»» Nội dung bài viết:
Bài 1:
TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT
(Thơ bốn chữ, năm chữ)
(12 tiết)
Tuần 1:
Tiết PPCT: 1+2
TRI THỨC NGỮ VĂN.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
– Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
– Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật
2. Năng lực.
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
– Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1,2.
– Tranh ảnh.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
- Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. Giáo viên chiếu video âm thanh của tự nhiên, yêu cầu học sinh lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh gì. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, lắng nghe . Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài. | – Hs lắng nghe, đoán các âm thanh.
|
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học.
- Mục tiêu: Xác định được chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.
- Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS .
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi: + Chủ đề của bài học là gì. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh. | I. Tìm hiểu giới thiệu bài học – Học sinh dựa vào phần mở đầu, tên bài học để trả lời về chủ đề: “Tiếng nói của vạn vật”. + Lời của cây. + Con chim chiền chiện.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu.
- Mục tiêu: Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
- Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm bằng các PHT.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS .
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. + GV phát phiếu học tập số 1a và 1b. Nhóm chẵn làm 1a, nhóm lẻ làm 1b. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv nhận xét.
| II. Tìm hiểu tri thức đọc hiểu. – Thơ bốn chữ, năm chữ. + Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. + Vần chân (hay cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ. + Vần lưng (hay yêu vận): là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung: Gv tổ chức trò chơi …để hướng dẫn học sinh luyện tập .
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Câu 1: Tên chủ điểm 1? Câu 2: Đoạn thơ sau viết theo vần nào? Chú gà trống nhỏ Câu 3: Xác định nhịp thơ trong đoạn thơ sau Lúc mới đẻ ra Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ câu 4 đến câu 7 Em yêu mùa hè Câu 4: Đoạn thơ viết theo thể thơ nào? Bông đào nho nhỏ Câu 7: Thể thơ chính trong chủ đề 1? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – GV tổ chức hoạt động . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv nhận xét, bổ sung | – Hs trả lời được câu hỏi. 1. Tiếng nói của vạn vật. 2. Vần chân. 3. Nhịp 2/2. 4. Thơ bốn chữ. 5. Hình ảnh: hoa sim tím, bướm lượn, dắt trâu, chiều nắng… 6. Nhân hóa. 7. Bốn chữ và năm chữ.
|
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm thẻ thông tin.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh.
- Tổ chức hực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. 1. Em hãy ủ và gieo một loại hạt giống bất kì và quan sát sự phát triển. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ . Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – GV tổ chức hoạt động . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv nhận xét, bổ sung . | – Học sinh có thể vẽ tranh tuyên truyền, dự án thu gom rác thải hoặc tái chế rác, dự án trình diễn thời trang, chăm sóc động vật, trồng cây, chăm sóc cây xanh…
|
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 1+2:
VĂN BẢN 1.
LỜI CỦA CÂY
(Trần Hữu Thung)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
– Nhận biết được quá trình hạt phát triển thành cây.
– Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
3. Phẩm chất:
– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1.
– Tranh ảnh.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm: Suy nghĩ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: C1: Chia sẻ về quá trình phát triển của hạt mầm mà em được giao nhiệm vụ ở tiết trước. https://www.youtube.com/watch?v=gq24wQUF0cM – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Hs suy nghĩ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét: Quá trình phát triển của hạt mầm quả là kì diệu và lí thú. Nhà thơ Trần Hữu Thung đã có sự cảm nhận về quá trình ấy qua bài thơ “Lời của cây”. | – Hs lắng nghe, chia sẻ.
|
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1:Trải nghiệm cùng văn bản.
- Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
- Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. + GV hướng dẫn cách đọc. – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Hs làm việc cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. – NV2: Tìm hiểu về Tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: + Đại diện các nhóm (3 nhóm) lên báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm? . + 5 khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức bằng Infographic. | I. Trải nghiệm cùng văn bản. 1. Đọc. – HS biết cách đọc diễn cảm. 2. Chú thích. – Gió bắc. 3. Tác giả, tác phẩm. a. Tác giả. – Trần Hữu Thung (1923-1999). b.Tác phẩm. – Xuất xứ: In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn.
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi.
a. Mục tiêu:
– Nhận biêt được quá trình hạt phát triển thành cây.
– Tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm đôi – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS thuyết trình sản phẩm thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV2: Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của tác giả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV phát PHT số 2, HS làm việc nhóm 4-6hs .
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận và trả lời câu hỏi. – Gv quan sát, cố vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS thuyết trình sản phẩm thảo luận. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV3: Tìm hiểu biện pháp tu từ . Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 3, Hs làm việc nhóm đôi.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – Gv quan sát, cố vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày câu trả lời. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV4: Nhận xét về vần, nhịp . Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp trong việc thể hiện “Lời của cây”? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – Gv quan sát, cố vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày câu trả lời. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV5: Tìm hiểu về chủ đề, thông điệp của bài thơ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Xác định thông điệp và chủ đề mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – Gv quan sát, cố vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | III. Suy ngẫm và phản hồi . 1. Quá trình sinh trưởng của cây – Khổ 1: HẠT lặng thinh. – Khổ 2: MẦM nhú lên giọt sữa, biết nói thì thầm. – Khổ 3: MẦM được chăm sóc như đứa trẻ sơ sinh. – Khổ 4: MẦM kiêng gió kiêng mưa, lớn lên nhờ đón tia nắng hồng. – Khổ 5: CÂY đã thành, lá xanh bập bẹ tiếng nói. – Khổ 6: CÂY bập bẹ xưng họ tên, hứa hẹn góp xanh cho đời. 2. Tình cảm, cảm xúc của tác giả.
3. Biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản là: nhân hóa, điệp ngữ . – Nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ. → Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người. – Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần → Tác dụng: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng. 4. Nhận xét về vần, nhịp. – Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;… → làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc, tạo nên sự kết dính cho văn bản thơ, đồng thời tạo sức âm vang cho những “lời của cây” trong tâm hồn người đọc. – Ngắt nhịp. + Bài thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn 2/2 → Tạo nên nhịp điệu đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa cho thấy sự êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả. + Trường hợp nhịp lẻ 1/3 “Rằng các bạn ơi” → Nhấn mạnh khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm 5. Chủ đề, thông điệp của bài thơ – Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên. Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. |
Hoạt động 3: Tổng kết.
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT .
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn. – HS suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm . – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | III. Tổng kết. 1. Nội dung. – Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây. – Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này. 2. Nghệ thuật – Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây.
| ||||
Cách tổng kết 2. PHT số …
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. 1. Nhà thơ Trần Hữu Thung quế ở đâu? A. Nghệ An. B. Lạng Sơn. C. An Giang. D. Hà Nội. 2. Thơ của Trần Hữu Thung thể hiện điều gì? A. Thể hiện sự suy tư, giàu chất nhân văn và có cái nhìn mang màu sắc triết lý về cuộc sống. B. Thể hiện sự bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự vật quen thuộc xung quanh. C. Thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê. D. Thể hiện sự rung cảm và những khát vọng của một trái tim yêu thương, trân trọng cuộc sống. 3. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Lời của cây cho ta biết điều gì? A. Khởi đầu của cây là mầm non. B. Khởi đầu của cây là hạt. C. Khởi đầu của cây là rễ cây. D. Khởi đầu của cây là sự chăm sóc của người trồng. 4. Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất, hạt cây như thế nào? A. Nằm yên không nói. B. Hạt năm lặng thinh. C. Hạt cây thì thầm. D. Hạt cười không nói. 5. Trong bài thơ Lời của cây, khi hạt nảy mầm, ta nghe được điều gì? A. Lời của cây và lời của người trồng cây. B. Lời của cây và tiếng gió thổi rì rào. C. Lời thì thầm của cây và tiếng chim hót líu lo. D. Bàn tay vỗ, tiếng ru hời. 6. Trong bài thơ Lời của cây, mầm cây kiểng điều gì? A. Gió bấc, sâu ăn mầm. B. Trời mưa giông, người phá hoại. C. Sương muối. D. Gió bấc, mưa giông. 7. Trong bài thơ Lời của cây, khi cây đã nở được vài lá bé, có điều gì đặc biệt? A. Cây bắt đầu bập bẹ. B. Cây cất tiếng hát. C. Cây thì thầm nhỏ to. D. Cây mỉm cười đón ánh bình minh. 8. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào? A. Hoán dụ, nhân hóa. B. So sánh, điệp ngữ. C. Nhân hóa, điệp ngữ. D. Nói quá, nhân hóa. 9. Bài thơ Lời của cây được ngắt nhịp như thế nào? A. Nhịp 1/3. B. Nhịp 3/1. C. Nhip 2/2 D. Nhịp tự do. 10. Bài thơ Lời của cây thể hiện thông điệp gì? A. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây cũng có tâm hồn như con người. B. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cho ta bóng mát. C. Hãy biết lắng nghe lời của cây, hãy yêu cây xanh, vì cây xanh là một phần cuộc sống tươi đẹp của chúng ta. D. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cung cấp oxy. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động. – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Gợi ý: 1-A 2-C 3-B 4-B 5-D 6-D 7-A 8-C 9-C 10-C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
(Có thể giao về nhà).
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn.
Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết 5 câu thể hiện cảm xúc khi mình hóa thân – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm. – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức . | – Các bạn có biết ai là người bạn thân thiết của các bạn học sinh ngày nắng nóng không? Chính là tôi – cây bàng lá nhỏ. Những ngày trời nắng, tôi giang tay tỏa bóng mát để các bạn ngồi, thỉnh thoảng tôi còn phe phẩy lá cành để quạt mát cho các bạn. Đôi khi trời gió, tôi cũng đùa vui bằng cách thả những chiếc lá để các bạn chạy theo bắt. Tôi chỉ mong kì nghỉ hè thật ngắn để có nhiều thời gian ở bên các bạn.
|
Phụ lục
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 3-4
VĂN BẢN 2:
SANG THU
(Hữu Thỉnh)
MỤC TIÊU.
Kiến thức
– Thấy được sự cảm nhận thực sự tinh tế cùng việc quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó thấy được tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2,
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
| DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: Cách 1: Hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa? Cách 2: Đã bao giờ em: + Cảm thấy trời trở lạnh sau một đêm? + Cảm thấy trời dịu mát sau chuỗi ngày nóng bức? + Cảm thấy ấm áp sau chuỗi ngày lạnh giá? Nếu đã trải qua, hãy chia sẻ cảm nhận của em với các bạn. · – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ, gợi mở. – HS thảo luận nhóm để thống nhất sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động, gọi 2-3 nhóm trình bày sản phẩm. – HS trình bày sản phẩm thảo luận, hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | – Hs chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. – Hoàn thành PHT. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC .
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản.
Mục tiêu:
– Biết cách đọc văn bản thơ..
– Nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. + Hướng dẫn cách đọc diễn cảm. + GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi tưởng tượng, theo dõi. + Trình bày dự án về tác giả, tác phẩm . – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS đọc sách, suy nghĩ, xem lại sản phẩm. – GV quan sát, gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS báo cáo sản phẩm. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức . | I. Trải nghiệm cùng văn bản. 1. Đọc. – HS biết cách đọc diễn cảm. 2. Tác giả, tác phẩm. a. Tác giả. – Hữu Thỉnh (sinh năm 1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh bút danh là Vũ Hữu. – Quê quán: Quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. – Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. – Ông là nhà thơ trưởng thành vào thời kì hòa bình. – Tác phẩm chính: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”… – Phong cách nghệ thuật: Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc. a. Tác phẩm. – Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, – Xuất xứ: in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991. – Bố cục (3 phần): + Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về. + Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu. + Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu. – Thể loại: thơ năm chữ. – Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả. |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi .
Mục tiêu:
Năng lực:
– Thấy được sự cảm nhận thực sự tinh tế cùng việc quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó thấy được tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
NV1: Tìm hiểu thời điểm miêu tả bức tranh thiên nhiên. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ, ghi câu trả lời cá nhân sau đó nhóm tổng hợp. – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách miêu tả chuyển động của thiên nhiên . Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số , Hs làm việc nhóm đôi.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận. – GV quan sát, gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách ngắt nhịp, gieo vần . Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ . Gv phát PHT số 2, học sinh làm việc nhóm đôi.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận. – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS đại diện báo cáo sản phẩm, hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề, thông điệp. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ . Theo em chủ đề của bài Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ.. – GV quan sát, gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trả lời – GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV5: Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề . Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Em hiểu nhan đề Sang thu có ý nghĩa gì? Nếu thay nhan đề bằng Thu hoặc Mùa thu có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. – GV quan sát, gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trả lời. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV6: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ. Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ. – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trả lời, hs khác nhận xét. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | II. Suy ngẫm và phản hồi . 1. Thời điểm miêu tả bức tranh thiên nhiên. – Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu. Dấu hiệu nhận biết: – Nhan đề: Sang thu nói được thời điểm và khung cảnh nhà thơ khắc họa trong bài thơ. Sang thu là sự chuyển giao của đất trời từ hạ sang thu và cũng là sự biến chuyển của lòng người. – Những tín hiệu qua các từ ngữ, hình ảnh thiên nhiên: + Sương chùng chình qua ngõ. + Chim bắt đầu vội vã. + Vẫn còn bao nhiêu nắng + Đã vơi dần cơn mưa
2. Cách miêu tả chuyển động của thiên nhiên. – Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần. – Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận được sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ khi kết hợp nhiều giác quan như xúc giác, thính giác, thị giác,… để cảm nhận thiên nhiên.
3. Cách ngắt nhịp, gieo vần – Ngắt nhịp: Nhịp thơ linh hoạt 3/2, 2/3 → Góp phần thể hiện chút xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ khi bất chợt nhận ra sự chuyển động mơ hồ của thiên nhiên từ hạ sang thu. – Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ) . → Tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo nhạc điệu cho bài thơ.
4. Chủ đề, thông điệp – Chủ đề: Qua việc miêu tả sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu, bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thiên nhiên, những suy ngẫm về bước đi của thời gian. – Thông điệp của tác giả muốn gửi gắm: Cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên.
5. Ý nghĩa nhan đề. – Sang thu: nhan đề thể hiện được khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. – Thu/Mùa Thu: nhan đề thể hiện được không khí và thiên nhiên đất trời của mùa thu. → Ta không thể thay nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu bởi toàn bộ bài thơ này tập trung miêu tả khoảnh khắc đất trời chuyển mình từ hè sang thu.
6. Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh – Cách cảm nhận + Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác. + Nhà thơ có những cảm nhận tinh tế nhất về sự thay đổi của đất trời. Phải chăng có sợi tơ duyên đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang vào thu. Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng. – Qua bài thơ chúng ta học được từ nhà thơ Hữu Thỉnh rất nhiều bài học bổ ích khi quan sát, cảm nhận thiên nhiên. Đầu tiên, chúng ta phải có tấm lòng say mê với vạn vật, một tình yêu thiên nhiên tha thiết và sâu sắc. Chúng ta hãy quan sát từng sự vật, hiện tượng thiên nhiên bằng nhiều giác quan và góc độ khác nhau, không nên bó hẹp vào những góc nhất định mà hãy mở rộng tầm mắt để cảm nhận được nhiều vẻ đẹp hơn. |
Hoạt động 3: Tổng kết.
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT .
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ Khái quát nghệ thuật và nội dung văn bản? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ, trả lời. – Gv quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Hs trả lời. – Hs khác lắng nghe, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại . | III. Tổng kết. 1. Nội dung Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc. 2. Nghệ thuật. Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc. | ||||||
Cách tổng kết 2. PHT số …
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây quanh nhà”.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây quanh nhà”. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp khu vườn nhà mình có thêm cây ăn trái (xoài, mít, mãng cầu, chôm chôm, nhãn…) 1. Thơ Hữu Thỉnh thể hiện điều gì? A. Thể hiện sự hàm súc, triết lý. B. Thể hiện sự chân thành của một người con yêu tha thiết quê hương mình qua những sự vật bình dị, gần gũi với cuộc sống. C. Thường có những liên tưởng độc đáo thể hiện những suy tư giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lý về cuộc sống. D. Thường thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê. 2. Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh viết về thời điểm sang thu ở vùng nào? A. Vùng Bắc Bộ. B. Vùng Nam Trung Bộ. C. Vùng Tây Nguyên. D. Vùng Đông Nam Bộ. 3. Bài thơ Sang thu có giọng thơ và cảm xúc như thế nào? A. Trang trọng, thiết tha, thành kính. B. Sôi nổi, tươi vui. C. Nhẹ nhàng, trầm lắng, suy tư. D. Thiết tha, rạo rực. 4. Trong khổ thơ đầu của bài thơ Sang thu, những tín hiệu nào của thiên nhiên cho thấy đã sang thu? A. Hương ổi, gió se, sương. B. Gió se, lá thu rơi. C. Sương, gió se, mưa. D. Hương ổi, gió se, nắng. 5. Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Sang thu, tác giả đã ghi lại những chuyển biến của đất trời sang thu trong không gian như thế nào? A. Không gian dài nhưng hẹp. B. Không gian hài hòa màu sắc, ánh sáng, tạo nên hình ảnh mùa thu rất đẹp. C. Không gian vô biên, hoang sơ và hiu quạnh. D. Không gian rộng lớn, bao la,… 6. Giọng thơ ở khổ thơ thứ ba trong bài thơ Sang thu có gì đặc biệt? A. Giọng thơ chậm rãi, có gì trầm lắng, thiết tha. B. Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không chỉ đơn thuần là kể, tả, cảm nhận thông thường mà còn phảng phất suy tư, chiêm nghiệm. C. Giọng thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới. D. Giọng thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, tự hào về trời đất khi sang thu. 7. Hai câu thơ: Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về sử dụng phép tu từ nào? A. Nói quá. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Hoán dụ. 8. Từ hình như trong câu thơ Hình như thu đã về tạo ra cảm giác gì? A. Vừa tạo cảm giác mong manh chưa rõ ràng, vừa gợi ra cái bâng khuâng, ngỡ ngàng trước sự giao thoa của tạo hóa. B. Tạo cảm giác bâng khuâng, xao xuyến trước sự giao thoa giữa mùa hạ và mùa thu. C. Tạo cảm giác buồn bã, sợ hãi khi mùa thu về. D. Tạo cảm giác vui mừng, phấn khởi khi mùa thu về. 9. Từ vắt trong câu thơ Vắt nửa mình sang thu trong bài thơ Sang thu diễn tả được điều gì? A. Diễn tả được sự chuyển mình nhanh chóng từ mùa hạ sang mùa thu. B. Diễn tả sự bâng khuâng, xao xuyến của tác giả khi mùa thu đến… C. Diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất mềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển. D. Diễn tả sự bồi hồi, luyến tiếc khi phải chia tay mùa hạ đón mùa thu. 10. Hàng cây trong câu thơ Hàng cây đứng tuổi trong bài thơ Sang thu sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh, nhân hóa. B. Nhân hóa, hoán dụ. C. Nhân hóa, ẩn dụ. D. Hoán dụ, nói quá. 11. Bài thơ Sang thu gửi đến thông điệp gì? A. Bức thông điệp về mùa thu, được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. B. Bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. C. Bức thông điệp lúc mùa thu về và những nét đặc trưng của mùa thu, được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. D. Bức thông điệp về mùa thu và những nét đặc trưng của mùa thu miền Bắc được diễn tả bằng sự rung cảm tinh thế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ 12. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Sang thu là gì? A. Ngôn từ giản dị, sử dụng thể thơ năm chữ dễ nhớ, dễ thuộc, tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. B. Hình ảnh thơ sáng tạo, sử dụng phép tu từ so sánh, ẩn dụ linh hoạt, hình ảnh thơ chọn lọc, đặc sắc làm cho thời tiết lúc giao mùa hiện lên rõ nét hơn. C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm làm cho bức tranh mùa thu trờ nên sống động, lôi cuốn. D. Ngôn từ giản dị, giàu chất tạo hình, có những liên tưởng bất ngờ, độc đáo, tứ thơ sinh động, hình ảnh thơ chọn lọc, đặc sắc của thời tiết lúc giao mùa. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm. – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức . | 1. B 2. A 3. C 4. A 5. D 6. B 7. C 8. A 9. C 10. C 11. B 12. D
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
(Có thể giao về nhà)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn.
Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm. – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức . | Hs có thể chọn từ ngữ theo cảm nhận mà bản thân yêu thích nhất. Ví dụ: – Từ “vắt”: chỉ trạng thái lơ lửng của đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu. Dải lụa mây phất phơ trong sự cao ngần của nền trời ấy là “tín vật” đẹp đẽ trong khoảnh khắc chuyển giao từ mùa hạ sang thu trước sự chứng kiến của thiên nhiên đất trời và lòng người. – Từ “Phả”: là một động từ có sắc thái mạnh dùng để diễn tả sự chủ động như đã đợi sẵn để được lan tỏa trong không gian của hương ổi. |
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 2:
Tiết PPCT: 5
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM:
ÔNG MỘT
(Vũ Hùng)
MỤC TIÊU.
Kiến thức
– Hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên.
– Chủ điểm Tiếng nói vạn vật
Năng lực.
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt.
– Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung đoạn trích “Ông Một”.
– Liên hệ, kết nối với văn bản Lời của cây, Sang thu để hiểu hơn về chủ điểm Tiếng nói vạn vật .
Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2.
– Tranh ảnh.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Cách 1: Gv chiếu câu chuyện về Chú chó trung thành, sau đó yêu cầu Hs chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện. Cách 2: Em hãy kể tên các con vật được gọi với thái độ tôn kính? Tại sao lại có cách gọi như vậy? Cách 3: Kể tên những câu chuyện có con vật báo ơn người giúp đỡ mình? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | – Cách 1: Hs quan sát và chia sẻ. – Cách 2: Cá voi được gọi là cá Ông. Hổ được gọi là Ông Hổ. Rùa được gọi là Cụ Rùa. Rắn hổ mây được gọi là Ông mây… – Cách 3: Cây khế…
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC .
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản.
Mục tiêu.
– Biết cách đọc văn bản truyện..
– Nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. + GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn. VB. – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Hs làm việc cá nhân – GV quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức . | I. Trải nghiệm cùng văn bản. 1. Đọc. – HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc. 2. Chú thích. – Quản tượng. – Đề Đốc. – Ống Bắng. 3. Tác giả, tác phẩm. a. Tác giả – Nhà văn Vũ Hùng (1931) tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội – Phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. – Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa săn trên núi, Sống giữa bầy voi, Giữ lấy bầu mật, Sao sao, Chú ngựa đồng cỏ, Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Bầy voi đen, Con voi xa đàn, Con culi của tôi, Vườn chim… b. Tác phẩm. – Xuất xứ: Trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè. – Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn. – Thể loại: truyện ngắn. – Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi.
Mục tiêu: .
– Hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên.
– Chủ điểm Tiếng nói vạn vật.
– Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung đoạn trích Ông Một.
– Liên hệ, kết nối với văn bản Lời của cây, Sang thu để hiểu hơn về chủ điểm Tiếng nói vạn vật .
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tình cảm của con voi. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành nhóm 4-6 Hs, thảo luận theo phiếu học tập số 1. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận . – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: Tìm hiểu cách cư xử của người quản tượng và dân làng. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Gv phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm đôi – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận . – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Hướng dẫn Hs chia sẻ bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của bản thân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Đoạn trích Ông Một giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ. – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | II. Suy ngẫm và phản hồi . 1. Tình cảm của con voi . – Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đê đốc Lê Trực: + Khi rời xa căn cứ, rời xa Đê đốc: nó ủ rũ, gầy rạc đi, đứng buồn thiu, bỏ ăn, không đụng đến một ngọn mía, một sợi cỏ… – Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với người quản tượng: + Khi còn chung sống: giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ. + Khi rời làng vào rừng: hàng năm, khi sang thu nó lại xuống làng; nó rống gọi rộn ràng từ xa; con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ ở giữa sân; lưu lại nhà vài hôm và giúp đủ việc cho người quản tượng… + Khi biết người quản tượng mất: nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi rền rĩ mãi…; con voi lồng chạy vào nhà; nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đu ra; chạy khắp làng tìm chủ; không ăn mía và lồng chạy như voi hoang… + Sau khi người quan tượng mất: mấy năm con voi mới xuống làng một lần; nó lặng lẽ, tha thẩn đi trong sân; vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi… → Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tình cảm vô cùng chân thành và sâu sắc của con voi dành cho hai người chủ nhân của mình: đó là tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó như giữa những người thân dành cho nhau. 2. Cách cư xử của người quản tượng và dân làng. – Khi còn sống chung: Người quản tượng rất quan tâm, chăm chút cho con voi: hiểu lòng con voi buồn vì điều gì; quyết định thả nó về rừng; chăm cho nó ăn để có sức khoẻ về rừng. – Khi con voi về rừng: + Dâng làng: háo hức chào đón con voi mỗi khi nó về thăm làng: đón nó tận đầu làng; xúm xít kéo đến thăm và cho nó quà… + Người quản tượng: Thấy con voi về thăm như trẻ lại; dẫn nó đi tắm; thiết đãi nó cả nương mía… → Cả người quản tượng và dân làng đều yêu quý, quan tâm và chăm lo cho con voi như người thân của mình. 3. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. – Thông quan mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết và gắn bó giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, cho thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết và gắn bó vô cùng. Con người với tự nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. |
Hoạt động 3: Tổng kết.
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT .
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. + Theo em, nội dung của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn. – HS suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm . – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | III. Tổng kết 1. Nội dung . Đoạn trích trên giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên. 2. Nghệ thuật. – Ngôn từ trong sáng, bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. – Lối viết hấp dẫn, thú vị . | ||||
Cách tổng kết 2 PHT số …
.. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” để hướng dẫn học sinh củng cố bài học.
Sản phẩm học tập: Thái độ khi tham gia trò chơi, câu trả lời bằng ngôn ngữ của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
1 | Q | U | Ả | N | T | Ư | Ợ | N | G | |||||||
2 | Ô | N | G | M | Ộ | T | ||||||||||
3 | L | Ê | T | R | Ự | C | ||||||||||
4 | G | I | Ó | T | H | U | ||||||||||
5 | T | R | Ư | Ờ | N | G | S | Ơ | N | |||||||
6 | Đ | Ứ | C | |||||||||||||
7 | T | R | I | Ệ | U | V | O | I | ||||||||
8 | T | H | Ờ | I | V | Ậ | N |
C | Ứ | U | V | Ậ | T | V | Ậ | T | T | R | Ả | Ơ | N |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv hướng dẫn hs củng cố bài học bằng trò chơi “Ô chữ bí mật” hoặc trò tương tự. | |
Câu 1: Người trông nom và điều khiển voi được gọi là gì? Câu 2: Khi trở về làng, con voi được người dân gọi là… Câu 3: Vị lãnh tụ nghĩa quân trong thời kháng chiến chống Pháp được nhắc tới trong đoạn trích có tên gì? Câu 4: Tín hiệu nào khiến con voi nhớ rừng? Câu 5: Tên dãy núi nơi mà các chiến sĩ tình cờ gặp được con voi? Câu 6: Tên một trong ba chiến sĩ được giao nhiệm vụ học nghề trông nom và điều khiển voi. Câu 7: Lào được mệnh danh là đất nước… Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Người quản tượng đinh ninh lúc gặp …, Đề đốc Lê Trực sẽ lại dấy quân, lúc đó ông sẽ đón con voi về”. | |
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ. – Gv quan sát, hỗ trợ, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trả lời, hs khác phản biện, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv chốt lại kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG .
(Có thể hướng dẫn để HS làm ở nhà).
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. Cách 1: Tìm đọc và ghi lại câu chuyện về loài vật tình nghĩa không quên những ân nhân đã giúp đỡ mình. Cách 2: Câu chuyện ăn thịt chó, mèo từ lâu vẫn luôn tồn tại những ý kiến trái chiều. Em hãy đưa ra quan điểm của em về vấn đề này (viết khoảng 5-7 câu). – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ. – HS thực hiện nhiệm vụ. – Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – GV tổ chức hoạt động – Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. | – Hs tìm đọc và ghi lại câu chuyện. – Hs chia sẻ quan điểm, có thể đồng tình hoặc không đồng tình. |
Phụ lục.
PHT số 2: Cách ứng xử của người quản tượng và dân làng | |||
Khi còn sống chung | Khi voi về rừng | ||
Người quản tượng | Dân làng | Người quản tượng | Dân làng |
Nhận xét về tình cảm của người quản tượng và dân làng:
|
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 5
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI:
VĂN BẢN 3.
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
(Huy Cận)
MỤC TIÊU.
Kiến thức.
– Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
– Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật.
Năng lực.
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp..
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1,2,3.
– Tranh ảnh.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi đố vui về các loài chim.
Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi đố vui về các loài chim.
| |
| |
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – HS báo cáo kết quả hoạt động;… – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Đọc văn bản, tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản; Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản; học sinh báo cáo dự án về tác giải, tác phẩm đã chuẩn bị
Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, dự án của học sinh, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh đọc văn bản. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Hs đọc văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm . – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức . -NV2: Tìm hiểu về Tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. | I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung. 1. Đọc. – HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc – Trả lời được các câu hỏi dự đoán, theo dõi.
2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả. – Huy Cận (1919-2005) quê Hà Tĩnh. – Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não. – Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí. – Tác phẩm chính: Lửa thiêng, … Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa… b. Tác phẩm. – Xuất xứ: In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn. – Thể loại: thơ bốn chữ. – Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản .
Mục tiêu:
– Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
– Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật.
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cách gieo vần, ngắt nhịp. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. + GV phát PHT số 1 để học sinh tìm hiểu văn bản; Hs làm việc nhóm 4-6
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, gợi mở. – HS thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – HS báo cáo kết quả hoạt động. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. NV2: NV2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu hình ảnh độc đáo. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – HS báo cáo kết quả hoạt động. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. NV3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu biện pháp tu từ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Trong khổ thơ thứ 2 và thứ 4 tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm . – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung. NV4: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cảm xúc của tác giả. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Tìm những từ ngữ , hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là những cảm xúc gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, gợi mở. – HS thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – HS báo cáo kết quả hoạt động. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. NV5: Hướng dẫn Hs tìm hiểu thông điệp của tác giả. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Thông qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, gợi mở. – HS suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
| II. Khám phá văn bản. 1. Gieo vần, ngắt nhịp. – Các vần của bài thơ: + Vần chân: cao – ngào; xanh – lanh; chói – nói; chi – thì; sà – ca; sữa – chứa. + Vần lưng: lanh – cành; veo – gieo. → Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự liên kết giữa các câu thơ; tạo nhạc điệu, âm hưởng cho câu thơ; làm cho câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc. – Nhịp của bài thơ: 2/2. → Hiệu quả nghệ thuật: tạo nên tiết tấu, nhịp thơ ngắn, nhanh như tiết tấu vỗ cánh của chú chim đang bay lượn trên bầu trời.
2. Tìm hiểu hình ảnh độc đáo – Gợi ý: Chọn hình ảnh “Chỉ còn tiếng hót. Làm xanh da trời”. – Phân tích: + Từ ngữ đáng chú ý: “Chỉ” → nhấn mạnh sự tồn tại của tiếng chim; “Làm xanh da trời” → nhấn mạnh giá trị, ý nghĩa đặc biệt của tiếng chim. + Nội dung, ý nghĩa: Tiếng chim hót làm cho da trời xanh thêm, một cảnh tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, làm say mê lòng người.
3. Biện pháp tu từ. – Cả hai khổ thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá (gọi chim ơi, chim có thể nói, tròn bụng sữa…). → Nhấn mạnh hình ảnh con chim cũng như hình ảnh thiên nhiên trở nên vừa gần gũi vừa sinh động trong mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chan hoà với con người. Qua đó không chỉ gợi ra vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của tự nhiên và còn khẳng định tình yêu và trân trọng tự nhiên của nhà thơ.
4. Cảm xúc của tác giả. – Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: yêu mến, vui bối rối, chan chứa, tưng bừng. → Những từ ngữ bộc lộc cảm xúc một cách trực tiếp, thẳng thắn và vô cùng chân thành của tác giả. Đó là niềm vui sướng, hân hoan trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoà bình của đất nước; là tình yêu và trân trọng trước vẻ đẹp căng tràn nhựa sống và bình yên của thiên nhiên quê hương đất nước…
5. Thông điệp của tác giả. Thông qua hình tượng con chim chiền chiện, Huy Cận đã gửi gắm tâm tình và những thông điệp ý nghĩa của mình. Huy Cận đã lấy khung cảnh thiên nhiên bao la xinh đẹp để làm nổi bật cánh chim bay cao vút và tiếng hót ngọt ngào long lanh của chim chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến. Chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Sâu xa hơn nữa: cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành. Ông muốn nhắn gửi tới con người hãy mở rộng lòng mình để hoà mình vào tự nhiên, cảm nhận và tận hưởng trọn vẹn những vẻ đẹp yên bìn h, thơ mộng, căng tràn nhựa sống của thiên nhiên quê nhà; hãy trận trọng và gìn giữ những vẻ đẹp tuyệt diệu ấy. |
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT .
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn. – HS suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm . – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | III. Tổng kết. 1. Nội dung . Bài thơ nói về những chú chim chiền chiện với tiếng hót trong veo báo hiệu sự bắt đầu của mùa xuân. Đồng thời ca ngợi cuộc sống yên bình, tự do và sự no ấm ở làng quê Việt Nam. 2. Nghệ thuật. – Ngôn ngữ giàu hình ảnh. – Cách ngắt nhịp 2/2, 3/1 linh hoạt.
| ||||
Cách tổng kết 2 PHT số …
.. |
.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KI ẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. 1. Bài thơ Con chim chiền chiện được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ. C. Thơ tự do. D. Thơ lục bát. 2. Chim chiền chiện trong bài thư Con chim chiền chiện đang bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? A. Trên bãi ngô xanh mướt. B. Trên cánh đồng lúa bao la. C. Trên vườn hoa nở rộ. D. Trên biển cả mênh mông. 3. Tiếng hót chim chiền chiện trong bài thơ Con chim chiền chiện gợi cho ta những cảm giác gì? A. Gợi cho ta cảm giác xao xuyến, bâng khuâng. B. Gợi cho ta cảm giác buồn man mác. C. Gợi cho ta cảm giác sôi nổi, tự hào. D. Gợi cho ta cảm giác thanh bình, hạnh phúc, tự do. 4. Từ ngữ, hình ảnh nói không có trong bài thơ Con chim chiền chiện? A. Bay vút, vút cao/Cánh đập trời xanh. B. Cao hoài, cao vợi/Chim bay, bay xa. C. Bay cao, cao vút. D. Chim biến mất rồi. 5. Những động từ diễn tả hành động của chim chiền chiện là: A. Bay vút, cao hoài, đập. B. Bay vút, cao vợi. C. Bay vút, vút cao, đập. D. Cao hoài, cao vợi. 6. Những tính từ miêu tả độ cao của chim chiền chiện bay trên không là: A. Bay vút, cao hoài, đập. B. Bay vút, cao vợi. C. Bay vút, vút cao, đập. D. Cao hoài, cao vợi. 7. Trong khổ hai của bài thơ Con chim chiền chiện, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa, so sánh, nói quá. B. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. C. Nhân hóa, điệp ngữ. D. Nhân hóa, so sánh. 8. Khổ 1 và khổ 2 của bài thơ Con chim chiền chiện được ngắt nhịp như thế nào? A. Nhịp 1/3. B. Nhịp 3/1. C. Nhịp 2/2. D. Nhịp tự do. 9. Thông điệp mà tác giả gửi đến qua bài thơ Con chim chiền chiện là gì? A. Ca ngợi cuộc sống tự do của con chim chiền chiện, đồng thời mong muốn một cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc, yêu đời, yêu cuộc sống hơn cho mọi người… B. Ca ngợi cuộc sống tự do của con chim chiền chiện, được tự do hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình. C. Mong muốn mọi người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vui vẻ, thanh bình như con chim chiền chiện. D. Mong muốn mọi người luôn luôn có niềm tin yêu vào cuộc sống, luôn vui vẻ, hạnh phúc. 10. Ý nào không đúng khi nói về yêu cầu đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ? A. Tìm và nhận xét hiệu quả của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần và nhịp được sử dụng. B. Tìm và nhận xét về các nhân vật, sự kiện, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. C. Xác định được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài thơ. D. Xác định được chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. 11. Vần được gieo ở tiếng thứ tư trong thơ bốn chữ thì được gọi là vần gì? A. Gọi là vần lưng. B. Gọi là vần chân. C. Gọi là vần liền. D. Gọi là vần cách. 12. Vần được gieo cách câu trong thơ bốn chữ thì được gọi là vần gì? A. Gọi là vần cách. B. Gọi là vần chân. C. Gọi là vần liền. D. Gọi là vần lưng. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức . | – Câu 1: D – Câu 2: B – Câu 3: D – Câu 4: B – Câu 5: C – Câu 6: B – Câu 7: C – Câu 8: C – Câu 9: A – Câu 10: B – Câu 11: B – Câu 12: A
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
(Có thể giao về nhà)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Tìm một bài thơ 4 chữ chủ đề thiên nhiên và trả lời các câu hỏi. 1. Xác định vần nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả của nó. 2. Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất. 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng. 4. Tác giả thể hiện cảm xúc gì qua bài thơ. 5. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 nhóm trình bày ản phẩm. – Hs đại diện nhóm báo cáo sản phẩm. HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức . | – Hs tự thực hành. |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 6-7
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU.
Kiến thức.
– Kiến thức về phó từ.
Năng lực .
Năng lực chung.
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
– Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập.
Phẩm chất:
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1.
– Tranh ảnh .
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn
Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Em hãy đặt 3 câu văn thể hiện một sự việc xảy ra trong quá khứ, xảy ra ở hiện tại và xảy ra ở tương lai. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. – HS báo cáo kết quả. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV dẫn dắt vào bài học mới Gv nhấn mạnh vào các từ đã, sẽ đang. | Hs lấy ví dụ. Gợi ý: – Em đã ăn cơm. – Em đang ăn cơm. – Em sẽ ăn cơm. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt.
a) Mục tiêu:
– Kiến thức về phó từ.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. Gv phát PHT số 1, học sinh thảo luận theo nhóm 4-6 hs. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ. – HS thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức . | I. Lí thuyết. a. Khái niệm. – Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ. Có thể chia phó từ thành hai nhóm sau: b. Phân loại. – Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng,… – Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ, chẳng hạn: đã, sẽ, đang, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm,… c. Chức năng. – Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,… – Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,… |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Mục tiêu:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
– Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 theo nhóm. Cùng trao đổi và thảo luận (có thể triển khai theo PHT số 2,3). – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ. – HS thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức .
NV2: Bài tập 2. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức . NV3: Bài tập 3,4. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS đọc bài tập ,4. HS tự viết vào vở. Các em trao đổi kết quả theo cặp đôi. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức .
NV4: Bài tập 5,6. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV yêu cầu HS đọc bài tập 5. GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng việt để tra nghĩa. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ. – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức . | 1. Bài tập 1. a. Phó từ “chưa” bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ “gieo”. b. Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ thì “thầm”. c. – Phó từ “vẫn” bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái cho động từ “còn”. – Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “vơi”. – Phó từ “cũng” bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái cho động từ “bớt”. d. – Phó từ “vẫn” bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn cho động từ “giúp”. – Phó từ “những” bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ “lúc”. – Phó từ “chỉ” bổ sung ý nghĩa giới hạn phạm vi cho động từ “khuây khỏa”. – Phó từ “lại” bổ sung ý nghĩa lặp lại, tái diễn cho động từ “đứng”. e. – Phó từ “mọi” bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ “tiếng”. – Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng cho tính từ “vô ích”.
2. Bài tập 2.
a. Phó từ “sẽ” bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ “lớn”. b. Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “về”. c. Phó từ “cũng” bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động cho động từ “cho”. d. – Phó từ “quá” bổ sung ý nghĩa mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường cho động từ “quen”. – Phó từ “được” bổ sung ý nghĩa biểu thị việc vừa nói đến đã kết quả cho động từ “xa rời”.
3. Bài tập 3. a. – Trời vẫn tối => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn. – Trời sắp tối => bổ sung ý nghĩa thời gian. – Trời tối quá => bổ sung ý nghĩa mức độ. – Trời rất tối => bổ sung ý nghĩa mức độ. b. – Bọn trẻ thường đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn. – Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian. – Bọn trẻ vẫn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn. – Bọn trẻ còn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian. 4. Bài tập 4 . – Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: “mầm đã thì thầm”. – Tác dụng: Hạt mầm giống như con người, có tình cảm, suy nghĩ, biết tâm sự, chia sẻ bản thân mình.
5. Bài tập 5 . Không thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” vì: – Từ “tỏa” gợi sự lan truyền trong không gian. – Từ “quyện” là gợi sự hòa quyện, trộn lẫn vào không gian thành một khối không thể tách rời. – Từ “phả” là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, vừa gợi cảm giác bắt đầu nhận ra nhưng cũng rõ rệt để có thể cảm nhận. Từ “phả” cũng thể hiện được cách dùng từ tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên của tác giả hơn.
6. Bài tập 6 . – Theo em, từ “dềnh dàng” trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa thứ nhất: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết – Lý do xác định như vậy: + Từ “chùng chình” trong câu thơ trước vốn là từ diễn tả hành động cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian nên từ “dềnh dàng” phía sau cũng cần được hiểu theo nghĩa phù hợp như vậy. + Câu thơ sau xuất hiện từ “vội vã”, là từ miêu tả trạng thái rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp, phù hợp với diễn tiến tâm trạng, thiên nhiên sang thu của bài thơ. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Viết một đoạn văn (khoảng 7-10 câu) kể lại một kỉ niệm của em với một vật nuôi, trong đó có sử dụng ít nhất 3 phó từ. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ . – Gv quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn. | Gợi ý 1: Chú chó Rếch là người bạn đặc biệt nhất của tôi. Rếch có vóc dáng nhỏ nhắn, khoác trên mình bộ lông màu vàng đồng. Nhà tôi nằm ngay dưới chân con dốc, mỗi lần đi học về, tôi thường bóp phanh kêu kin kít. Dường như Rếch quá quen thuộc với âm thanh ấy, chỉ cần nghe tiếng là chạy ra cổng đón tôi, cái mặt nó mừng quýnh, cái đuôi quẫy rối rít. Được Rếch chào đón, mọi mệt nhọc trong tôi đều tan biến. Mùa hè năm sau, tôi sẽ đưa Rếch cùng về thăm quê ngoại với tư cách là một thành viên nhí của gia đình. Gợi ý 2: Míc – tên gọi thân thương mà tôi dành cho chú chó béc giê của gia đình. Míc vừa là người bạn, vừa là ân nhân của tôi. Vào một ngày hè cách đây 3 năm, tôi cùng Míc ra vườn trái cây sau nhà chơi. Bất chợt con rắn cặp nia bò ra trước mặt. Tôi sợ quá hét toáng lên, Míc đang lùng sục gần đó thoăn thoắt lao lại. Chỉ sau vài tiếng sủa gâu gâu, nó đã mang chiến lệ phẩm lại khoe với tôi. Dù còn hoảng sợ nhưng tôi cũng không khỏi cảm kích vì Míc đã kịp thời cứu chủ nhân của nó. Tôi sẽ giữ mãi trong tim những kí ức tuyệt vời về Míc. |
PHT số 1
Ví dụ
Yêu cầu | Vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người
(1) | Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài (2) | Tôi tợn lắm
(3) | |
Xác định phó từ và chỉ ra vị trí của phó từ (đứng trước hay sau từ loại nào) | ||||
Trong ví dụ 1 nếu không dùng từ “những” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu có từ “những” | ||||
Trong ví dụ 2, nếu không dùng từ “chưa” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu chứa từ “chưa” | ||||
Trong ví dụ 3, nếu không dùng từ “lắm” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu chứa từ “lắm” | ||||
Kết luận về phó từ
| Khái niệm | |||
Phân loại | ||||
Chức năng |
Câu | Phó từ | Ý nghĩa bổ sung
|
a | Chưa | Bổ sung cho động từ gieo, ý nghĩa: phủ định |
b | Đã | Bổ sung cho động từ ‘’thì thầm’’, ý nghĩa:thời gian |
c | Vẫn
Đã Cũng | Vẫn bổ sung cho động từ ‘’còn’’, ý nghĩa: biểu thị sự tiếp tục,tiếp diễn như trước, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái. Đã bổ sung cho động từ ‘’ vơi’’, ý nghĩa: thời gian Cũng bổ sung cho động từ ‘’bớt’’, ý nghĩa: biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái |
d | Hay Được
Lắm Những Một | Hay bổ sung cho động từ nhắm, ý nghĩa: thường xuyên. Được bổ sung cho động từ đoán, ý nghĩa: biểu thị việc vừa nói đến đã đạt kết quả. Lắm bổ sung cho tính từ tiến bộ, ý nghĩa: mức độ Những bổ sung cho danh từ buổi chiều, bông hoa, ý nghĩa: số lượng. Một bổ sung cho danh từ hôm, ý nghĩa: số lượng (Lưu ý: GV phân biệt “một” là số từ và “một” là phó từ đi kèm danh từ). |
đ | Vẫn Những Chỉ Lại | Vẫn bổ sung cho động từ giúp, ý nghĩa: tiếp tục, tiếp diễn. Những bổ sung cho danh từ lúc, ý nghĩa: số lượng. Chỉ bổ sung cho động từ khuây khỏa, ý nghĩa: giới hạn phạm vi. Lại bổ sung cho động từ đứng, ý nghĩa: lặp lại, tái diễn. |
e | Mọi Đều | Mọi bổ sung cho danh từ tiếng, ý nghĩa: số lượng. Đều bổ sung cho tính từ vô ích, ý nghĩa: đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng
|
PHT số 2 Bài tập 1.
.PHT số 3, Bài 2.
Câu | Phó từ | Ý nghĩa bổ sung cho động từ/ tính từ.
|
a | sẽ | Bổ sung cho động từ lớn, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói). |
b | đã | Bổ sung cho động từ về, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc). |
c | cũng | Bổ sung cho động từ cho, ý nghĩa: biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động. |
d | quá
được
| Quá bổ sung cho động từ quen, ý nghĩa: đến mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường. Được bổ sung cho động từ xa rời, ý nghĩa: biểu thị việc vừa nói đến đã đạt kết quả. |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 8
VIẾT
LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
MỤC TIÊU.
Kiến thức:
– Yêu cầu về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Năng lực.
Năng lực chung.
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt.
– Nhận dạng được một số yếu tố của thơ bốn chữ, năm chữ về số tiếng, vần, nhịp thơ.
– Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Về phẩm chất:
– Yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1,2.
– Tranh ảnh.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ.
– HS làm một bài thơ lục bát về đề tài quê hương (tối thiểu 2 dòng) .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
Nội dung: Gv trình chiếu hình ảnh cây xanh trước và sau khi được cắt tỉa để học sinh có hình dung về văn bản trước và sau khi tóm tắt.
Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS, PHT.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. Em hãy đọc một bài/ đoạn thơ bốn chữ, năm chữ mà em thích? Vì sao em lại thích bài thơ/ đoạn thơ đó? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, hỗ trợ. – HS suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS đọc, trình bày câu trả lời . – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới: Những bài/ đoạn thơ mà các con vừa đọc đều mang cái hay riêng. Có bài thì nội dung lắng đọng, da diết; có bài thì hình ảnh thơ độc đáo, thú vị…? Các con có bao giờ đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để làm được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa? Vậy thì tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ nhé. | – Học sinh đọc và chia sẻ . |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC .
Hoạt động 1: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Mục tiêu:
– Yêu cầu về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Nhận dạng được một số yếu tố của thơ bốn chữ, năm chữ về số tiếng, vần, nhịp thơ.
– Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi bằng PHT.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS.
Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Em hãy cho biết khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ cần lưu ý những điều gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở ( em thấy kênh nào dễ nhìn, dễ nhớ hơn…). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động. – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | 1. Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ. – Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận, … của người viết về cuộc sống. – Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. – Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. – Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. – Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. – Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV2: Hướng dẫn Hs phân tích kiểu văn bản . Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở ( em thấy kênh nào dễ nhìn, dễ nhớ hơn…) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động. – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | 2. Phân tích kiểu văn bản.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bước trước khi viết và tìm ý tưởng cho bài thơ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn tìm hiểu bước Trước khi viết bằng PHT số 1.
+ GV hướng dẫn tìm hiểu bước Tìm ý tưởng cho bài thơ bằng PHT số 2.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn. – GV quan sát, gợi mở . Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động. – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV4: Hướng dẫn Hs làm thơ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ. + GV trình chiếu và phát bảng kiểm số 1 cho học sinh + Yêu cầu học sinh làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ dựa theo khung cho sẵn (PHT số 3)
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn.. – HS đọc, quan sát, suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS đọc sản phẩm. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung sản phẩm của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, khích lệ học sinh. NV5: Hướng dẫn Hs chỉnh sửa và chia sẻ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. + Gv tiếp tục hướng dẫn Hs quan sát bảng kiểm để kiểm tra bài thơ của mình. + Hướng dẫn để 2 Hs chia sẻ với nhau, giúp nhau hoàn thiện bài thơ – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở . Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | 3. Viết theo quy trình Đề bài: Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống. a. Trước khi viết. – Mục đích viết: viết bài thơ hiện cảm xúc của em về sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống. – Người đọc: thầy cô, bạn bè, gia đình. – Thể thơ: bốn chữ/ năm chữ. b. Tìm ý tưởng cho bài thơ.
c. Làm thơ. – Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp. – Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của em. – Dùng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ điệp từ, điệp ngữ, … để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ. – Thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: thanh, xanh, vơi, khơi, … – Ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp, đảm bảo thể hiện hiệu quả ý tưởng của em. – Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.
d. Chỉnh sửa và chia sẻ. – Đọc diễn cảm bài thơ theo đúng giọng điệu. – Dùng bảng kiểm để kiểm tra và sửa lại bài thơ đảm bảo đúng yêu cầu chung của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. |
Bảng kiểm
Phương diện | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Hình thức | Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ. | ||
Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 2/2 (nếu là thơ bốn chữ); nhịp 3/2 hoặc 2/3 (nếu là thơ năm chữ). | |||
Sử dụng các từ có vần giống nhau hoặc gần nhau. | |||
Sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ,…. | |||
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói. | |||
Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị. | |||
Có độ dài tối thiểu: hai khổ thơ. | |||
Nội dung | Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một cách nhìn về cuộc sống. | ||
Nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 3
Tiết PPCT: 9-10
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
MỤC TIÊU.
Kiến thức:
– Yêu cầu về cách việt đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Năng lực.
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt.
– Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ; trình bày được cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ .
– Nhận biết hình thức, nội dung của đoạn văn.
– Biết cách phân tích văn bản mẫu.
– Nhận biết được quy trình viết
Về phẩm chất:
– Trân trọng, yêu mến các tác phẩm văn học dân tộc.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– PHT số 1,2.
– Tranh ảnh..
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, Video.
– HS làm một bài thơ lục bát về đề tài quê hương (tối thiểu 2 dòng)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
Nội dung: Gv trình chiếu hình ảnh cây xanh trước và sau khi được cắt tỉa để học sinh có hình dung về văn bản trước và sau khi tóm tắt
Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS, PHT.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – Gv chuyển giao nhiệm vụ. Chia sẻ ấn tượng của em về một bài thơ trong chủ đề 1: Tiếng nói của vạn vật. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, hỗ trợ. – HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS đọc, trình bày câu trả lời . – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới: Một bài thơ hay thường đọng trong ta nhiều cảm xúc, gợi cho ta nhiều suy ngẫm và có thể khiến ta muốn ghi lại những cảm xúc của mình về bài thơ ấy. Làm thế nào để viết đoạn văn ghi lại những cảm xúc ấy? Phần bài học dưới đây sẽ giúp các em thực hiện điều đó. | – Học sinh chia sẻ ấn tượng. |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC .
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản.
Mục tiêu:
– Biết cách phân tích văn bản mẫu.
– Nhận biết được quy trình viết.
– Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Trân trọng, yêu mến các tác phẩm văn học dân tộc.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi bằng PHT, phân tích ví dụ.
Sản phẩm học tập: Sản phẩm PHT, câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu và phân tích bài viết tham khảo. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. + GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn trang 26-SGK và hoàn thiện PHT số 1 (Làm việc nhóm đôi) (*)
+ Theo em, yêu cầu đối với khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ là gì? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, lắng nghe và trả lời. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.. – Gv tổ chức hoạt đông. – HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv bổ sung, nhận xét.
| I. Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản 1. Đọc và phân tích bài viết mẫu – Trình bày cảm xúc về một bài thơ: Nắng hồng của tác giả Bảo Ngọc . + Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. + Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ. . Chỉ ra những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết . Liệt kê những chi tiết, hình ảnh được trích từ bài thơ . Ghi lại từ ngữ dùng để liên kết câu + Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. 2. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. – Biểu đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều câu liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. – Trình bày được cảm xúc của bản thân – Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc – Đảm bảo cấu trúc ba phần. + Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. + Thân đoạn: trình bày cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. + Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của nó đối với người viết. |
Hoạt động 2: Viết theo quy trình.
Mục tiêu:
– Nhận biết được quy trình viết.
– Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Trân trọng, yêu mến các tác phẩm văn học dân tộc.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi bằng PHT, phân tích ví dụ.
Sản phẩm học tập: Sản phẩm PHT, câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bước chuẩn bị trước khi viết. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ.
– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, lắng nghe và trả lời. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt đông. – HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv bổ sung, nhận xét. NV2: Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. Học sinh làm việc cá nhân theo PHT số 2. – Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, lắng nghe và trả lời. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt đông. – HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv bổ sung, nhận xét. NV 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bước. viết đoạn và chỉnh sửa bài viết. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. + Gv phát / trình chiếu bảng kiểm . Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. + Dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài thơ của mình, sau đó dùng bảng kiểm đánh giá đồng đẳng . Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS quan sát, lắng nghe và trả lời. – GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – Gv tổ chức hoạt đông. – HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv bổ sung, nhận xét. | II. Viết theo quy trình. 1. Chuẩn bị trước khi viết. * Xác định mục đích viết, người đọc. – Mục đích: bày tỏ cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. – Người đọc: Thầy cô, bạn bè, người thân. * Xác định đề tài. * Thu thập tư liệu.
2. Tìm ý, lập dàn ý. * Tìm ý: Hs lần lượt thực hiện các bước. – Đọc diễn cảm bài thơ vài lần. – Tìm và xác định ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh… – Xác định chủ đề. – Xác định cảm xúc mà bài thơ gợi ra và lí giải. – Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ. * Lập dàn ý: Theo PHT số 2.
3. Viết đoạn. Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
4. Chỉnh sửa bài viết. |
PHT số 2
Bảng kiểm.
Các phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Mở đoạn | Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng | ||
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ | |||
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ | |||
Thân đoạn | Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí | ||
Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ | |||
Dùng các từ ngữ để liên kết các câu | |||
Kết đoạn | Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân | ||
Kết đoạn bằng dấu câu phù hợp dùng để ngắt đoạn |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 11
NÓI VÀ NGHE
TÓM TẮT Ý CHÍNH DO NGƯỜI KHÁC TRÌNH BÀY
MỤC TIÊU.
Kiến thức.
– Nhận biết được các thao tác tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày
Năng lực.
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày.
Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– KHBD, SGK, SGV, SBT.
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình..
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. – GV chuyển giao nhiệm vụ. GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn: Kể tên các tình huống, trường hợp người khác trình bày mà bản thân cần phải tóm tắt. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. – HS suy nghĩ, trả lời. – GV quan sát, lắng nghe. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. – HS trình bày trải nghiệm cá nhân. – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. – Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: Trong cuộc, có rất nhiều tình huống yêu cầu chúng ta phải biết tóm lược thông tin. Vậy tóm lược như thế nào để đảm bảo hiệu quả… | – Bài giảng của thầy cô, câu trả lời của bạn, lời nhận xét của BGH trong tiết sinh hoạt dưới cờ, câu chuyện ba mẹ nói trong bữa cơm, bài phát biểu…
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC .
Hoạt động 1: Các thao tác tóm tắt.
Mục tiêu: Nhận biết được các thao tác tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Chuẩn bị bài nói Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ – Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh | 1. Các thao tác tóm tắt Bước 1: Nghe ý chính và ghi tóm tắt – Tập trung lắng nghe nội dung và chú ý vào ý chính của bài nói (vấn đề trọng tâm mà người nói sẽ trình bày). + Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc. + Chú ý tốc độ nói. Thường người nói sẽ nói chậm, nhấn mạnh ở những chỗ trình bày ý chính và nói với tốc độ nhanh hơn ở những ý bổ trợ. + Chú ý từ khóa của bài nói. + Chú ý các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: sơ đồ, bảng, hình ảnh,… Các phương tiện này thường được sử dụng để làm rõ ý chính của bài nói. + Kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách: . Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa. . Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý. . Thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đồ. Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa – Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có). – Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi với người nói ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác. – Trao đổi phần tóm tắt với những người nghe khác để chỉnh sửa cho chính xác. |
Hoạt động 2: Thực hành tóm tắt
Mục tiêu: Tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv gọi lần lượt 3-5 học sinh đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề: “Học sinh THCS với Bạo lực học đường” ( học sinh chuẩn bị từ trước, khuyến khích học sinh sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ khi trình bày) + Các học sinh còn lại tóm tắt phần trình bày của bạn vào trong tập + Gv phát bảng kiểm để hs có định hướng tóm tắt – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ – Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh | 2. Thực hành tóm tắt ý chính do người khác trình bày Hs thực hành |
Hoạt động 3: Trao đổi về phần tóm tắt
Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv gọi học sinh trình bày phần tóm tắt của mình + + Phát bảng kiểm để học sinh đánh giá, nhận xét – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | 3. Trao đổi về phần tóm tắt – Hs đọc bài của mình – Trao đổi với người nói về nội dung tóm tắt – Trao đổi với người nói ý kiến em chưa hiểu… |
.
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói.
Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, học sinh quay video bài nói.
Sản phẩm học tập: Video của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung video https://www.youtube.com/watch?v=LAJXFe76inY – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Hs thực hiện ở nhà | – Hs xem video và tóm tắt |
Bảng kiểm
Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Có đầy đủ các thông tin chính của bài trình bày | ||
Trình bày thông tin ngắn gọn dưới dạng từ/ cụm từ, kí hiệu | ||
Trình bày rõ ràng, có tính hệ thống (biết dung số thứ tự, kí hiệu abc, gạch đầu dòng…để trình bày các ý chính) | ||
Thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đồ |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 12
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Kiến thức
– Hiểu được các đặc điểm của thơ bốn chữ, năm chữ
– Hiểu được ý nghĩa, thông điệp thông qua các bài đã học trong chủ đề: Tiếng nói của vạn vật
Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Vận dụng được các năng lực để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập
Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
1 | T | I | Ế | T | T | Ấ | U | ||||||||||||
2 | C | H | Ù | N | G | C | H | Ì | N | H | |||||||||
3 | T | R | Ầ | N | H | Ữ | U | T | H | U | N | G | |||||||
4 | V | Ầ | N | C | H | Â | N | ||||||||||||
5 | L | Ờ | I | C | Ủ | A | C | Â | Y | ||||||||||
6 | L | I | Ê | N | K | Ế | T | ||||||||||||
7 | C | O | N | V | O | I | |||||||||||||
8 | M | Ù | A | H | Ạ | ||||||||||||||
9 | S | O | S | Á | N | H | |||||||||||||
10 | Â | M | V | A | N | G | |||||||||||||
11 | Y | Ê | U | V | Ậ | N | |||||||||||||
12 | P | H | Ó | T | Ừ |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật | – Từ khóa: Tình yêu vạn vật → Thông điệp của chủ điểm Tiếng nói vạn vật |
Dòng 1: Điền từ còn thiếu vào nhận định: “Nhịp thơ có tác dụng tạo… và làm nên nhạc điệu của bài thơ Dòng 2: Điền từ còn thiếu vào câu thơ: „Sương…qua ngõ/ Hình như thu đã về“ Dòng 3: Tác giả bài thơ Lời của cây? Dòng 4: Vần được gieo ở cuối dòng thơ được gọi là… Dòng 5: Câu thơ sau trích trong bài thơ nào: Khi cây đã thành Nở vài lá bé Lá nghe màu xanh Bắt đầu bập bẹ Dòng 6: Điền từ còn thiếu vào nhận định “Vần có vai trò…các dòng thơ, đánh dấu nhịp nhơ „ Dòng 7: Điền từ còn thiếu vào câu thơ: Sông được lúc dềnh dàng Chi bắt đầu.. Dòng 8: Điền từ còn thiếu vào câu thơ: Có đám mây… Vắt nửa mình sang thu Dòng 9: Hai dòng thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào: Mưa phùn giăng đầy ngõ Bảng lảng như sương mờ Dòng 10: Ông Một là tên gọi khác của con vật nào? Dòng 11: Vần lưng còn được gọi là… Dòng 12: Những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ được gọi là gì? | |
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG CỦN CỐ – LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề
Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | |||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1 – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv hướng dẫn HS hoàn thành bài tập theo bảng trong SGK theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: Câu 2,3,4,6 – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv lần lượt hướng dẫn hs làm các bài tập – HS tiếp nhận nhiệm vụ: Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ, trả lời – GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày trải nghiệm cá nhân – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Câu 5 – GV chuyển giao nhiệm vụ: hướng dẫn học sinh viết đoạn văn – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ viết bài – GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức của bạn.
| Câu 1 :
Câu 2 : – Thể thơ: 5 chữ – Ngắt nhịp: chủ yếu sử dụng nhịp 3/2 – Gieo vần chân (nghé – nhẹ, đây – đầy) => Nhận xét: thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ phù hợp để diễn đạt nội dung, đồng thời truyền đạt những suy tư của tác giả vào tác phẩm đến người đọc. Câu 3 : – Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ. Có thể chia phó từ thành hai nhóm sau: – Chức năng: + Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,… + Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,… Câu 4: Khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là: – Đặt nhan đề phù hợp với nội dung – Bài thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng – Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ – Bài thơ thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về thiên nhiên, cuộc sống Câu 5: Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì trình bày như vậy thể hiện sự khoa học, súc tích giúp dễ theo dõi, dễ hiểu. Câu 6: Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng. Tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi cho HS: Thông qua kiến thức đã học và hiểu biết, theo em, nuôi dưỡng tâm hồn có quan trọng với mỗi chúng ta không? Em sẽ làm gì để nuôi dưỡng tâm hồn của mình?
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Việc quan sát, lắng nghe cảm nhận về thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta 2. Báo cáo dự án “Em hãy thực hiện một kế hoạch/ dự án phù hợp với khả năng của bản thân nhằm bảo vệ tự nhiên” – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung | 1. Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận giới tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Vì quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên giúp xoa dịu tâm hồn, khơi dậy cảm xúc và trở nên tinh tế, nhạy bén hơn 2. Học sinh báo cáo
|
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2:
Bài học cuộc sống
(Truyện ngụ ngôn)
(13 tiết)
Tuần 4
Tiết PPCt:1-2.
Truyện ngụ ngôn
MỤC TIÊU
Kiến thức
– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
– Chủ đề: Bài học cuộc sống
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
– Nhận biết được các công dụng của dấu chấm lửng.
– Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
Phẩm chất:
– Yêu thương bạn bè, người thân; biết ứng xử đúng mực, nhân văn.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật hoặc Đuổi hình bắt chữ
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Cách 1: Gv tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật Cách 2: Gv tổ chức trò chơi Đuổi hình bắt chữ – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, lắng nghe – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài | – Hs tham gia trò chơi
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
Mục tiêu:
– Xác định được chủ điểm, thể loại chính
Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học
Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi: + Chủ đề của bài học là gì + Thể loại chính của chủ đề? Kể tên các văn bản trong chủ đề – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ – GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh | I. Tìm hiểu giới thiệu bài học – Học sinh dựa vào phần mở đầu, tên bài học để trả lời về chủ đề: “Bài học cuộc sống” – Thể loại: Truyện ngụ ngôn – Các văn bản: + Những cái nhìn hạn hẹp + Những tình huống hiểm nghèo + Biết người, biết ta + Chân, tay, tai, mắt, miệng
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu
Mục tiêu:
– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm bằng các PHT
Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Truyện ngụ ngôn là gì? Nêu các yếu tố của truyện ngụ ngôn? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, suy nghĩ – GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh | II. Tìm hiểu tri thức đọc hiểu Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân… Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc. Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. Chẳng hạn, ở truyện Thỏ và rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật thỏ và rùa. Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được khơi sâu. Chẳng hạn, tình huống truyện trong Thỏ và rùa là cuộc chạy đua giữa hai con vật và kết quả có tính bất ngờ, làm lộ rõ đặc điểm của mỗi nhân vật và bài học từ câu chuyện. Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,…). Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi …để hướng dẫn học sinh luyện tập
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Truyện ngụ ngôn là gì? A. Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc bằng văn xuôi, giúp người ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, cách ứng xử ở đời. B. Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc bằng thơ giúp người ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, cách ứng xử ở đời. C. Truyện ngụ ngôn là những truyện kể có nhân vật, có cốt truyện giúp người ta rút ra những bài học hay trong cuộc sống. D. Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc bằng văn xuôi hoặc văn vần giúp người ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, cách ứng xử ở đời. 2. Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì? A. Khuyên nhủ hoặc đưa ra một bài học nào đó về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. B. Tạo tiếng cười, phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội. C. Phản ánh cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. D. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện và các nhận vật lịch sử. 3. Truyện ngụ ngôn thường hướng đến đề tài nào? A. Là những mâu thuẫn trong gia đình và cách ứng xử với các mâu thuẫn đó. B. Là những vấn đề của xã hội và cách ứng xử các vấn đề đó. C. Là những vấn đề đạo đức, hay những cách ứng xử trong cuộc sống,… D. Là những ước mơ công lý của nhân dân về một xã hội công bằng. 4. Truyện ngụ ngôn xây dựng nhân vật như thế nào? A. Loài vật, con người. B. Loài vật, đồ vật hoặc con người. B. Loài vật. D. Con người. 5. Các sự kiện trong truyện ngụ ngôn thường được xây dựng như thế nào? A. Một câu chuyện thường xoay quanh một nhân vật chính. B. Một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. C. Một câu chuyện thường xoay quanh nhân vật chính và các nhân vật phụ. D. Một câu chuyện thường xoay quanh nhân vật trung tâm. 6. Cốt truyện trong truyện ngụ ngôn thường hướng đến điều gì? A. Phê phán, lên án thói hư tật xấu của con người. B. Vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị (thời xưa). C. Ca ngợi và bênh vực cho đạo đức con người thông qua nhân vật lí tưởng, kiểu mẫu. D. Đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. 7. Không gian trong truyện ngụ ngôn được xây dựng như thế nào? A. Là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra câu chuyện. B. Là trong một khu rừng hoặc trên cánh đồng rộng lớn, nơi xảy ra câu chuyện. C. Là ở một phiên chợ hay trong một gia đình nào đó, nơi xảy ra câu chuyện. D. Là một phiên chợ, một giếng nước, một khu rừng nơi xảy ra câu chuyện. 8. Thời gian trong truyện ngụ ngôn được xác định như thế nào? A. Là một thời điểm cụ thể diễn ra câu chuyện. B. Là một khoảnh khắc cụ thế nơi diễn ra sự việc, câu chuyện. C. Là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể. D. Là các thời điểm khác nhau mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường được xác định cụ thể từng thời điểm, từng khoảnh khắc của câu chuyện. 9. Trong các truyện sau, những truyện nào là truyện ngụ ngôn? A. Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Treo biển, Lợn cưới áo mới. B. Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn và con gấu, Thà chết còn hơn. C. Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, Đeo nhạc cho mèo. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức hoạt động – HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, bổ sung | Gợi ý:
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm thẻ thông tin
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Làm thẻ thông tin các từ khóa quan trọng của phần tri thức ngữ văn – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức hoạt động – HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, bổ sung | Hs tự thực hiện
|
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 1-2
VĂN BẢN 1.
NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP
MỤC TIÊU
– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
– Chủ đề: Bài học cuộc sống
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
Phẩm chất:
– Biết ứng xử đúng mực, nhân văn.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv chiếu hình ảnh. Em có suy nghĩ gì về bức ảnh dưới đây? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét
| – Hs quan sát, gợi ý + Bức vẽ ghi lại cuộc tranh luận của hai người đứng ở hai phía khác nhau. Họ sẽ không tìm được tiếng nói chung, vì ai cũng cho là mình đúng. + Từ đó, bức vẽ đặt ra cho chúng ta một vấn đề: để đánh giá một sự việc một cách đúng đắn, hãy xem xét nó ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ. => Đó cũng là chủ đề của tiết học hôm nay
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc + Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Hs làm việc cá nhân – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
| I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc – Hs lần lượt đọc từng truyện – Lưu ý dừng đọc đúng thời điểm để trả lời các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn 2. Chú thích – Chúa tể – Thầy bói – Sun sun – Đòn càn – Quạt thóc – Chổi sể – Tua tủa
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
Mục tiêu:
– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
– Chủ đề: Bài học cuộc sống
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
– Biết ứng xử đúng mực, nhân văn.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Hướng dẫn học sinh tóm tắt truyện và xác định đề tài Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm đôi – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Suy ngẫm và phản hồi 1. Tóm tắt truyện và xác định đề tài – Tóm tắt nội dung câu chuyện: + Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp. + Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan voi để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu. – Đề tài của hai văn bản: + Ếch ngồi đáy giếng: tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân. + Thầy bói xem voi: Để biết rõ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV2: Tìm hiểu Tình huống truyện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Tìm hiểu nhân vật Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ:
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV4: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp trong việc thể hiện “Lời của cây”? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV5: Hướng dẫn học sinh rút ra cách đọc truyện ngụ ngôn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Những lưu ý chung về cách đọc mỗi thể loại
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 2. Tình huống truyện
3. Nhân vật
4. Bài học – Ếch ngồi đáy giếng: + Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. + Không được tự cao, tự đại, chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh mà phải khiêm tốn + Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn hay thay đổi vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình, để cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, phải nhìn xa trông rộng. – Thầy bói xem voi: nên nhận định sự việc, sự vật với cách nhìn tổng thể, không nên lấy bộ phận thay cho toàn thể. Mỗi người cần phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau nhằm đánh giá sự việc, sự vật một cách tổng thể, khách quan và chính xác nhất.
5. Cách đọc truyện ngụ ngôn Những lưu ý chung về cách đọc mỗi thể loại
|
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Tổng kết 1. Nội dung – Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp và việc xem voi và phán voi của 5 ông thầy bói. Qua đó phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang và khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo và đánh giá sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, khách quan 2. Nghệ thuật – Tình huống bất ngờ hài hước kín đáo. – Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống. – Kể chuyện ngắn gọn, cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên sâu sắc. – Sử dụng từ láy, phép so sánh, nghệ thuật phóng đại. | ||||
Cách tổng kết 2: PHT số …
.. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Thầy bói xem voi 1. Các sự việc trong truyện Thầy bói xem voi diễn ra như thế nào? A. Các thầy bói xem voi, các thầy bói phán về voi, hậu quả của việc xem và phán về voi. B. Các thầy bói xem voi, các thầy bói tranh cãi với nhau về chuyện con voi có những bộ phận nào. C. Các thầy bói xem voi, các thầy bói đoán sai về voi. D. Các thầy bói xem voi và bài học được các thầy bói rút ra sau khi xem voi. 2. Các ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi có đặc điểm chung nào? A. Đều muốn biết con voi có hình dáng như thế nào. B. Đều hành nghề thầy bói. C. Đều bị mù nhưng đều muốn xem voi để biết con voi có hình dáng ra sao. D. Đều thích khám phá, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng… mình chưa biết. 3. Các thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi, xem voi trong hoàn cảnh nào? A. Chưa biết con voi như thế nào nên rủ nhau cùng đi xem voi. B. Ể hàng, ngồi tán gẫu; có con voi đi qua. C. Có con voi đi qua và đố nhau xem ai đoán đúng hình dáng con voi nhanh nhất. D. Trời mưa, nên rủ nhau cùng đi xem voi. 4. Có gì khác thường trong cách xem voi của các thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi? A. Xem voi bằng tay, mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi. B. Xem voi bằng tay, sờ được hết các bộ phận của con voi. C. Xem voi trong buổi ế hàng nên tâm trạng không vui. D. Phải bỏ tiền ra để xem con voi như thế nào nên tâm trạng không vui. 5. Trong truyện Thầy bói xem voi, đâu là sai lầm của các thầy bói khi xem voi? A. Vì họ chỉ dùng ay sờ voi thay cho xem voi bằng mắt. B. Vì con voi to quá, nên các thầy sợ, không dám sờ hết các bộ phận của voi. C. Các thầy xem voi phiến diện, qua loa. D. Mỗi thầy chỉ sờ được một phần của con voi nhưng lại tự hào mình là người nói đúng nhất về voi. 6. Qua truyện Thầy bói xem voi, truyện muốn khuyên moị người điểu gì? A. Muốn tìm hiểu sự vật, phải cách tiếp cận thích hợp, xem xét toàn diện, không lấy bộ phận thay cho toàn thể, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không dùng vũ lực để giải quyết nhận thức. B. Muốn tìm hiểu sự vật, cần có cách nhìn nhận khách quan, khoa học, cần giải quyết các mâu thuẫn bằng đối thoại, không nên dùng vũ lực. C. Cần có cách nhìn nhận khách quan, khoa học, về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống và cần giải quyết các mâu thuẫn bằng đối thoại không nên dùng vũ lực. D. Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác và cần tôn trọng ý kiến của nhau. 7. Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào không lên quan đến truyện Thầy bói xem voi? A. Chín người mười ý. B. Cãi cối, cãi chày. C. Biết người, biết ta. D. Thầy bói xem voi. 8. Vì sao các con vật trong truyện Ếch ngồi đáy giếng lại sợ ếch. A. Hằng ngày, ếch thường đánh mắng các con vật sống chung trong giếng. B. Hằng ngày, ếch thường chiếm các vị trí tốt nhất trong giếng để nghỉ ngơi. C. Hằng ngày, ếch thường tranh các miếng mồi mà các con vật khác tìm được. D. Hằng ngày, ếch tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng. 9. Cuộc sống của Ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng là một cuộc sống như thế nào? A. Tuy giếng nước sâu nhưng rất thoải mái. B. Chật hẹp, đơn giản, trì trệ. C. Ôn ào, náo nhiệt và rất vui vẻ. D. Tranh giành thức ăn, không có sự đoàn kết. 10. Trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, ở trong giếng, ếch tự thấy mình là người như thế nào? A. Là con vật có quyền uy to nhất giếng. B. Là con vật có tiếng kêu to nhất thiên hạ. C. Bầu trời trên đầu chỉ bằng cái vung và nó thì oại như một vị chúa tể. D. Bầu trời trên đầu chỉ bằng cái mâm và nó thì oai như một vị chúa tế. 11. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, ếch ra khỏi giếng bằng cách nào? A. Mưa to, làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài, B. Ếch tự nhảy ra khỏi giếng, vì muốn xem trời mưa to như thế nào? C. Ếch đánh nhau với các con vật khác, nên bị các con vật khác đuổi ra. D. Ếch bị người đi soi ếch bắt ra khỏi giêng. 12. Khi ra khỏi giếng, ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng tỏ thái độ gì? A. Vui mừng vì có được một không gian rộng lớn nên nghênh ngang đi. B. Buồn chán vì không có loài vật nào tỏ ra sợ ếch, nên rất tức giận. C. Nghênh ngang đi khắp lại khắp nơi, cất tiếng kêu ôm ộp, nhẫng nháo,..nhìn lên bầu trời,… D. Khiêm tốn muốn học hỏi vì thấy kiến thức của mình còn nông cạn. 13. Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng chỉ điều gì? A. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp, kẻ ngông ngênh, tự phụ; đánh giá, nhận diện sự việc nông nổi, theo chủ quan của mình. B. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp, những kẻ đó sẽ bị người khác xa lánh, hoặc sẽ có kết thúc không tốt. C. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp, nhưng luôn chịu khó học hỏi, để ngày càng tiến bộ hơn. D. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp nhưng kiêu căng nên bị mọi người coi thường, ghét bỏ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy: – Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có). – Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,… – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | 1. Suy bụng ta ra bụng người: Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo: – Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ! Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng: – Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào! Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay. 2. Trùn và cá: Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn muốn cắn, nó lên tiếng bảo: – Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được? Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi. Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn. Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.
|
Phụ lục.
Câu 6: Thu hoạch qua sưu tầm và vận dụng ngoài giờ học
Để thuận lợi cho HS hệ thống hóa những sưu tầm liên quan đến bài học, GV hướng dẫn HS ghi chép theo một mẫu bảng tổng hợp vào Sổ tay “năng nhặt chặt bị”
Sổ tay “năng nhặt chặt bị” – Bài học cuộc sống
TT | Tên truyện sưu tầm được | Tranh ảnh, tư liệu liên quan |
1 | Ve và kiến (bản dịch thơ của Nguyễn Văn Vĩnh) | Phim hoạt hình ve và kiến, một số bản dịch thơ khác. |
2 | Phần của sư tử (Ê-dốp, bản dịch văn xuôi) | Ảnh minh họa |
3 | … | |
4 | … |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 3-4
VĂN BẢN 2:
NHỮNG TÌNH HUỐNG HIỂM NGHÈO
MỤC TIÊU
– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
– Chủ đề: Bài học cuộc sống
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
Phẩm chất:
– Biết ứng xử đúng mực, nhân văn.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2,
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
| DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Phô mai con bò cười“. Có một chiếc bánh phô mai bị chia thành 6 phần, để có được miếng bánh, em phải trả lời đúng câu hỏi.
Câu 1: Sống trong bể ngọc kim cương, Không bằng sống giữa tình … bạn bè. Câu 2: Ở chọn nơi, chơi … Câu 3: Đã là bạn thì mãi mãi là bạn, Đừng như … lúc cạn lúc đầy. Câu 4: Gần mực thì đen, gần đèn thì … Câu 6: Một con ngựa đau cả tàu … Những từ khóa trong mảnh ghép giúp em liên tưởng đến điều gì?
1. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hỗ trợ, gợi mở – HS thảo luận nhóm để thống nhất sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 2-3 nhóm trình bày sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận, hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Đúng vậy, những từ khóa chính là tiêu chí để làm nên một tình bạn đẹp. Thiếu đi một trong những tiêu chí ấy, đặc biệt là sự tin tưởng, đồng cam cộng khổ thì tình bạn sẽ chẳng còn là tình bạn nữa. Một phần nội dung văn bản Những tình huống hiểm nghèo sẽ là minh chứng cho điều này | – Tình thương – Chọn bạn – Sông – Rạng – Học bạn – Bỏ cỏ |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc + Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Hs làm việc cá nhân – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
| I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc – Hs lần lượt đọc từng truyện – Lưu ý dừng đọc đúng thời điểm để trả lời các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn 2. Chú thích – Chó sói – Chiên con – Đương |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
Mục tiêu:
– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
– Chủ đề: Bài học cuộc sống
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
– Biết ứng xử đúng mực, nhân văn.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu không gian, thời gian Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv phát PHT số 1, học sinh thảo luận nhóm 4-6 hs
– HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm – GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 2, Hs làm việc cá nhân
– HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm – GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Hướng dẫn học sinh tóm tắt truyện và nhân vật Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv phát PHT số 3,4 học sinh làm việc nhóm đôi PHT số 4
– HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm – GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV5: Tìm hiểu đề tài, bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm – GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Tìm hiểu không gian, thời gian
2. Tình huống truyện
3. Tóm tắt truyện PHT số 3 (phụ lục)
4. Nhân vật
=> Chó sói là hiện thân cho kẻ mạnh, kẻ bạo tàn, để thỏa mãn nhu cầu của mình, sói sẵn sàng bịa đặt, vu khống, bắt nạt kẻ yếu. Chiên con hiện thân cho sự vô tội, sự thật, lẽ phải nhưng là kẻ yếu, bị kẻ mạnh ức hiếp, vùi dập, hãm hại 5. Đề tài, bài học – Hai người bạn đồng hành và con gấu: + Đề tài: Tình bạn và tình người + Bài học: Đừng bao giờ đặt niềm tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn. – Chó sói và chiên con: + Đề tài: Kẻ mạnh và chân lí + Bài học: Kẻ mạnh thường chà đạp chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công
|
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Khái quát nghệ thuật và nội dung văn bản? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ, trả lời – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Hs trả lời – Hs khác lắng nghe, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại | III. Tổng kết 1. Nội dung – Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạ bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người – Truyện Chó sói và chiên con: Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội 6. Đặc sắc nghệ thuật – Tình huống truyện độc đáo arrow_forward_iosĐọc thêm – Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc – Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn – Sử dụng ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục
| ||||
Cách tổng kết 2 PHT số …
.. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “…”
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv tổ chức trò chơi … Câu 1. Hai người bạn trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu đã làm gì A. Hai người cùng bỏ chạy. B. Hai người nằm im giả vờ chết. C. Một người leo lên cây, một người nằm im giả vờ chết. D. Hai người bạn cách bắt con gấu về nuôi. 2. Trong truyện Hai người bạn và con gấu, khi gặp người này gấu đã làm gì? A. Lật người này lên, hú lên một tiếng, gọi loài gấu cùng đến ăn thịt. B. Dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi. C. Dí mõm vào mũi người này ngửi, ngửi mãi… D. Dí mõm vào miệng người này ngửi, ngửi mãi. 3. Vì sao con gấu trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu lại hú lên một tiếng? A. Vì gấu rất vui khi có miếng mồi ngon. B, Vì gâu muốn báo tin cho loài gấu cùng đến ăn thịt. C. Vì gấu tức giận khi bị hai người bạn chống cự. D. Vì gấu không ăn những con vật chết. 4. Trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, người bạn đi cùng đã hỏi bạn mình điều gì? A. Cậu có sợ không? Tôi sợ quá! B. Cậu thấy con gấu này thế nào? C. Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó? D, Ông Gấu nói chuyện gì với cậu vậy? 5.Trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, người bạn đã trả lời như thế nào ? A. Cần tin tưởng bạn bè. B. Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn. C. Khi gặp khó khăn, cần phải mưu trí, dũng cảm. D. Vì người mưu trí, dũng cảm nên ta tha mạng. 6. Qua truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu ta rút ra bài học gì? A. Cần bình tĩnh để xử lý các tình huống nguy hiểm và tìm cách thoát nguy hiểm cho bản thân. B. Cần có sự thông minh, sáng suốt để phán đoán đúng những tình huống có. C. Cần biết cách thoát nguy hiểm cho bản thân, trước hết phải cứu mình rồi H. người. D. Cần bình tĩnh, thông minh khi gặp tình huống nguy hiểm, đồng thời cũng biết chọn bạn để chơi. 7. Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu phê phán điều gì? A. Phê phán những người bỏ mặc bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. B. Phê phán những người không biết tôn trọng tình bạn. C. Phê phán những người thông minh nhưng ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. D. Phê phán những người hèn nhát, ích kỷ, không biết quý trọng tình bạn. 8. Trong văn bản Chó sói và chiên con, chó sói gặp chiên con ở đâu? A. Chiên con đang ở trong hang. B. Chiên con đang đi kiếm ăn. C. Chiên con đang đi tìm mẹ. D. Chiên con đang uống nước bên suối. 9. Trong văn bản Chó sói và chiên con, khi gặp chiên con, sói trong bộ dạng thế nào? A. Đói, đi lảng vảng kiếm mồi. B. Đói, lang thang đi kiếm mồi C. Đói, đang lên từng bước đi kiếm mồi. D. Ung dung đi kiếm mồi. 10.Trong văn bản Chó sói và chiến con, khi mới gặp chiên con, sói đã làm gì? A. Ân cần hỏi thăm. B. Nhẹ nhàng hỏi thăm. C. Tức giận thét vang D. Ăn ngay chiên con. 11. Trong văn bản Chó sói và chiên con, chiên con đã gọi chó sói là: A. Ngài, hoàng thượng. B. Bệ hạ, ngài. C. Ông, quý ông. D. Hoàng thượng, bệ ha. 12. Trong văn bản Chó sói và chiên con, người kể chuyện gọi chó sói là: A. Con quái ác. B. Kẻ độc tài. C. Con vật độc ác. D. Kẻ hủy diệt. 13. Trong văn bản Chó sói và chiên con, chó sói đã vu oan cho chiên con điều gì ? A. Nói xấu chó sói, khuấy nước.. B. Khuấy nước, làm cho nước , C. Nói xấu chó sói. D. Gặp chó sói không chào. 14. Trong văn bản Chó sói và chiên con, vì sao chiến con phải chết. A. Vì gặp sói khi sói đang đói. B. Vì mải đôi co với sói. C. Vì không biết sói là con vật độc ác. D. Vì quá hiền lành, nhu nhược. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
(Có thể giao về nhà)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | Trong hai văn bản, em thích văn bản “Chó sói và chiên con”. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói đang đói ăn và chú chiên con hiền lành, nhút nhát. Lời thoại độc đáo, dễ nhớ, dễ cảm nhận, còn bộc lộ được tính cách của từng nhân vật thật rõ nét. Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này. Bài tham khảo 2: Trong hai văn bản, em thích văn bản “Chó sói và cừu non” hơn. Truyện kể chú cừu non do đi chậm bị lạc đàn, không may lọt vào tầm ngắm của con chó sói đang đói mồi. Chú cừu non thông minh đã lừa con sói rằng bác chăn cừu bảo nó đến nộp mạng, còn muốn hát cho con sói nghe. Con sói tưởng thật và khi chú cừu non cất tiếng kêu lên thì bác chăn cừu cũng tìm đến nơi cứu thoát chú. Con sói tuy mạnh, gian ác nhưng vẫn thua trí chú cừu non thông minh, dũng cảm. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này. |
Phụ lục.
PHT số 3.
Tên văn bản: Chó sói và chiên con
|
Gợi ý:
Tên văn bản: Chó sói và chiên con
|
Nhận xét tính cách của hai nhân vật theo nội dung đối đáp được tóm tắt ở câu 3:
Diễn biến | Lời chó sói | Lời chiên con | Nhận xét |
1 | Sao dám làm đục nguồn nước uống của mình? | Chiên đang ở phía cuối dòng không thể làm đục phía đầu dòng.
| Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vô lí, chiên con vô tội. |
2 | Sao dám nói xấu sói năm ngoái? | Năm ngoái chiên chưa ra đời.
| Đối đáp cho thấy lời kết tội của chó sói là bịa đặt. |
3 | Anh của chiên đã nói xấu sói | Chiên không hề có anh. | Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vu khống.
|
4 | Kẻ nào đó thuộc giống nhà chiên, giống chó, giống người,… đã nói xấu sói. | (Lập tức bị sói lôi vào rừng ăn thịt, “chẳng cầu đôi co”).
| Lời kết tội vu vơ cuối cùng phơi bày dã tâm, bản chất của sói. |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 5:
Tiết PPCT: 5
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM:
BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA
MỤC TIÊU
Kiến thức
– Chủ điểm Bài học cuộc sống
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt
– Kết nối nội dung chùm ca dao với nội dung cá truyện ngụ ngôn trong bài học, khơi sâu chủ điểm Bài học cuộc sống
– Hiểu thêm mối quan hệ giữa đời sống và cách nhìn con người, sự việc của tác giả dân gian
– Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản, hiểu thêm những chân lí giản dị được thể hiện trong thơ ca dân gian
Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: – HS tiếp nhận nhiệm vụ: Điền từ phù hợp vào câu tục ngữ “Ăn thì …, ở thì…” A. ngon/ tốt B. no/ khó C. dễ/khó D. khó/ dễ – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | – Gợi ý: Ăn thì dễ. Ở thì khó => Ăn là ăn uống cho chính bản thân mình, là việc đơn giản, dựa vào nhu cầu của bản thân còn ở là cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp với mọi người xung quanh, không tránh khỏi xích mích, va chạm, vì thế mà “khó”. Đối nhân xử thế là bài học mà chúng ta phải học cả đời, trong khuôn khổ tiết học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu một khía cảnh nnhorqua văn bản “Biết người biết ta” |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
Mục tiêu
– Biết cách đọc văn bản truyện
– Hiểu được nghĩa của từ
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) + Tìm hiểu một số chú thích – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức | I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc – HS biết cách đọc diễn cảm 2. Chú thích – Châu chấu – Dè – Ống Đùng
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
Mục tiêu:
– Kết nối nội dung chùm ca dao với nội dung cá truyện ngụ ngôn trong bài học, khơi sâu chủ điểm Bài học cuộc sống
– Hiểu thêm mối quan hệ giữa đời sống và cách nhìn con người, sự việc của tác giả dân gian
– Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản, hiểu thêm những chân lí giản dị được thể hiện trong thơ ca dân gian
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | |
NV1: Tìm hiểu tình cảm của con voi Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành nhóm 4-6 Hs, thảo luận theo phiếu học tập số 1 – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Tìm hiểu cách cư xử của người quản tượng và dân làng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm đôi – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Hướng dẫn Hs chia sẻ bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của bản thân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Biện pháp tư từ – Biện pháp tu từ: nói quá – Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc.
2. Bài học: Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Bài học về sự khoe khoang – Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (nây che, gió thổi) – Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây, đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận → Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên khoe khoang, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.
3. So sánh mục đích của truyện ngụ ngôn với ba văn bản lục bát – Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó. – Điểm khác nhau: chủ yếu do thể loại quy định, truyện ngôn dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện, thái độ của người nói thường được bộc lộ gián tiếp thông qua việc kể chuyện; các văn bản lục bát 1 và 2 dù có tình huống, sự việc vẫn là thể loại trực tiếp bộc lộ thái độ quan niệm của tác giả
|
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + Theo em, nội dung của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Tổng kết 1. Nội dung Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.. 2. Nghệ thuật – Ngôn ngữ giàu hình ảnh – Sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa làm nổi bật các sự vật trong các bài thơ.
| ||||
Cách tổng kết 2 PHT số …
.. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố bài học
Sản phẩm học tập: Thái độ khi tham gia trò chơi, câu trả lời bằng ngôn ngữ của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv hướng dẫn hs củng cố bài học bằng trò chơi “Vòng quay văn học” hoặc trò tương tự | |
Biết người biết ta 1.Văn bản Nực cười châu chấu đá xe/Tưởng rằng chấu ngã xe ai dè xe nghiêng được viết theo thể thơ nào? A.Tự do. B.Lục bát. C.Song thất lục bát. D.Thất ngôn bát cú. 2. Châu chấu trong câu Nực cười châu chấu đá xe là con vật như thế nào? A. Côn trùng có cánh, chân khớp, thân hình tròn trịa, màu sắc tươi sáng, có ích lợi đối với nhà nông. B. Côn trùng có cánh màu xanh lá cây nhạt hoặc nâu nhạt, có lợi nhiều hơn có hại vì chúng tiêu diệt nhiều côn trùng có hại cho cây. C. Côn trùng có cánh, cơ thể hình trụ, đầu tronf và cặp râu dài, có 3 màu chính đặc trưng là: đen huyền, nâu đỏ và vàng nghệ, có lợi nhiều hơn có hại. D. Côn trùng cánh thẳng đầu tròn, thân mập, màu nâu và màu vàng, nhảy giỏi, ăn hại lúa. 3. Văn bản Nực cười châu chấu đá xe/Tưởng rằng chấu ngã xe ai dè nghiêng sử dụng biện pháp tu từ gì? A.So sánh. B.Nhân hóa. C.Nói quá. D.Hoán dụ. 4. Câu đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay sử dụng biện pháp tu từ gì? A.Nói quá. B.Nhân hóa. C.Tương phản. D.Hoán dụ. 5. Nội dung chính của văn bản Con sắt đâưj ngã ông Đùng/Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay là gì? A. Cần biết lượng sức mình, không được chủ quan. B. Cần hiểu đối phương để biết cách chinh phục đối phương. C. Không được coi thường người khác. D. Nếu nhỏ yếu mà biết đánh một lực to lớn và khỏe mạnh một cách bất ngờ thì vẫn có thể thắng. 6. Câu Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng trong văn bản 3, sử dụng biện pháp tu từ nào? A.Nhân hóa, so sánh. B.Nhân hóa, hoán dụ. C.Nhân hóa, nói giảm. D.Nhân hóa, tương phản. 7. Câu Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?sử dụng biện pháp tu từ nào? A.Nhân hóa B.Câu hỏi tu từ C.Nói giảm D.Nói quá. 8. Văn bản 3 sử dụng các biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa, so sánh,ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc. B. Nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc. C. Nhân hóa, so sánh, nói giảm, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc. D. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, nói quá, điệp cấu trúc. 9. Nội dung chính của văn bản 3 là gì? A. Biết thể hiện được điểm mạnh của mình trước người khác. B. Mong muốn có sự bình đẳng, công minh, luôn biết mình biết ta mà sống. C. Trong cuộc sống, không nên kiêu căng. D. Trong cuộc sống cần khiêm tốn. | |
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ, định hướng Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trả lời, hs khác phản biện, bổ sung ý kiến Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv chốt lại kiến thức |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể hướng dẫn để HS làm ở nhà)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Lão Tử cho rằng “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng”. Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về câu nói trên – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ – Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức hoạt động – Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ | Gợi ý: Lão Tử- nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng”. Câu nói trên có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là bài học rất cần thiết trong cuộc đời chúng ta. Trước tiên ta phải biết vì sao Lão Tử bảo: “Kể biết người là người khôn” sở dĩ “Kẻ biết người là người khôn” vì ta có hiểu rõ người dó, biết được tâm tính, sở thích, cách sống của người đó thì ta mới có cách quan hệ thích hợp. Điều thứ hai mà ta cần hiểu rõ ở đây là: “Kẻ biết mình là người sáng”. Kẻ biết mình là kẻ hiểu rất rõ về chính mình, biết mình có được nhữnu năng lực gì, có thể làm được những việc gì phù hợp với năng lực của mình, hoàn cảnh của mình thì mới thành công được. Tóm lại, câu nói “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng” là một chân lí, là một bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống. Câu nói ấy của Lão Tử giúp chúng ta biết nhìn người, nhìn mình để hiểu người, hiểu mình để mà sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. |
Phụ lục
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 6
VĂN BẢN 3:
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
MỤC TIÊU
Kiến thức
– Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ
– Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
Phẩm chất:
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2,3
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề/ Tổ chức hoạt động trải nghiệm
Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv đố vui 1. Một cây mà có năm cành 2. Trắng, đen cùng ở một nhà 3. Khi im thì ở ngang nhau 4. Một nhà, hai cửa như nhau 5. Cả đời luống chịu gian nan Đi buôn mất vốn lại mang nợ nần- Là cái gì – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài. | Gợi ý: – Bàn tay – Đôi mắt – Bàn chân – Mũi – Tai – Miệng
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản, tìm hiểu chung
Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản; Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản; học sinh báo cáo dự án về tác giải, tác phẩm đã chuẩn bị
Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, dự án của học sinh, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV : Hướng dẫn hs đọc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài. | I. Đọc văn bản – HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc – Trả lời được các câu hỏi dự đoán, theo dõi
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu:
– Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ
– Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||
NV1: Hướng dẫn Hs tóm tắt văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu Hs tóm tắt văn bản bằng đoạn văn hoặc sơ đồ – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
NV2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu đặc điểm truyện ngụ ngôn qua văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Hs thảo luận nhóm 4-6 em PHT số 1
– HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài. NV3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng giúp em rút ra bài học gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài. | II. Khám phá văn bản 1. Tóm tắt văn bản Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày, ba ngày… cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa. 2. Đặc điểm truyện ngụ ngôn qua văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng
3. Bài học Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng giúp em rút ra bài học về sự tính cộng đồng, xã hội trong cuộc sống.
. |
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Tổng kết 1. Nội dung Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung 2. Nghệ thuật Xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng | ||||
Cách tổng kết 2: PHT số …
.. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KI ẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. 1. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyện cười. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện đồng thoại. 2. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có thể chia thành mấy phần? A. Hai phần. B. Ba phần. C. Bốn phần. D. Năm phần 3. Có gì độc đáo trong cách xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng? A. Các nhân vật đều là những bộ phận cơ thể của con người được nhân hóa. B. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tại cùng quyết tâm chống lại lão Miệng. C. Các nhân vật nhận ra sai lầm của mình. D. Các nhân vật đều quyết tâm sửa lỗi sai của mình, yêu thương, đoàn kết lại như xưa. 4. Trước khi quyết định chống lại lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, sống với nhau như thế nào ? A. Sống thân thiện, yêu thương nhưng thỉnh thoảng vẫn có xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhưng nhanh chóng được giải quyết. B. Sống thân thiện, yêu thương, đoàn kết, cùng nhau chia sẻ công việc. C. Thường xảy ra mâu thuẫn, tị nạnh trong công việc. D. Bất đồng trong quan điểm, mâu thuẫn trong công việc hằng ngày. 5. Vì sao cổ Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại đồng lòng chống lại lão Miệng? A. Vì cho rằng lão Miệng sung sướng, chỉ ngồi hưởng thụ trong khi những người khác phải làm việc vất vả. B. Vì cho rằng lão Miệng nói quá nhiều, làm người khác phải đau đầu, khó chịu. C. Vì cho rằng lão Miệng là người hay nói những điều giả dối nên khiến cho mọi người hiểu lầm nhau. D. Vì cho rằng lão Miệng được con người tôn trọng, chăm sóc hơn, buổi sáng hay buổi tối luôn được vệ sinh sạch sẽ. 6. Phương án nào không đúng khi nói về việc cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tại quyết định chống lại lão Miệng? A. Cả bọn kéo đến nhà lão Miệng. B. Không chào hỏi. C. Hùng hổ xông thẳng vào nhà, quát mắng ầm ĩ. D. Nói thẳng vào mặt lão Miệng: Ông là kẻ lười nhác, từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. 7. Sau khi quyết định không chung sống với lão Miệng, các nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã có hành động gì? A. Cả bọn đóng cửa nhà mình lại và chỉ nằm ngủ. B. Cả bọn suốt ngày ca hát, nhảy múa. C. Cả bọn cùng nhau đi du lịch. D. Cả bọn không làm gì nữa. 8. Vì sao các nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng lại phải chịu hậu quả đó? A. Vì chúng suy bì, tị nạnh, chia rẽ, không cùng nhau làm việc. B. Vì chúng bị cô chủ và cậu chủ trừng phạt. C. Vì chúng lười biếng. D. Vì chúng giận hờn, trách mắng nhau. 9. Các nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sửa chữa hậu quả như thế nào ? A. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng để xin lỗi. B. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng, vực lão dậy, đi tìm thức ăn cho Miệng C. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng khuyên lão dậy làm việc. D. Gượng dậy, đến nhà lão Miệng cầu xin lão tha thứ và mong lão làm việc. 10. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào không có yếu tố tưởng tượng? A. Cậu Chân, cậu Tay không còn chạy nhảy. B. Miệng nhợt nhạt cả hai môi, không buồn nhếch mép cười. C. Cậu Chân, bác Tai, cô Mắt, bác Tai rủ nhau không làm gì. D. Chân đi, mắt nhìn, tai nghe, miệng ăn. 11. Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây cùng thể loại? A. Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Sơn Tinh, Thủy Tinh. B. Ếch ngồi đáy giếng, Hai người bạn đồng hành cùng con gấu, Cây khế. C. Chó sói và chiên con, Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. D. Em bé thông minh, Thạch Sanh, Éch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Thánh Gióng. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Tìm một truyện ngụ ngôn và 1. Hoàn thiện PHT
2. Em rút ra được bài học gì qua truyện ngụ ngôn đó?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 nhóm trình bày ản phẩm – Hs đại diện nhóm báo cáo sản phẩm. HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | Hs tự thực hành |
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 7-8
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU
Kiến thức
– Kiến thức về dấu chấm lửng
Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ
– Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập
Phẩm chất:
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: GV tổ chức trò chơi Bức ảnh bí mật
Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv tổ chức trò chơi Bức ảnh bí mật. Bức ảnh bí mật là chủ đề của tiết học. Để lật mở được, hs phải mở 4 miếng ghép tương ứng với 6 câu hỏi Câu 1: Sắp xếp kí tự sau để thành một từ có nghĩa: ê/t/l/i/k/ệ Câu 2: Sắp xếp kí tự sau để thành một từ có nghĩa: n/ậ/g/n/ừ/g/p/n/g Câu 3: Sắp xếp kí tự sau để thành một từ có nghĩa: m/â/b/c/i/h/ế/m Câu 4: Sắp xếp kí tự sau để thành một từ có nghĩa: q/ắ/n/u/ã/g/n/g/t Cách 2: + Kể tên một số người bạn mà em yêu mến/ Kể tên một số nơi mà em đã từng đến/ Một số con sông/bãi biển/hòn đảo + Giả sử còn một vài người bạn/ địa danh mà em chưa nhớ hết hoặc không đủ chỗ để ghi thì em sẽ kí hiệu như thế nào… – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV dẫn dắt vào bài học mới
| Cách 1: – Liệt kê – Ngập ngừng – Châm biếm – Ngắt quãng => Bức ảnh bí mât: Dấu chấm lửng Cách 2: Gợi ý Lan, Hoa, Minh… => Gv định hướng vào dấu … |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
Mục tiêu:
– Kiến thức về phó từ
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ
– Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập
Nội dung: GV trình bày vấn đề
Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv phát PHT số 1, học sinh thảo luận theo nhóm 4-6 hs
– HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hỗ trợ – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | I. Lí thuyết 1. Khái niệm Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm (…), còn gọi là dấu ba chấm, là một trong những loại dấu câu thường gặp trong văn viết. 2. Công dụng – Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó. – Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. – Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. – Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. – Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Bài tập 1, 2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 theo nhóm. Cùng trao đổi và thảo luận – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | Bài 1 a. Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết b. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết c. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng d. Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết đ. Dấu chấm lửng biểu thị sự kéo dài của âm thanh gà gáy e. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng Bài 2 a. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của Chiên con khi bị sói bắt nạt b. Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết | ||||||||||||||||||||||||||||||
NV2: Bài tập 3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV phát phiếu học tập số 2 | |||||||||||||||||||||||||||||||
Gợi ý
. | |||||||||||||||||||||||||||||||
NV3: Bài tập 4,5 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 theo nhóm. Cùng trao đổi và thảo luận – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | Bài 4. Dấu chấm lửng đầu tiên: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. Dấu chấm lửng thử hai: Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở b. Cả hai dấu chấm lửng đều dùng để biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt Bài 5. a. Dấu chấm lửng đầu tiên: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. b. Dấu chấm lửng thứ nhất: “cực…cực” Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng của con gà trống. – Dấu chấm lửng thứ 2: “mặc, mặc,…”: Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng của con vịt. – Dấu chấm lửng thứ 3: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. | ||||||||||||||||||||||||||||||
PHT số 3 So sánh bài 4 và 5
. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nói về bài học mà em rút ra được từ một truyện ngụ ngôn, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn | Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của ếch. Truyện như ngầm phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, hiểu biết nhiều thứ, tự cao, huênh hoang…Từ ý nghĩa mà câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng để lại, tự bản thân em thấy cần phải khắc phục những hạn chế của mình. Đồng thời không ngừng học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm để có được tầm nhìn sâu rộng. Không nên chủ quan trong bất cứ việc gì, không kiêu ngạo vì những thứ đó sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và cuộc đời của chúng ta. |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 9-10
VIẾT:
VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ THẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT LỊCH SỬ HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ
MỤC TIÊU
Kiến thức:
– Yêu cầu về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt
– Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
Về phẩm chất:
– Yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ
– HS làm một bài thơ lục bát về đề tài quê hương (tối thiểu 2 dòng)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
Nội dung: Gv trình chiếu hình ảnh cây xanh trước và sau khi được cắt tỉa để học sinh có hình dung về văn bản trước và sau khi tóm tắt
Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS, PHT.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn. Chia lớp ra thành 3-4 nhóm. Trong thời gian 1 phút, các nhóm sẽ ghi lại những nhân hoặc sự kiện lịch sử. Nhóm nào nhanh và đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, hỗ trợ – HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS đọc, trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới:
| – Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Dã Tượng, Yết Kiêu, Lê Lợi, Nguyễn Du, Võ Thị Sáu, Lê Duẩn, Bác Hồ, Giỗ Tổ, Bác Hồ đọc tuyên ngôn… |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Mục tiêu:
– Yêu cầu về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Nhận dạng được một số yếu tố của thơ bốn chữ, năm chữ về số tiếng, vần, nhịp thơ.
– Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ
Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi bằng PHT
Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Em hãy cho biết khi viết bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử cần lưu ý những điều gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở ( em thấy kênh nào dễ nhìn, dễ nhớ hơn…) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 1. Một số điểm cần lưu ý khi viết bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử – Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử – Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện theo một trình tự hợp lí – Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật, sự kiện – Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết – Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách tự nhiên, hợp lí
| ||||||||||||||||||||
NV2: Hướng dẫn Hs phân tích kiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV phát PHT số 1
+ Từ PHT số 1, yêu cầu Hs rút ra đặc điểm của kiểu văn bản kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở ( em thấy kênh nào dễ nhìn, dễ nhớ hơn…) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
| 2. Phân tích kiểu văn bản
=> Bố cục bài viết cần đảm bảo + Mở bài: Giời thiệu sự vật có liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử + Thân bài: Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả + Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết | ||||||||||||||||||||
NV3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bước trước khi viết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn tìm hiểu bước Trước khi viết bằng PHT số 1 – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV2: Hướng dẫn Hs tìm ý, lập dàn ý Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv phát PHT số 2
+ Hs lập dàn ý chi tiết – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn – HS đọc, quan sát, suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS đọc sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung sản phẩm của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, khích lệ học sinh
NV3: Hướng dẫn Hs viết bài Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv chiếu và phát bảng kiểm + Hs tiến hành viết bài văn hoàn chỉnh – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV4: Hướng dẫn Hs chỉnh sửa và chia sẻ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv tiếp tục chiếu bảng kiểm + Hs tiến hành viết bài văn hoàn chỉnh – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 3. Viết theo quy trình Đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết a. Xác định mục đích, người đọc – Mục đích viết: viết bài kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử – Người đọc: thầy cô, bạn bè, gia đình – Thể thơ: bốn chữ/ năm chữ b. Xác yêu cầu của đề bài – Viết bài văn về một sự việc có liên quan đến một nhân vật lịch sử chống ngoại xâm hoặc mở mang bờ cõi đất nước, được người dân tôn vinh, thờ phụng – Một sự việc có thật liên quan đến nhân vật anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước – Một sự việc có thật liên quan đến các sự kiện, nhân vật có công đổi mới hoặc có thành tích trong lao động, sản xuất c. Thu thập tư liệu – Thu thập từ các nguồn khác nhau: Tài liệu từ thực tế, hiện vật bảo tang hoặc tài liệu trên Internet
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý a. Tìm ý Hs làm theo PHT số 2 b. Lập dàn ý Dựa vào phàn tìm ý và sơ đồ trang 48 để lập dàn ý chi tiết cho bài văn
Bước 3: Viết bài
d. Chỉnh sửa và chia sẻ – Dựa vào bảng kiểm, Hs xem xét và điều chỉnh bài viết |
Phụ lục
Bảng kiểm
Các phần | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Mở bài
| Giới thiệu sự việc có liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. | ||
Nêu được không gian,thời gian diễn ra sự việc. | |||
Thân bài | Sự việc có thật, liên quan đến nhân vật/ sự kiện, dấu tích lịch sử. | ||
Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều). | |||
Thuật lại diễn biến của sự việc theo trình tự hợp lí. | |||
Cho thấy mối liên hệ giữa sự việc có thật với nhân vật / sự kiện lịch sử. | |||
Sử dụng các câu, đoạn miêu tả phù hợp (tả cảnh quan, nhân vật, vật chứng,…) | |||
Sử dụng tư liệu đáng tin cậy (hiện vật, lời nói) | |||
Kết bài | Khẳng định ý nghĩa của sự việc. | ||
Nêu cảm nhận của người viết về sự việc. |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 11-12
KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN SỬ DỤNG VÀ THƯỞNG THỨC NHỮNG CÁCH NÓI THÚ VỊ TRONG KHI NÓI VÀ NGHE
MỤC TIÊU
Kiến thức
– Nhận biết quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn
Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Trong cuộc sống, ít nhiều chúng ta từng gặp tình huống giống một truyện ngụ ngôn nào đó. Em hãy chia sẻ về truyện ngụ ngôn đã để lại cho em bài học thiết thực – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ, trả lời – GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày trải nghiệm cá nhân – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: | – Hs chia sẻ |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động : Thực hành
Mục tiêu:
– Biết kể một truyện ngụ ngôn
– Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Em hãy xác định đề tài, mục đích, không gian và thời gian nói – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ – Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh NV2: Tìm ý, lập dàn ý Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv phát PHT số 1
– HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ – Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh NV3: Hướng dẫn Hs trình bày và trao đổi, đánh giá Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Phát và chiếu bảng kiểm, Hs căn cứ vào tiêu chí của bảng kiểm để có cách trình bày phù hợp + Định hướng cho hs một vài tiêu chí – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ – Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh
| Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói a. Đề tài: Kể lại truyện ngụ ngôn – Một trong bốn truyện vừa học – Một trong số các truyện ngụ ngôn Việt Nam – Một trong số các truyện ngụ ngôn của Ê- dốp – Một trong số các truyện ngụ ngôn của La Phông-ten b. Mục đích: Kể lại truyện ngụ ngôn, vận dụng và thưởng thức những cách nói thú vị c. Không gian, thời gian nói: Trong lớp học, ở gia đình…
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý a. Tìm ý Theo PHT số 1 b. Lập dàn ý Dựa vào phần tìm ý để triển khai thành dàn ý
Bước 3: Trình bày – Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn – Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói – Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên – Phân bố thời gian hợp lí Bước 4: Trao đổi, đánh giá – Trong vai trò người nói: cần tập trung ghi lại nhận những câu hỏi, nhận xét của người nghe và có những phản hồi thỏa đáng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người nghe – Trong vai trò người nghe: có thể nêu một số nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc để người trình bày bổ sung những chi tiết còn thiếu hoặc chưa rõ – Dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình và của bạn |
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói
Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, học sinh quay video bài nói
Sản phẩm học tập: Video của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Hs kể lại truyện ngụ ngôn khác và quay lại video – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Hs thực hiện ở nhà | – Hs thực hiện ở nhà |
Bảng kiếm bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn.
Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Trình bày đủ các phần mở đầu, nôi dung chính và kết thúc. | ||
Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra. | ||
Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện. | ||
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết. | ||
Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn. | ||
Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói. | ||
Bảo đảm thời gian quy định |
Bảng kiếm lại bằng ba tiêu chí riêng với yêu cầu
kể lại một truyện ngụ ngôn
Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra. | ||
Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện. | ||
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết.
| ||
Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn. |
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết PPCT: 13
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Kiến thức
– Kiến thức trong chủ đề: Bài học cuộc sống
Năng lực
Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
Năng lực riêng biệt:
– Vận dụng được các năng lực để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập
Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
1 | Đ | Ẽ | O | C | À | Y | G | I | Ữ | A | Đ | Ư | Ờ | N | G | |||
2 | T | H | À | Y | B | Ó | I | X | E | M | V | O | I | |||||
3 | Ế | C | H | N | G | Ồ | I | Đ | Á | Y | G | I | Ế | N | G | |||
4 | Đ | E | O | L | Ụ | C | L | Ạ | C | C | H | O | M | È | O | |||
5 | T | H | Ỏ | V | À | R | Ù | A | ||||||||||
6 | Ế | C | H | V | À | C | H | U | Ộ | T | ||||||||
7 | L | A | P | H | Ô | N | G | T | E | N | ||||||||
8 | C | H | Â | N | T | A | Y | T | A | I | M | Ắ | T | M | I | Ệ | N | G |
T | R | U | Y | Ệ | N | N | G | Ụ | N | G | Ô | N |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật | – Từ khóa: Tình yêu vạn vật => Thông điệp của chủ điểm Tiếng nói vạn vật |
Hàng ngang 1: Câu thơ sau gợi nhắc đến câu chuyện nào? Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Hàng ngang 2: Tên câu chuyện phê phán những người dù không có cái nhìn toàn diện nhưng vẫn nhất mực khẳng định ý của mình là đúng. Hàng ngang 3: Tên câu chuyện phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp nhưng luôn tỏ ra huênh hoang, tự đắc Hàng ngang 4: Câu chuyện giễu cợt những ý tưởng viễn vông từ đó khuyên nhủ con người cần đề cao cách thực hiện hơn việc đưa ra ý tưởng Hàng ngang 5: Tên câu chuyện ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì và phê phán những người lười biếng Hàng ngang 6: Tên câu chuyện đưa ra bài học trong cạnh tranh. Khi chúng ta áp dụng thủ đoạn không chính đánh để đối phó đối thủ thì bản thân ta cũng bước vào ngưỡng cửa thất bại Hàng ngang 7: Tên một nhà thơ nổi tiếng của Pháp Hàng ngang 8: Câu chuyện gửi gắm thông điệp về tình đoàn kết và bài học về sự nhìn nhận, đánh giá từ mọi phía | |
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
HOẠT ĐỘNG CỦN CỐ – LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS nắm được nội dung, vấn đề đã học trong chủ đề
Nội dung: GV trình bày vấn đề
Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | |
NV1: Bài 1,2,3,7 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu Hs làm bài 1,2,3,7 – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: Bài 4,5 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv lần lượt hướng dẫn hs làm các bài tập 4,5 – HS tiếp nhận nhiệm vụ: Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ, trả lời – GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày trải nghiệm cá nhân – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Bài 6 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: hướng dẫn học sinh làm bài 6 – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ viết bài – GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức của bạn. | Bài 1: Em khẳng định những câu chuyện trên đều là truyện ngụ ngôn vì chúng đều có đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như: – Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người và không được miêu tả chi tiết về ngoại hình. – Nội dung ngắn gọn, thường được viết bằng thơ hoặc văn xuôi. – Cấu trúc: Tình hình ban đầu, xung đột, kết quả hoặc giải quyết, đạo đức. – Thời gian và không gian không cụ thể. – Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người. Bài 2 – Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp: + Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp. + Các ông thầy bói thì tranh cãi kịch liệt, đánh nhau toác đầu chảy máu. – Bài học rút ra từ hai truyện: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân. Bài 3: Gợi ý: (1) Em thích truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu” hơn vì đây là câu chuyện này đã giúp em nhận ra được bài học sâu sắc về tình bạn khi hoạn nạn. Không chỉ vậy truyện còn đề cao trí thông minh của con người khi người bạn ở dưới đất đã vờ chết để tránh khỏi sự hung dữ của con gấu. (2) Trong hai văn bản, em thích văn bản bản “Chó sói và chiên con”. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói đang đói ăn và chú chiên con hiền lành, nhút nhát. Lời thoại độc đáo, dễ nhớ, dễ cảm nhận, còn bộc lộ được tính cách của từng nhân vật thật rõ nét. Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này. Bài 4: a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý: – Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật / sự kiện lịch sử – Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí – Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện – Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết – Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên – Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là: Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc… → Dấu chấm lửng biểu đạt ý còn nhiều đức tính tốt đẹp của anh Kinh Đồng chưa được kể hết. Bài 5 a. Cách chuẩn bị bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cho hấp dẫn: – Chuẩn bị: + Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói + Tìm ý, lập dàn ý cho bài nói – Trình bày: + Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn như: xem lại ảnh, một bức tranh, một câu tục ngữ,… liên quan đến truyện ngụ ngôn sắp kể + Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói + Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên + Phân bố thời gian nói hợp lí b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách: – Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện. – Sử dụng hình thức chế, nhại. – Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh. Bài 6 Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng: – Cần sử dụng dấu chấm lửng đúng nơi, đúng chỗ và đúng mục đích của từng câu. – Không nên đặt dấu chấm lửng sai vị trí, tránh làm sai lệch ý câu văn. – Sử dụng dấu chấm lửng đúng công dụng của nó. Bài 7 Em có thể học được rất nhiều điều: – Khi nhìn nhận bất cứ một sự việc, vấn đề gì cần phải nhìn bao quát, toàn diện, tránh phán xét phiến diện, nhìn một chiều. – Trong cuộc sống cần phải tự biết bảo vệ bản thân mình, sống dũng cảm, tự rèn luyện phẩm chất khiêm tốn, không ngừng tu dưỡng bản thân. – Sống phải biết chia sẻ, tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, không bỏ rơi người khác trong hoạn nạn.
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Em hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn cùng chủ đề với các truyện ngụ ngôn đã học – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung | Ếch ngồi đáy giếng: – Khôn nhà dại chợ. – Thùng rỗng kêu to. – Coi trời bằng vung. – Ở nhà nhất mẹ nhì con Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta Thầy bói xem voi: – Chín người, mười ý. – Cãi chày cãi cối. …
|