Soạn bài: “Hai chữ nước nhà” của Á Nam Trần Tuấn Khải

hai-chu-nuoc-nha-a-nam-tran-tuan-khai

Soạn bài: “Hai chữ nước nhà” của Á Nam Trần Tuấn Khải

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:

Á Nam Trần Tuấn Khải ,một nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỉ XX, thường mượn đề tài lịch sử để trí thác tâm sự yêu nước ,tấm lòng ưu thời mẫn thế của mình và cổ vũ,khích lệ đồng bào. Bài thơ “ Hai chữ nước nhà” là lời của Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyễn Trãi khi ông bị giặc Minh bắt về Trung Quốc .Trần Tuấn Khải đã mượn câu chuyện lịch sử cảm động này để giải bày tâm sự yêu nước thương nòi, thể hiện khát vọng tự do và khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào.

+ Trần Tuấn Khải có nét độc đáo là suốt đời làm thơ hàu như chỉ xoay quanh một nguồn cảm hứng trữ tình công dân mà thơ ông vẫn đa dạng , phong phú .

+ Thơ Trần Tuấn Khải trước năm 1930 có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi lớp người Việt Nam bởi cái giọng ái quốc thiết tha, chất dân ca bay bổng, cái hồn dân tộc đậm đà của nó.

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: trích trong bài thơ cùng ten, in trong tập Bút quan hoài.

– Thể loại: song thất lục bát

Thể thơ song thất lục bát thích hợp diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những giận dữ, oán thán .Cách ngắt nhịp , hợp vần , số câu,chữ kết hợp với âm điệu của câu lục bát làm cho nhạc tính trong từng khổ thơ trở nên phong phú , thích hợp hơn

– Nội dung:

– Bố cục: 3 phần

Phần 1: Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ đau đớn ,éo le.

Phần 2: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương ,tang tóc .

Phần 3: Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ đau đớn ,éo le (8 câu thơ đầu):

Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dậm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên.

Cảnh vật thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?

Cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút: Ải Bắc ,mây sầu,gió thảm, hổ thét, chim kêu …cảnh vật tang tóc ,chia li,thê lương. Bởi vì lòng người đang đau đớn.

Trong bối cảnh đau thương như vậy, tâm trạng người cha và con ra sao?

Đối với cả hai cha con, tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm,da diết và đều tột cùng đau đớn ,xót xa:nước mất ,nhà tan, cha con li biệt…… Cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thương tận đáy lòng.

Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy , lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?

– Lời khuyên, dặn dò tha thiết của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối cuối cùng. Nó thiêng liêng, xúc động , hành kính và có sự truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết. Lời căn dặn ấy khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương, mãi mãi không được quên.

2. Tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc (20 câu tiếp theo):

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
……………….
Con ơi! càng nói càng đau…
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?

Mạch thơ của đoạn này phát triển như thế nào?

    + Mạch ý thơ trong đoạn phát triển như sau:

  • Bốn câu : Giống Hồng Lạc……kém gì? Tự hào về dòng giống anh hùng.
  • Tám câu tiếp: Hiện tình đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh
  • Tám câu tiếp: Tâm trạng của người cha.

Những hình ảnh: Bốn phương lửa khói, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ….mang tính chất gì?

– Hình ảnh có tính ước lệ tượng trưng, là biểu hiện cho những điều đau thương, tàn khốc, căm phẫn, hận thù.

Những hình ảnh đó gợi cho người đọc liên tưởng đến tình hình nào?

– Bằng sức mạnh miêu tả và biểu cảm, hình ảnh thơ giúp ta liên tưởng đến tình hình đất nước Đại Việt dưới ách đô hộ giặc Minh. Tình cảnh ấy được phản ánh sau sắc trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Từ đó tác giả muốn người đọc liên tưởng đến tình hình mất nước hiện thời cũng đau thương, thảm khốc tột cùng.

Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về hiện tình đất nước được miêu tả như thế nào?

– Đó là tâm trạng đau xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, buồn bã, thương tâm, trăm sầu nghìn khổ…. đến tột cùng:

Thảm vong quốc kể sao cho xiết
Trông cơ đồ nhường xé tâm can

– Người cha đau nỗi đau nước mất nhà tan, gia đình li loạn .Đó cũng là tâm trạng của tác giả đương thời trước tình cảnh loạn lạc của đất nước, đời người thảm vong, lưu lạc nơi quan ải.

3. Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con (đoạn thơ cuối):

Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Người cha nói nhiều đến mình: Thân tàn, tuổi già sức yếu, sa cơ, đành chịu bó tay để làm gì ?

– Lấy tình cảnh bất lực của mình, người cha nhằm kích thích, hun đúc cái ý chí “gánh vác sau này” của người con, làm cho lời trao gởi thêm sức nặng tình cảm. Cha sức tàn lực kiệt nhưng ý chí và khát vọng của cha con phải kế thừa. Đó mới là hành động chí hiếu. Nhược bằng không, linh hồn cha nơi đất khách quê người không thể nào an nghỉ cho được. Lời dặn dò đinh ninh, có sức mạnh thức tỉnh khát vọng phục thù của người con.

Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ là Hai chữ nước nhà?

– Vì nước và nhà có mối quan hệ gắn bó không thể tách rời. Nước mất thì nhà tan, thù nhà có thể trả được khi thù nước đã rửa.

– Đối với con người, không gì cao quý hơn tình cảm yêu nước thương nhà.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.