»» Nội dung bài viết:
Hướng dẫn cách làm bài văn đóng vai nhân vật trong tác phẩm văn học.
I. Yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu đề bài:
– Kể chuyện sáng tạo trên cơ sở một tác phẩm văn học.
– Cần bám sát nội dung để xây dựng một câu chuyện thích hợp.
– Bài viết cần vận dụng được các thao tác làm bài văn tự sự, kể linh hoạt, bố cục hợp lý.
2. Gợi ý làm bài:
– Trước khi làm bài cần đọc kĩ, hiểu bài thơ về chi tiết, cũng như chủ đề.
– Cần tạo được một tình huống truyện hợp lí.
– Có thể dựa vào bài thơ mà tách thành những cảnh nhỏ cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật..
II. DÀN BÀI:
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện đó.
* Yêu cầu đề bài:
– Kể chuyện sáng tạo trên cơ sở một tác phẩm văn học. Đó là nhân vật trữ tình trong bài thơ.
– Cần bám sát nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để xây dựng một câu chuyện thích hợp.
– Bài viết cần vận dụng được các thao tác làm bài văn tự sự, kể linh hoạt, bố cục hợp lý.
Gợi ý:
– Trước khi làm bài các em cần đọc kĩ, hiểu bài thơ về chi tiết, cũng như chủ đề.
– Để nhân vật kể chuyện gặp nhân vật người lính lái xe cách đây đã hơn 30 năm, cần tạo được một tình huống truyện hợp lí.
– Có thể dựa vào bài thơ mà tách thành những cảnh nhỏ cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật. Ví dụ: Cảnh xe trên đường ra trận đầy gian khổ, hiểm nguy; cảnh những người lính lái xe gặp nhau, thành đoàn xe không kính; cảnh người lính lái xe quây quần hợp thành tiểu đội nơi bãi nghỉ . . .
- Mở bài:
Tưởng tượng tình huống để các nhân vật gặp gỡ:
– Có thể đến thăm gia đình thương binh, thăm Bảo tàng quân đội, thăm Nghĩa trang liệt sĩ . . .được gặp người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa.
– Hoặc tưởng tượng đến Trường Sơn trong chiến tranh chống Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.
(Lưu ý: tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách người lính lái xe)
- Thân bài:
– Người lính lái xe kể chuyện.
– Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện.
* Cần làm rõ những ý sau:
+ Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị tàn phá nặng nề. . .
+ Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lý tưởng, có trách nhiệm với Tổ quốc.
+ Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi”
- Kết bài:
Kết thúc cuộc nói chuyện:
– Chia tay với người lính lái xe.
– Ấn tượng của nhân vật “tôi”
– Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh kháng chiến