giao-an-bai-9-ngu-van-8-chan-troi-sang-tao-am-vang-cua-lich-su

Giáo án Bài 9, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử)

Giáo án Bài 9, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

a.  Năng lực đặc thù:

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

– Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn nhận cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi , câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định.

– Viết được bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.

– Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về một vấn đề của đời soongsm thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.

b. Năng lực chung:

– Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

– Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.

2. Phẩm chất:

– Trân trọng lịch sử, tự hào về cốt cách kiên cường của dân tộc.

I KIẾN THỨC.

– Khái niệm truyện lịch sử.

– Khái niệm bối cảnh (thời gian- không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,.. trong truyện lịch sử.

– Kĩ năng đọc truyện lịch sử.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học.

– Sách giáo khoa, Sách giáo viên.

– Máy chiếu, máy tính

– Giấy A1 hoặc bảng phụ. Phiếu học tập.

2. Học liệu.

– Tri thức ngữ văn.

– Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

TRI THỨC NGỮ VĂN.

I. YÊU CẦU.

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

1. Năng lực:

a. Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng:

– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của thể loại truyện lịch sử.

2. Phẩm chất:

– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Thiết kế bài giảng;

– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS cùng theo dõi video theo link sau và chia sẻ cảm nghĩ của mình nhé !

https://www.youtube.com/watch?v=jbyJ4p132hQ

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS: Cảm xúc của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS theo dõi Video Tiếng đàn bầu và chia sẻ cảm xúc của mình sau khi xem xong Video.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

– HS theo dõi video, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.

GV theo dõi, quan sát HS

* Sản phẩm dự kiến:

– Cảm xúc của HS:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI .

a. Mục tiêu:

– Hệ thống tri thức đọc hiểu về đặc điểm văn bản truyện lịch sử

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS  trình bày theo nhóm kết quả mà nhóm đã chuẩn bị ở nhà theo phiếu học tập đã giao, để hệ thống tri thức thể loại .

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. TRI THỨC NGỮ VĂN:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(1)- GV giao các câu hỏi chuẩn bị bài trước ở nhà cho Học sinh theo phiếu học tập sau:

(2) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong PHT để  củng cố hệ thống tri thức đọc hiểu.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

Nhiệm vụ : Hs trả lời cá nhân.

– GV theo dõi, quan sát HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm

+ HS đặt câu hỏi phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức .

Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại văn bản : ….

I. TRI THỨC NGỮ VĂN:

1. Khái niệm truyện lịch sử.

Truyện lịch s là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,… ) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

2. Đặc điểm của truyện lịch sử .

– Về cốt truyện:

+ Cốt truyện đơn tuyến : là cốt truyện có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyến truyện duy nhất.

+ Cốt truyện đa tuyến: là cốt truyện có tới hai chuỗi sự kiện trở lên , gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật tạo thành nhiều tuyến truyện đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau.

+ Cốt truyện trong lịch sử: là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động , phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện.

– Bối cảnh:

+ Thời gian: Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm.

+ Không gian: Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thơi đại cụ thể.

– Nhân vật:

+ Nhân vật chính: là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trinh lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia. Tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử.

+ Nhân vật phụ: thường do người viết bổ sung, có thể không có vài trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

– Ngôn ngữ:Thường mang đậm sắc thái lịch sử.

 

TUẦN: ……..
Tiết: ……….
Ngày soạn: ……………….
Ngày dạy: …………………
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

VĂN BẢN 1.

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Ngô gia văn phái)

I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức:

-Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

-Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

-Nêu được nội dung bao quát của VB; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong VB văn học.

2. Năng lực:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của cốt truyện đa tuyến và cốt truyện đơn tuyến.

3. Phẩm chất:

– Cảm nhận và yêu thích truyện lịch sử.

– Trân trọng lịch sử, tự hào về cốt cách kiên cường của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

– Thiết kế bài giảng;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Học sinh: 

SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ.

a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

(?) Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung. Hãy chia sẻ cùng các bạn

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

– Nhận xét câu trả lời của HS.

– GV dẫn vào bài mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

(Còn nữa………………………………….)

Tải bản word đầy đủ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang