giao-an-bai-8-ngu-van-8-chan-troi-sang-tao-canh-cua-mo-ra-the-gioi-van-ban-thong-tin

Giáo án Bài 8, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin)

Giáo án Bài 8, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo:

Cánh cửa mở ra thế giới
(Văn bản thông tin)

I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức:

-Đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem;  mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

-Thông tin cơ bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

-Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn để của xã hội đương đại; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

– Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

– Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.

b. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Phân tích được thông tin cơ bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

c. Về phẩm chất:

– Trung thực khi tham gia các hoạt động .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

– Sách giáo khoa, Sách giáo viên

– Máy chiếu, máy tính

– Giấy A0 hoặc bảng phụ

– Phiếu học tập.

2. Học liệu.

– Tri thức ngữ văn

– Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG.

  1. Mục tiêu: – Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của em về việc đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim ?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS: Cảm xúc của HS…
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về việc đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi

– GV theo dõi, quan sát HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân

* Sản phẩm dự kiến:

– Cảm xúc của HS:

+ Những cuốn sách hay bộ phim  góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú, thú vị.

+ Hành trình khám phá…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học.

+ Khi đọc một cuốn sách, xem một bộ phim chúng ta như được tham gia vào hành trình khám phá những vùng đât mới; du hành vào tâm hồn con người để hiểu thêm về người khác và bản thân. Những cuốn sách, bộ phim, vì vậy, đã góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú, thú vị.

+ Làm thế nào để chia sẻ những cuốn sách, bộ phim hay với người khác? Bài học này sẽ giúp em học được điểu đó qua những văn bản thông tin giới thiệu về một cuốn sách hoặc bộ phim.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN.

a. Mục tiêu:

– Đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS  trình bày kết quả theo  nhóm đã chuẩn bị ở nhà ,  phiếu học tập đã giao, để hệ thống tri thức thể loại .

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao trước phiếu học tập số 1 (hồ sơ dạy học) ở nhà, lên lớp yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, thời gian trong 2 phút để thống nhất nội dung phiếu học tập .

Phiếu học tập 1.

Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim.

Cấu trúc văn bản
Sa-pô
Phương tiện  phi ngôn ngữ
Chức năng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS trình bày theo nhóm.

– GV theo dõi, quan sát HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ HS đặt câu hỏi phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức .

– Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại văn bản : Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim.

Dự kiến sản phẩm phiếu học tập số 1

Cấu trúc văn bản– Phần 1: nêu một số thông tin về: tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,… trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim
– Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về gía trị của cuốn sách/ bộ phim.
– Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách/ bộ phim và đề xuất khuyến khích mọi người nên đọc xem
Sa-pôCó thể có sa-pô (sapo), đoạn nằm ngay dưới nhan đề văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc
Phương tiện phi ngôn ngữHình ảnh từ cuồn sách/ bộ phim được giới thiệu để truyền tải thông tin sinh động, hiệu qủa.
Chức năng Cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.

TUẦN:……
Tiết: ……….
Ngày soạn: …………
Ngày dạy: …………..

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

VĂN BẢN 1:

CHUYẾN DU HÀNH VỀ TUỔI THƠ
(Theo Trần Mạnh Cường)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó

– Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

– Phân tích được thông tin cơ bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

– Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

2. Năng lực:

a. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó

– Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

– Phân tích được thông tin cơ bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

– Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

b. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp

– Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ

– Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm

c. Phẩm chất:

– Yêu quý sách và thường xuyên đọc sách.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

– Giáo án.

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

– Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

– Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Học sinh:

– SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

A. KHỞI ĐỘNG.

  1. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  2. Nội dung:GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu học sinh: Tìm đọc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh và chia sẻ với bạn những cảm nhận của em về tác phẩm này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

– GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV gợi mở: Trên mạch kể hấp dẫn của câu chuyện, ngược dòng thời gian, tác giả đã đưa người đọc trở lại những năm tháng tuổi thơ vui vẻ với cốt truyện xoay quanh 4 bạn nhỏ nghịch ngợm, hồn nhiên cu Mùi, Hải cò, Tí sún và con Tủn. Trong thế giới tuổi thơ tươi đẹp ấy của những đứa trẻ, chúng không hề có những lo toan, bộn bề về cuộc sống vật chất và tinh thần mà chỉ hạnh phúc đắm chìm vào những trò chơi, những vui đùa của tuổi nhỏ. Trải dài trên từng trang viết là những câu chuyện hài hước, dí dỏm, những trò đùa vui vẻ khiến độc giả thực sự ước ao được quay lại những cảm xúc trong sáng, quãng thời gian vô tư như vậy một lần nữa.

– GV dẫn dắt vào bài: Ký ức tuổi thơ giống như một liều thuốc an thần giúp mọi người vượt qua những khoảnh khắc khổ đau, mất mát; những chênh vênh, tuyệt vọng nhất trong cuộc đời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tác giả Trần Mạnh Cường cảm nhận những ký ức đó thông qua cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.

  1. Mục tiêu:Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
  2. Nội dung:HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG 2: TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN.

a. Mục tiêu:

– Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS đọc văn bản

c. Sản phẩm học tập:

– Phần đọc của học sinh.

d.  Tổ chức thực hiện:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

(Còn nữa………………………………….)

Tải bản word đầy đủ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang