Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 9 (Tích hợp giáo dục đạo đức lối sống)

Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 9 (Tích hợp giáo dục đạo đức lối sống)

TRƯỜNG THCS……..
Tổ Ngữ văn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 9
(Năm học 2024 – 2025)

Học kì I: (18 tuần x 4 tiết/ tuần) = 72 tiết
Học kì II: (17 tuần x 4 tiết/ tuần) = 68 tiết
Cả năm: (35 tuần x 4 tiết/ tuần) =140 tiết

Phân phối chương trình (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

TiếtBài học/ Chủ đềYêu cầu cần đạtTích hợp GD/ Ghi chú
HỌC KÌ I
14 tiết

(Từ tiết 1 đến tiết 14)

Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ)

Đọc hiểu văn bản:

Văn bản 1: Quê hương (Tế Hanh)

Văn bản 2: Bếp lửa (Bằng Việt)

Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

Đọc mở rộng theo thể loại: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Viết:

– Làm một bài thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ vể một bài thơ tám chữ

Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập

 

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

– Nhận biết được biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần: đặc điểm và tác dụng.

– Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ.

– Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ.

– Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo

2. Phẩm chất

– Yêu nước: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực.

*Nội dung tích hợp

Giáo dục đạo đức lối sống:

-Bài: Bếp lửa (Bằng Việt)

Nội dung lồng ghép: – Giáo dục HS biết ơn, yêu thương, kính trọng ông ,bà

13 tiết

(Từ tiết 15 đến tiết 27)

Bài 2: Giá trị của văn chương (Văn bản nghị luận)

Đọc hiểu văn bản:

Văn bản 1: Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ (Chu Văn Sơn)

Văn bản 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Đọc kết nối chủ điểm: Thơ ca (Ra-xun Gam-da-tốp)

Thực hành tiếng Việt: Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn

Đọc mở rộng theo thể loại: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước (Vũ Dương Qúy)

Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Ôn tập

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày vấn đề chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

– Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

– Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

– Trình bày được một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

– Hiểu và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

– Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.

2. Phẩm chất

– Trung thực và có trách nhiệm với ý kiến của mình.

*Nội dung tích hợp:

Giáo dục đạo đức lối sống:

-Bài: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Nội dung lồng ghép:

– GD HS có ý thức tôn trọng bản quyền; không vi phạm quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ của người khác

– Trích dẫn nguồn rõ ràng khi

tham khảo tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác.

12 tiết + 4 tiết Ôn tập, KT và trả bài KT giữa kỳ I

(Từ tiết 28 đến tiết 43)

Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng (Văn bản thông tin)

Đọc hiểu văn bản:

Văn bản 1: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh)

Văn bản 2: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)

Đọc kết nối chủ điểm: Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận (Theo Nguyễn Thu Hà)

Ôn tập giữa kì I

Thực hành tiếng Việt: Phương tiện phi ngôn ngữ

Đọc mở rộng theo thể loại: Cột cờ Thủ Ngữ-di tích cổ bên sông Sài Gòn (Theo Ngô Nam)

Kiểm tra giữa kì I

Viết: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Nói và nghe: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Trả bài kiểm tra giữa kì I

Ôn tập

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu, …

– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

– Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.

– Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.

– Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

– Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

– Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

– Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

2. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.

*Nội dung tích hợp

Giáo dục đạo đức lối sống:

-Bài:

+ Văn bản 1: Vườn Quốc gia Cúc Phương

+ Văn bản 2: Ngọ Môn

Nội dung lồng ghép: GD HS biết giữ gìn, bảo tồn, phát huy trân trọng các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc

1 tiếtÔn tập giữa kì 1Ôn tập, củng cố các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 2

Biết thực hành kiến thức tiếng Việt đã học.

2 tiếtKiểm tra giữa kì 1Vận dụng được kiến thức kĩ năng để làm bài kiểm tra tổng hợp theo đúng yêu cầu. (Các YCCĐ trong phần KTĐG định kì)Theo YCCĐ mục 4.2
1 tiếtTrả bài giữa kì 11. Năng lực

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Năng lực tự chủ và tự học,

– Năng lực giao tiếp và hợp tác,

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Phẩm chất: Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.

12 tiết

(Từ tiết 44 đến tiết 55)

Bài 4

Con người trong thế giới kì ảo

(Truyện truyền kì)

Tri thức đọc hiểu và đọc

Văn bản 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Đọc

Văn bản 2: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Đọc kết nối chủ điểm: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

Thực hành Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu

Đọc mở rộng theo thể loại: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)

Viết: Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Ôn tập

1. Năng lực

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

– Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

– Nhận biết và phân tích được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.

– Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

– Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện …).

1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất

– Nhân ái: Biết cảm thông, chia sẻ với người khác; phát huy được khả năng tưởng tượng trong học tập và trong đời sống.

*Nội dung tích hợp

Giáo dục đạo đức lối sống:

-Bài:

+ Văn bản 1 : Chuyện người con gái Nam Xương

+ Văn bản 2: Truyện lạ nhà thuyền chài

Nội dung lồng ghép: GD HS lòng yêu thương con người: biêt hiếu thảo với cha mẹ; biết trân trọng, bảo vệ và công nhận giá trị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội

12 tiết +

5 tiết Ôn tập, kiểm tra và trả bài kiểm tra giữa kỳ I

(Từ tiết 56 đến tiết 72)

Bài 5

Khát vọng công lí

(Truyện thơ Nôm)

Tri thức đọc hiểu và đọc

Văn bản 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

Đọc

Văn bản 2: Thuý Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)

Đọc kết nối chủ điểm: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)

Thực hành Tiếng Việt: Điển tích, diển cố

Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh)

Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Ôn tập cuối kì I

Kiểm tra cuối kì I

Nói và nghe: Thực hiện cuộc phỏng vấn

Ôn tập

Trả bài KT cuối kì I

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

– Trình bày được một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; hiểu và phân tích được đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố.

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

– Tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn.

1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất

– Nhân ái: Thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người.

2 tiếtÔn tập cuối kì 1Ôn tập, củng cố các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5

Biết thực hành kiến thức tiếng Việt đã học.

2 tiếtKiểm tra cuối kì 1Vận dụng được kiến thức kĩ năng để làm bài kiểm tra tổng hợp theo đúng yêu cầu. (Các YCCĐ trong phần KTĐG định kì)Theo YCCĐ mục 4.2
1 tiếtTrả bài cuối kì 11. Năng lực

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Năng lực tự chủ và tự học,

– Năng lực giao tiếp và hợp tác,

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Phẩm chất: Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.

HỌC KÌ II
12 tiết

(Từ tiết 73 đến tiết 84)

Bài 6: Những vấn đề toàn cầu

(Văn bản nghị luận)

Tri thức đọc hiểu và đọc

Văn bản 1: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G.G.Mác-két)

Đọc

Văn bản 2: Bài phát biểu của Tổng Thư kí liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (An-tô-ni-ô Gu-tê-rét)

Đọc kết nối chủ điểm: Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) (UNICEF Việt Nam)

Thực hành Tiếng Việt: Lựa chọn câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép

Đọc mở rộng theo thể loại: Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê-Như Ý)

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.

Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi

về một sản phẩm hay một hoạt động.

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Ôn tập

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

– Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.

– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

– Lựa chọn được câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép.

– Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

– Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

– Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm, quan tâm đến những vẫn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp.

*Nội dung tích hợp

Lồng ghép Giáo dục an ninh quốc phòng:

-Bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Nội dung lồng ghép: Giáo dục ý thức đấu tranh bảo vệ thế giới hoà bình.

-Hình thức lồng ghép: Lấy ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, của bom nguyên tử.

Lồng ghép Giáo dục đạo đức, lối sống:

-Bài:

+ Văn bản 1: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

+Văn bản 2: Bài phát biểu của Tổng Thư kí liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Nội dung lồng ghép: Liên hệ được ý tưởng,thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

-Bài: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Nội dung lồng ghép: GD HS đức tính trung thực trong suy nghĩ, việc làm; có chính kiến khi trình bày một vấn đề có tính thời sự;

12 tiết

(Từ tiết 85 đến tiết 96)

Bài 7

Hành trình khám phá sự thật

(Truyện trinh thám)

Tri thức đọc hiểu và đọc

Văn bản 1: Chiếc mũ miện dát đá be-rô (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)

Đọc

Văn bản 2: Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng)

Đọc kết nối chủ điểm: Cách suy luận (Ren-sâm Rít)

Thực hành Tiếng Việt: Câu rút gọn và câu đặc biệt

Đọc mở rộng theo thể loại: Kẻ sát nhân lộ diện (Sác-lơ Uy-li-am)

Viết: Viết một truyện kể sáng tạo

Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Ôn tập

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

– Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của câu rút gọn và câu đặc biệt.

– Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

– Biết kế một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện…).

1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất

– Trung thực: Tôn trọng sự thật, có tinh thần đấu tranh cho lẽ phải trong cuộc sống

Lồng ghép Giáo dục đạo đức, lối sống:

-Bài:

+ Văn bản 1: Chiếc mũ miện dát đá be-rô (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)

Nội dung lồng ghép: Thận trọng trong đánh giá và

nhận xét người khác.

12 tiết + 4 tiết ôn tập, KT và trả bài KT giữa HKII

(Từ tiết 97 đến tiết 112)

Bài 8

Những cung bậc tình cảm

(Thơ song thất lục bát)

Tri thức đọc hiểu và đọc

Văn bản 1: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)

Đọc

Văn bản 2: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

Đọc kết nối chủ điểm: Bức thư tưởng tượng (Lý Lan)

Ôn tập giữa kì II

Kiểm tra giữa kì II

Thực hành Tiếng Việt: Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn

Đọc mở rộng theo thể loại: Tì bà hành (Bạch Cư Dị)

Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập

Trả bài KT giữa kì II

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vẫn, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ, sự khác biệt so với thơ lục bát.

– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

– Nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn.

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

– Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất

– Nhân ái: Đồng cảm và tôn trọng cảm xúc của người khác.

Lồng ghép Giáo dục đạo đức, lối sống:

-Bài:

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Nội dung lồng ghép: – GD HS có ý thức tôn trọng bản quyền; không vi phạm quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ của người khác;

– Trích dẫn nguồn rõ ràng khi

tham khảo tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác -Bài:

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Nội dung lồng ghép: Giáo dục HS quan tâm đến những vấn đề liên quan đến bản thân.

1 tiếtÔn tập giữa kì 21. Năng lực:

– Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa cuối học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất:

– Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính việc học của mình.

2 tiếtKiểm tra giữa kì 2Vận dụng được kiến thức kĩ năng để làm bài kiểm tra tổng hợp theo đúng yêu cầu. (Các YCCĐ trong phần KTĐG định kì)Theo YCCĐ mục 4.2
1 tiếtTrả bài giữa kì 21. Năng lực

– Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

– Năng lực tự chủ và tự học,

– Năng lực giao tiếp và hợp tác,

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Phẩm chất: Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.

12 tiết

(Từ tiết 113 đến tiết 124)

Bài 9

Những bài học từ trải nghiệm đau thương

(Kịch-bi kịch)

Tri thức đọc hiểu và đọc

Văn bản 1: Pa-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man (Lưu Quang Thuận-Lưu Quang Vũ)

Đọc

Văn bản 2: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)

Đọc kết nối chủ điểm: Cái roi tre (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Thực hành Tiếng Việt: Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu

Đọc mở rộng theo thể loại: Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi)

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Ôn tập

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

– Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.

– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tỉnh chỉnh thể của tác phẩm.

– Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.

– Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của việc biến đồi và mở rộng cấu trúc câu; biến đổi và mở rộng được cấu trúc câu trong giao tiếp.

– Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

– Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

– 1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Biết gìn giữ niềm tin và tình bạn trong sáng; nhận thức được hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình, biết hành xử phù hợp.

Lồng ghép Giáo dục đạo đức, lối sống:

Bài: Cái roi tre

Nội dung lồng ghép Giáo dục HS biết yêu thương ông, bà

Bài: Cái bóng trên tường

Nội dung lồng ghép Nhìn nhận, đánh giá một vấn đề từ nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau; Thận trọng trong đánh giá và

nhận xét người khác.

Bài: Nói nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Nội dung lồng ghép: GD HS đức tính trung thực trong suy nghĩ, việc làm; có chính kiến khi trình bày một vấn đề có tính thời sự;

2 tiết

(Tiết 125-126)

Ôn tập cuối kì 2Ôn tập, củng cố các kiến thức đã học từ bài 6 đến bài 9

Biết thực hành kiến thức tiếng Việt đã học.

2 tiết

(Tiết 127-128)

Kiểm tra cuối kì 2Vận dụng được kiến thức kĩ năng để làm bài kiểm tra tổng hợp theo đúng yêu cầu. (Các YCCĐ trong phần KTĐG định kì)Theo YCCĐ mục 4.2
11 tiết + 1 tiết trả bài KT

(Từ tiết 129 đến tiết 140)

Bài 10

Tiếng vọng những ngày qua

(Thơ)

Tri thức đọc hiểu và đọc

Văn bản 1: Nhớ rừng (Thế Lữ)

Đọc

Văn bản 2: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)

Đọc kết nối chủ điểm: Kí ức tuổi thơ (An Viên)

Trả bài kiểm tra cuối kì II

Thực hành tiếng Việt: Sự phát triển của ngôn ngữ

Đọc mở rộng theo thể loại: Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều)

Viết: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Ôn tập

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề,

– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

– Nhận biết và phân tích được sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới.

– Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử; có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

– Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự, nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.

1.2 Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Trân trọng kí ức và gìn giữ niềm tin trong cuộc sống.

Lồng ghép Giáo dục đạo đức, lối sống:

Bài: Kí ức tuổi thơ

Nội dung lồng ghép Giáo dục HS có lối sống đúng đắn để có được những kí ức tuổi thơ tươi đẹp

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
…… ngày 03 tháng 09 năm 2024

HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang