từ chuyên đứng trước hoặc sau động từ, tính từ.
Ngữ liệu:
–  Đầu tôi to ra nổi từng tảng rất bướng.
_ Phó từ “ra” đứng sau tính từ “to” bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả và hướng.
_ Phó từ “rất” đứng trước tính từ “bướng” bổ sung ý nghĩa về mức độ.
–   Anh đừng trêu vào.
_ Phó từ “đừng” đứng trước động từ “trêu” bổ sung ý nghĩa cầu khiến.– GV phát phiếu học tập, HS sẽ sắp xếp các từ cho sẵn để hoàn thành bảng sau:
1.      Phó từ
– Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này.
2. Các loại phó từ:
Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ.
– Nhóm phó từ chuyên đứng trước hoặc sau động từ, tính từ.
– Hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP:

Cho các từ: sẽ, thật, cũng, ra, đã, chớ, lắm, sắp, không, hãy, chẳng, hơi, đều, rồi, xong, quá, còn, chưa, rất, đang, vẫn, vào, được, đừng.

Em hãy sắp xếp các từ trên vào bảng phân loại theo mẫu sau:

CÁC LOẠI PHÓ TỪ.

Phó từ đứng trướcPhó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Chỉ mức độ
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Chỉ sự phủ định
Chỉ sự cầu khiến
Chỉ kết quả và hướng
Chỉ khả năng
Thực hiện nhiệm vụHS hoạt động cá nhân.
Báo cáo thảo luậnHS trình bày cá nhân.
Kết luận nhận địnhGV nhận xét, chốt kiến thức theo từng vấn đề.

PHIẾU HỌC TẬP.

Cho các từ: sẽ, thật, cũng, ra, đã, chớ, lắm, sắp, không, hãy, chẳng, hơi, đều, rồi, xong, quá, còn, chưa, rất, đang, vẫn, vào, được, đừng.
Em hãy sắp xếp các từ trên vào bảng phân loại theo mẫu sau:
CÁC LOẠI PHÓ TỪ.

 Phó từ đứng trướcPhó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gianđã, đang, sắp, sẽ, … 
Chỉ mức độrất, thật, hơi, quá, …lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tựcũng, vẫn, đều, còn, … 
Chỉ sự phủ địnhkhông, chưa, chẳng, … 
Chỉ sự cầu khiếnđừng, hãy, chớ, … 
Chỉ kết quả và hướng vào, ra, rồi
Chỉ khả năng được, xong

 Hoạt động 3: LUYỆN TẬP.

  1. Mục tiêu:  Nhận biết được phó từ và ý nghĩa của phó từ. Nắm rõ đặc điểm và hiểu tác dụng của từ đa nghĩa và từ đồng âm. Chỉ ra được tác dụng của nghệ thuật nhân hóa, lựa chọn từ ngữ thích hợp trong câu, ngữ liệu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập trong SGK.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiệnSản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài tập 1 và 2.
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện theo yêu cầu ở bài tập 3, 4, 5.
– GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân bài tập 6.
Thực hiện nhiệm vụ– Học sinh hoạt động nhóm đôi, thảo luận nhóm và cá nhân theo hướng dẫn.
Báo cáo thảo luận– GV mời 1-2 cặp học sinh trả lời.

– GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Gv mời 1- 2 HS trả lời.

Kết luận nhận địnhGV chốt đáp án sau mỗi bài tập.
Bài tập 1:

CâuPhó từBổ sung cho DT/Đt/TTÝ nghĩa bổ sung
achưagieophủ định
bđãthì thầmthời gian
c– vẫn
– đã- cũng
– còn
– vơi
– bớt
– chỉ sự tiếp diễn tương tự
– thời gian
– khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái.
d– hay
– được
– lắm
– những- một
– nhắm
– đoán
– tiến bộ
– buổi chiều, bông hoa
– hôm
– thường xuyên
– kết quả
– mức độ
– số lượng- số lượng
đ– vẫn
– những
– chỉ
– lại
– giúp
– từ lúc
– khuây khỏa
– đứng
– tiếp diễn tương tự
– số lượng
– giới hạn phạm vi
– tiếp diễn tương tự
e– mọi
– đều
– tiếng
– vô ích
– số lượng
– sự đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng

 Bài tập 2:
a. Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa cho từ lớn về thời gian.
b. Phó từ đã bổ sung ý nghĩa cho từ về chỉ thời gian.
c. Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa cho từ cho để chỉ sự tiếp diễn tương tự của hoạt động.
d. – Phó từ quá bổ sung ý nghĩa cho từ quen để chỉ mức độ.
– Phó từ được bổ sung ý nghĩa cho từ xa rời để chỉ kết quả.
Bài tập 3:
Gợi ý: HS sẽ mở rộng câu, nhận xét dựa trên ý nghĩa của phó từ.
ví dụ:
a. Trời tối.
– “Trời đã tối” → (chỉ thời gian).
– “Trời tối quá!” → (chỉ mức độ).
b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.
– “Bọn trẻ đang đá bóng ngoài sân” → (chỉ thời gian)
– “Bọn trẻ không đá bóng ngoài sân” → (chỉ sự phủ định)
Bài tập 4: (Tùy theo cách diễn đạt của HS)
– Có 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
+ Biện pháp tu nhân hóa (thì thầm). Tác dụng: Làm cho hình ảnh hạt mầm hiện lên sinh động, đồng thời thể hiện trong cảm nhận của tác giả hạt mầm giống như một con người.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ (giọt sữa). Tác dụng: góp phần khắc họa sinh động hình ảnh hạt mầm mới nhú có hình dáng và màu sắc trắng đục như giọt sữa đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của tác giả danh cho hạt mầm.
Bài tập 5:
– “Phả”: (hơi, khí) bốc mạnh và toả ra thành luồng.
– “tỏa”: (từ một điểm) lan truyền ra khắp xung quanh.
– “Quyện”: cùng với nhau làm thành một khối không thể tách rời, tựa như xoắn chặt, bện chặt vào nhau
Hương ổi chín được cơn gió nhẹ thổi tỏa ra và hòa vào không gian thành luồng báo hiệu mùa thu đã đến nên dùng từ “phả” là thích hợp nhất.
Bài tập 6:
– Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ nên hiểu theo nghĩa (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.
– Người đọc dễ dàng nhận ra nghĩa của cụm từ này vì những từ ngữ khác thể hiện trong đoạn thơ mang cùng nét nghĩa như “phả”, “chùng chình”, một sự chuyển mình có cái chậm, cái nhanh, cái nhẹ nhàng nhưng rõ ràng từ hạ sang thu.

Tổ chức thực hiệnSản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập

 

 

 

GV yêu cầu HS hóa thân thành một loài cây và viết đoạn văn từ 150 – 200 chữ trong đó sử dụng phó từ để chia sẻ với mọi người về quá trình trưởng thành của mình.
* Về hình thức:
Bài viết đảm bảo:
– Hình thức của đoạn văn, đúng dung lượng.
– Quy tắc chính tả, cấu trúc câu.
– Có sử dụng phó từ.
* Về nội dung:
Hóa thân thành một loài cây và tự giới thiệu về bản thân.
– Lời tự giới thiệu của loài cây em hóa thân.
– Miêu tả khái quát về loài cây.
– Công dụng của loài cây.
– Khẳng định lại giá trị của loài cây mà em hóa thân.
* Viết ngắn:
Bài mẫu:
Xin chào, tôi là Cỏ bốn lá, là loài cỏ khá nhỏ và dễ thương. Tôi còn có tên gọi khác là Tứ Diệp Thảo. Bạn biết không, tôi là một cây cỏ khá hiếm đấy, bởi vì cứ 10.000 cỏ ba lá mới có một cỏ bốn lá, đặc biệt phải không? Bốn lá của tôi, 1 lá thể hiện cho “sự trung thành”, lá thứ 2 thể hiện “niềm tin”, lá thứ 3 là “Tình yêu” và lá cuối cùng, lá làm cho tôi thêm quý hiếm, là “may mắn”. Vì là một loài cỏ, bạn dễ thấy chúng tôi ở các bụi cây ven đường, trong chậu hoa của lớp hay thậm chí là trong sân nhà bạn, thế nhưng, đó cũng chỉ là cỏ 3 lá thôi, nếu bạn tìm kĩ thì có thể bạn sẽ thấy tôi – cỏ bốn lá may mắn. Tôi có 1 hàm lượng chất dinh dưỡng cao và có nhiều thành phần biệt dược không chỉ có tác dụng tốt với con người mà ngay cả những gia súc trong nhà khi được nuôi bằng cỏ 3 lá và chúng tôi cũng trở nên khỏe mạnh và sản xuất ra nhiều sữa hơn. Các bạn chắc hẳn thắc mắc tôi được hình thành như thế nào? Tôi hình thành do sự đột biến trong thể xô-ma hoặc do một lỗi phát triển của môi trường. Quá là đặc biệt phải không? Tôi tự hào được gọi là Tứ Diệp Thảo, tôi không chỉ là một loại cỏ dại mà hơn hết tôi còn có những giá trị dược lí giúp ích cho con người.
Thực hiện nhiệm vụHS viết ngắn và dán vào tờ A0 theo tổ và trưng bày
Báo cáo/ Thảo luậnGV tổ chức cho HS xem và bình chọn đoạn văn hay nhất bằng cách dán ticker dấu sao
Kết luận/ Nhận địnhGV nhận xét, ghi điểm

 Hồ sơ dạy học.

BẢNG KIỂM VIẾT NGẮN.

Tiêu chí  đánh giá

Tiêu chuẩn  đạt yêu cầuChưa đạt yêu cầu

Tự đánh giá bài viết

ĐạtChưa đạt
1 Nội dung đoạn vănĐúng yêu cầu: tình yêu thiên nhiênNội dung đi lệch yêu cầu đề

 

2Dùng từ ngữ trong đoạn vănĐảm bảo có ít nhất 1 phó từKhông có phó từ
3Hình thức đoạn vănĐảm bảo hình thức (Viết hoa, lùi vào ở dòng đầu, kết thúc bằng dấu chấm câu)Gạch đầu dòng, không viết lùi, không có dấu kết thúc câu
4Dung lượng của đoạn vănĐảm bảo dung lượng trong giới hạn150 – 200 chữÍt hơn 150 chữ hoặc nhiều hơn 200 chữ

Tuần: ….
Tiết: ……

Đọc mở rộng theo thể loại:
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
(Huy Cận)

I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
Giúp học sinh có khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
– Nhận diện được những đặc điểm của một bài thơ bốn chữ: vần, nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ, …
–  Xác định được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ
– Nêu được chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc.
2. Về phẩm chất:
– Giúp học sinh biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, trân trọng bảo vệ, giao hòa cùng thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
– Lập kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên
– Phiếu học tập
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
1. Mục tiêu:
– Tạo tâm thế hứng thú cho HS
– Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các hình ảnh thiên nhiên, vạn vật.
2. Nội dung:
– GV đưa ra câu hỏi gợi mở
– HS trả lời
– GV nhận xét, đánh giá, chốt ý kết nối với văn bản
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần chuyển dẫn của GV
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– GV chiếu cho HS xem đoạn video tiếng chim chiền chiện và đặt câu hỏi:
Các em có biết đây là loài chim gì không?

  1. Đây là loài lông vũ, sinh sống chủ yếu gần các cánh đồng ở làng quê.
  2. Loài chim này còn có tên gọi khác là Cà Lơi hay là Chim Sơn Ca.
  3. Được mệnh danh là ca sĩ của thế giới loài chim.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):

  • GV nhận xét câu trả lời của HS
  • GV bắt dẫn vào bài:

Vừa rồi chúng mình được nghe tiếng chim lảnh lót của chú chim chiền chiện. Chiền chiện là loài chim nhỏ thuộc bộ sẻ, có lông màu nâu xám thường tìm thấy ở các đồng quê, bụi cỏ. Đây được xem là loại chim có giọng hót rất hay khiến người ta thích thú ngay từ những giai điệu ban đầu. Nó còn được coi là loài chim biểu tượng cho niềm vui, niềm hi vọng, sự tự do, sáng tạo vào ngày mới. Dưới ngòi bút của nhà thơ Huy Cận, chiền chiện hiện lên sinh động như thế nào; cách quan sát của tác giả độc đáo ra sao và tại sao loài chim này lại có ý nghĩa biểu tượng đẹp như thế? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

I. TÌM HIỂU CHUNG
 b. Mục tiêu:
– Giúp HS rèn luyện năng lực tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề
– Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Huy Cận và bài thơ “Con chim chiền chiện”
b. Nội dung:
–  HS tìm hiểu ở nhà.
– GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và tròDự kiến sản phẩm
3. Tác giả
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Học sinh thảo luận nhóm đôi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)
– GV hướng dẫn học sinh đọc sgk
– HS quan sát sgk và trả lời
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
1. Tác giả: Huy Cận.
– Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919 – 2005), quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Ông là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ Việt Nam
– Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới.
– Phong cách sáng tác: hồn thơ ảo não nhưng giàu chất suy tưởng
– Các tác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em (tập thơ thiếu nhi)4.      Trải nghiệm cùng văn bản:
–  Thể thơ: 4 chữ.
–  Xuất xứ: Trích trong tập “Những bài thơ em yêu”, Phạm Hổ, Nguyễn Hiệp tuyển chọn, NXB Giáo dục 2004
II. SUY NGẪM, PHẢN HỒI.
a. Mục tiêu: Giúp HS:
– Phát hiện được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ
– Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ
– Rút ra được chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua bài thơ.
b. Nội dung:
– HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
– HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm b%E

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang