Tri thức Ngữ văn Bài 1: Thơ bốn chữ, năm chữ; hình ảnh, vần, nhịp, thông điệp trong thơ; phó từ (Ngữ văn 7, tập 1, Chân trời sáng tạo).

bai-1-tri-thuc-ngu-van-tho-bon-chu-nam-chu-sgk-ngu-van-7-tap-1-sach-chan-troi-sang-tao

TRI THỨC NGỮ VĂN
(Thơ bốn chữ, năm chữ; hình ảnh, vần, nhịp, thông điệp trong thơ; phó từ), SGK Ngữ văn 7, tập 1, sách Chân trời sáng tạo.

1. Thơ bốn chữ, năm chữ.

+ Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.

+ Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.

+ Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường được sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.

2. Hình ảnh trong thơ.

– Hình ảnh trong thơ là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.

3. Vần và vai trò của vần trong thơ.

Vần  những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Cách gieo vần trong thơ bao gồm:

+ Vần chân (hay cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ.

+ Vần lưng (hay yêu vận): là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.

+ Vai trò của vần trong thơ: vần có vai trò liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.

4. Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ.

+ Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ.

+ Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thơi cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.

5. Thông điệp:

– Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc.

6. Phó từ.

– Phó từ là những từ chuyện đi kèm với danh từ, động từ, tính từ. Có thể chia phó từ thành hai nhóm sau:

– Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng,…

– Nhóm phó từ chuyên đi kèm động từ, tính từ, thường bổ sung nghĩa mức độ, khả năng, kết quả và hướng, chẳng hạn như: rất, lắm, quá, ra, đi, mất,…

– Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cần khiến,…

– Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,…

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Soạn bài Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo) – Đầy đủ, chi tiết - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.