hay-chung-minh-rang-co-cong-mai-sac-co-ngay-nen-kim

Chứng minh: Có công mài sắt, có ngày nên kim

“Có công mài sắt có ngày nên kim”

  • Mở bài :

Những thành tựu vĩ đại không phải gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì. Bàn về vai trò và ý nghĩa của tính kiên trì, tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn và sâu sắc, rất cần thiết đối với mỗi học sinh.

  • Thân bài:

Ý nghĩa câu tục ngữ:

* Về nghĩa đen:

– “Sắt”: là kim loại cứng, rất khó mài giũa hay làm cho nó thay đổi.

“Mài”: làm cho thay đổi.

– “Kim”: là vật dụng được làm từ sắt, nhỏ, nhọn, thường dùng trong may vá.

* Về nghĩa bóng:

– “Sắt”: là khó khăn, thử thách, gian nan trong cuộc sống.

– “Mài”: kiên trì, bền bỉ, ý chí chiến thắng hoàn cảnh, không bao giờ bỏ cuộc.

– “Kim”: là thành công, thành tựu đạt được, là kết tinh của sức lao động.

→ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có nghĩa là nếu ta đem một thanh sắt kiên trì mài mãi thì đến một lúc nào đó nó cũng sẽ thành kim nhỏ và hữu ích. Việc mài thanh kim là biểu tượng của lòng kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công mà nhân dân ta gửi gắm qua câu tục ngữ.

Biểu hiện của tinh thần kiên trì:

Trong lao động sản xuất: nhân dân ta trải qua hàng ngàn năm lao động bền bỉ đến tạo dựng đất nước trở nên giàu đẹp như ngày nay. Nhiều nhà khoa học kiên trì nghiên cứu mang lại lợi ích cho cuộc sống như: Trần Đại Nghĩa nhà chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến, Lương Định Của nhà bác học nông nghiệp lại tạo được nhiều giống cây trồng cho năng xuất cao, Tôn Thất Tùng giáo sư y học nổi tiếng về bệnh nhồi máu cơ tim…

Trong học tập: có nhiều gương kiên trì học tập đạt kết quả cao như Mạc Đinh Chi, nhà nghèo, hàng ngày phải đi kiếm củi, chỉ học lén qua của lớp học và tự học dưới ánh đèn đom đóm vạy à đã thành đạt cao. Trương Hán Siêu học giỏi nhưng chữ viết quá xấu làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ông đã kiên trì tập viết sau trở thành người viết chữ đẹp nổi tiếng. Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khao khác đến trường nhờ có sự động viết giúp đỡ của cha mẹ, thày cô giáo, bạn bè Ký cắn răng tập viết bằng chân, sự kiên trì nhẫn nại đã giúp ông là người có ích cho xã hội

Trong chiến đấu: Dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm kiên chì chống thiên tai để duy trì cuộc sống và chống lại âm mưu xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… để bảo vệ tổ quốc. Dưới sự lãnh đảo của đảng dan tộc ta kiên trì chịu đựng bao nhiêu gian khổ hi sinh để tạo nên “một Điện Biên chấn động địa cầu”, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Chiến thắng mùa xuân 1975 lịch sử đã thống nhất đất nước sau 20 năm bị đế quốc Mĩ chia cắt

  • Kết bài:

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm quý báu được nhân dan ta đúc kết qua quá trình bền bỉ lao động học tập và chiến đấu để dựng nước. Qua bao thế hệ vẫn là bài học có giá trị thiết thực với mọi người. Bản thân phải kiên trì nhãn nại trong học tập rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước.


Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài:

– Để thành công trong cuộc sống, con người cần rèn luyện cho mình rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Một trong những phẩm chất cần có đó là đức tính kiên trì. Ý chí nghị lực là một đức tính không thể thiếu đối với con người trong hành trình đi đến thành công

– Dẫn câu tục ngữ: Nhằm đề cao và nhắc nhở con người phải biết kiên trì, người xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

II. Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

“Sắt”: là khó khăn, những thử thách trên con đường đạt tới mơ ước và những điều mình mong muốn. Nó cũng là những công việc nhỏ cần thiết để góp phần tạo nên thành quả xứng đáng. “Kim”: là thành quả sau một quá trình kiên trì, nhẫn nại thực hiện mọi thử thách và khó khăn. Nó cũng là ý nghĩa của sự luyện tập, của lòng quyết tâm bền bỉ.

 “Có công mài sắt, có ngày nên kim”: Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.

2. Biểu hiện của người có tính kiên trì, bền bỉ:

Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp những người có ý chí quyết tâm hoàn thành những công việc khó khăn. Đó là những học sinh có ý chí nỗ lực trong học tập. Đó là những người vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của bản thân để sống có ích và cống hiến.

– Tục ngữ cũng có nhiều câu nhắc đến phẩm chất kiên trì: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Có chí thì nên”.

– Kiên rì trở thành phẩm chất cần có, quyết định thành công ở con người:  Từ xưa đến nay, các vị danh nhân đều là những người có nghị lực. Cụ Đồ Chiểu vượt qua khó khăn và bất hạnh để cống hiến cho đời những tác phẩm hay, có giá trị. Edison sáng tạo ra bóng đèn điện với hơn hai nghìn lần thử nghiệm. Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự cố gắng, kiền trì để tạo nên thành công. Người đã bôn ba gần nửa đời người ở nơi xứ người, mong tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, cũng như quyết tâm sắt đá, Người đã tìm ra phương hướng, ra con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, trở thành một đất nước độc lập. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy giờ đây là một giảng viên đứng trên bục giảng. Nhưng để thực hiện được điều đó, thầy đã phải quyết tâm rèn luyện đôi chân mình để đôi chân có thể thay thế đôi tay học được những con chữ.

3. Vì sao phải có ý chí nghị lực kiên trì, bền bỉ?

+ Cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn, mỗi người cần có sự kiên trì, bền bỉ để không nản lần trước những thất bại. Kiên trì với công việc, vượt qua thất bại giúp ta có những bài học sâu sắc và chắc chắn lần sau sẽ thành công.

+ Bất cứ ai cũng có những lần thất bại. Nếu là người có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì bền bỉ thì họ sẽ tìm ra những biện pháp để có thể vượt qua mọi khó khăn, không bỏ cuộc nửa chừng.

4. Rèn luyện đức tính kiên trì như thế nào?

– Rèn luyện cho mình tinh thần vượt khó, luôn tin tưởng vào bản thân mình.

– Siêng năng, lạc quan trong công việc.

– Luôn nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, lấy câu “Thất bại là mẹ thành công” làm phương châm sống.

–  Lòng kiên nhẫn, ý chí phải hướng về mục đích tốt đẹp. Mọi sự thành công còn đòi hỏi con người phải có thêm tài năng, sự sáng tạo trong công việc.

5. Phê phán:

– Những người dễ nản lòng, buông xuôi, bỏ cuộc, bi quan

– Vẫn còn những học sinh vì điểm kém mà nản lòng, không chịu suy nghĩ trước những khó khăn.

– Vẫn còn những người con khi thấy gia đình khó khăn về vật chất hoặc thiếu vắng một mái ấm gia đình đã vội chán nản, bỏ bê việc học.

III. Kết bài:

– Ý chí nghị lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta thành công trong công việc.

– Chúng ta cần phải rèn luyện và học tập không ngừng để trở thành người có ích cho xã hội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang