»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: “Lão Hạc” (trích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
– Nam Cao là một trông những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam trước 1945.
– Nói đến Nam Cao, người ta nghĩ ngay đến những người nông dân cùng khổ hay tầng lớp trí thức nghèo trước cách mạng tháng Tám 1945. Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông giai đoạn này. Thiên truyện là một số phận, một cuộc đời đầy đau thương và xúc động.
2. Tác phẩm:
– Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực.
– Tác phẩm phơi bày rõ nét bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến và số phận bi đát của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thánh Tám.
Tóm tắt: Lão Hạc:
Lão Hạc là một lão nông cùng khổ, thật thà, chất phác và giàu lòng tự trọng. Vợ lão mất sớm, con trai lão vì không đủ tiền cưới vợ, quẫn chí đã bỏ đi làm phu đồn điền chưa biết ngày nào sẽ về. Tuổi già, lão sống thui thủi một mình, sớm hôm chỉ biết làm bạn với cậu Vàng, con chó con trai lão để lại trước khi đi. Cuộc sống ngày càng khốn khó, lại thêm bệnh tật khiến lão vô cùng vất vả, có gì lão ăn nấy. Dù khốn khổ cùng cực nhưng lão quyết giữ lấy mảnh vườn cho con trai lão và không muốn làm phiền một ai. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, lão trở nên kiệt quệ, túng quẫn, không đủ sức nuôi bản thân nên quyết định bán cậu Vàng đi rồi đem gửi tiền và mảnh vườn cho ông giáo giữ hộ. Lão âm thầm xin Binh Tư một ít bã chó (thuốc độc) rồi tự kết liễu đời mình bằng ít thuốc độc ấy. Cái chết của lão diễn ra thật dữ dội và khủng khiếp. Không ai hiểu nguyên nhân cái chết dữ dội và đau đớn của lão Hạc trừ ông Giáo và Binh Tư.
Giá trị nội dung và nghệ thuật:
Giá trị nội dung: Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quý của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.
Giá trị nghệ thuật: Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong cách xây dựng hình ảnh nhân vật độc đáo; cách miêu tả tâm lí nhân vật hết sức sắc xảo, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống gây cấn, đầy kịch tính.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật lão Hạc:
a. Diễn bến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán Cậu Vàng (con chó của lão):
Lão Hạc rất yêu thương “Cậu Vàng” mà vẫn đành lòng bán cậu đi vì lão muốn kết thúc cuộc đời mình để gìn giữ mảnh vườn cho con trai lão. Là Hạc là một ông già nông dân nghèo nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, trọng danh dự.
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi lão kể chuyện bán cậu Vàng với ông giáo:
– Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, mặt đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra,…).
– Chi tiết lột tả được nỗi đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc,… tất cả như dâng trào, oà vỡ khi có người hỏi đến trong lòng ông già giàu tình thương, giàu lòng nhân hậu.
– Lão Hạc là một con người sống thuỷ chung, tình nghĩa, rất trung thực và thương con vô bờ.
– Tình thương con của một người cha già là vô bờ bến. Từ ngày đứa con duy nhất của mình vì phẫn chí không có tiền cưới vợ mà đi phu đồn điền, tâm trạng lão luôn day dứt, ăn năn. Lão tích cóp, dành dụm cho con, không phí phạm tiền để dành dù đói khổ và phải rứt ruột bán cậu Vàng – người bạn thân thiết duy nhất bên mình. (Liên hệ giáo dục)
– Trước khi bán chó, lão suy tính đắn đo rất nhiều vì cậu Vàng” là người bạn thân thiết và là kỉ vật của con trai để lại.
– Sau khi bán chó, lão vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận.
=> Lão Hạc là người sống tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực và là người cha rất mực yêu thương con.
b. Cái chết bi thảm của Lão Hạc:
Lão Hạc sang nhà ông giáo nhờ ông giáo nhờ ông Giáo trông hộ mảnh vườn và gửi tiền nhờ ông giáo lo liệu đám ma khi lão chết. Lão không muốn làm phiền bất cứ ai ở trong làng dù sau cái chết
Nguyên nhân và mục đích của việc nhờ vả này là lão sợ mất mảnh vườn. khi con trai lão trở về không có nơi nương tựa. Lão sợ phiền luỵ đến bà con hàng xóm. Lão âm thầm chuẩn bị cho cái chết theo cách làm và cách nghĩ của lão.
Có ý kiến cho rằng, lão Hạc làm thế là gàn dỡ, là dại dột. Thế nhưng, lão chết là một lựa chọn bất đắc dĩ nhung hợp lí.
– Nhìn từ một phía, lão Hạc đúng thật là gàn dở, là dại dột. Trước hết, lão không nhất thiết phải đi tìm cái chết vì lão vẫn đang còn sống khỏe. Một vài con ốm đau chưa thể mang lão về với đất được. Mặt khác, con trai lão chưa hản sẽ trở về. mà nếu có trở vè, nó cũng sẽ tìm được nơi ăn chốn ở, có cần gì lão phải lo xa đến thế.
– Xét kĩ lại, cách xử sự như vậy là thể hiện lòng thương con và lòng tự trọng rất cao của Lão. Trong cảnh đói khổ cùng cự ấy, người cha tội nghiệp dành cả tâm trí và sự sống chỉ để lo cho con trai. Lão Hạc đã không chết.Đó là một sự hi sinh vĩ đại của một người cha dành sự sống lại cho con sống tiếp. Đó cũng là sức mạnh Việt Nam trong đem trường nô lệ, khổ đau.
Cái chết của lão hạc thật dữ dội và khốc liệt:
– Cái chết đến với lão Hạc thật dữ dội và kinh hoàng. Lão chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm về thể xác. Nhưng chắc chắn lão lại rất thanh thản về tâm hồn. Lão đã làm được điều lão muốn. Linh hồn của lão sẽ được siêu thoát.
– Cách chết của lão Hạc là sự tạ lỗi đối với cậu Vàng, người bạn trung thành, thủy chung và nghĩa tình của lão mà lão đã nỡ bán nó đi.
– Có thể đưa ra một vài gọi ý về cái chết của lão Hạc để lí giải điều này. Thực ra, có nhiều cách để đưa con người đến với cái chét chứ không nhất thiết phải ăn bã chó như lão đã lựa chọn. Ví dụ, lão có thể dìm mình xuống sông mà chết, tự chết bằng dao,…
– Thế nhưng, đối với lão, tất cả đều không khả thi. Thứ nhất, lão phải chét mà không ai biết lão tự sát để bảo toàn danh dự cho con cái. Thứ hai, lão muốn chết ngay ở trong nhà mình, không muốn làm ma làm quỷ trên đồng, dưới sông. Thứ ba, lão không muốn phiền hà đến một ai.
– Cái chết thảm khốc góp phần bộc lộ rõ số phận, tính cách của lão Hạc. Lão chọn một cái chét mau lẹ nhưng trọn vẹn để có thể vừa đúng với đạo lí, tâm linh vừa gìn giữ được tài sản, không tốn kém gì. Đó cũng là tình cảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
– Cái chết vì thuốc độc, đồng thời tố cáo hiện thực xã hội thực dân lúc bấy giờ. Cái xã hội ngột ngạt khiến con người bé tắc, tuyệt vọng phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát.
- Bài học:
– Vì qua nghèo khổ, túng quẩn, không muốn phạm vào vốn liếng để dành cho con, không muốn gây phiền hà cho hàng xóm nên lão Hạc đã tìm đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
– Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc:
+ Bộc lộ số phận và tính cách của Lão Hạc, cũng là số phận và tính cách của người nông dân trước CMT8: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu lòng yêu thương và lòng tự trọng.
+ Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến tăm tối đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.
2. Nhân vật ông giáo:
Thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc: Từ dửng dưng, ông Giáo khâm phục lão vô cùng rồi cảm thương, quý mến. Ông Giáo thấu hiểu và cảm thông sâu sắc đối với lão. Trong mắt mọi người, lão là người gàn dở, kì dị, khó hiểu. Nhưng với ông Giáo, lão Hạc thật đáng thương, đáng quý.
– Thương cảm cho con người trong đói khổ cùng cực cũng làm liều như ai.
– Thấu hiểu và trân trọng lao vô cùng khi biết rõ lão xin bã chó để làm gì.
– Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa thể hiện cách nhìn đối với mọi người chung quanh. Thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ và trân trọng lão Hạc.
3. Nghệ thuật:
+ Lựa chọn ngôi kể hợp lí
+ Xây dựng tình huống, chi tiết truyện dọc đáo, hấp dẫn.
+ Đặc tả tính cách, cuộc đời và số phận nhân vật.
+ Khắc họa tâm lí tinh tế.
+ Kết hợp: kể + tả + hồi tưởng + bộc lộ trữ tình.
- Bài học:
– Lựa chọn ngôi kể hợp lí làm câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực
– Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
– Kết hợp tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
* Ghi nhớ: Học Sgk/48.
* Liên hệ thực tế, giáo dục:
Trong xã hội ta ngày nay còn có những người dân nghèo khổ hay không? Đảng và Nhà nước ta đã giúp đỡ những người nghèo như thế nào?
– Xã hội vẫn còn có những người nghèo khổ, những số phận đáng thương và những nghịch cảnh bi đát. Nhưng ở họ vẫn còn có con đường sống, được mọi người giúp đỡ để vượt qua.
– Chăm lo cho đời sống của nhân dân, nhà nước ta đã đưa ra những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo khó, cơ nhỡ. Cổ động toàn dân chung tay góp sức giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn hoạn nạn.
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu gì về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
– Cực khổ, bế tắc nhưng ở họ có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy, hi sinh về người thân.
Bài tham khảo:
Viết bài văn ngắn cảm nhận về nhân vật lão Hạc
Truyện ngắn Lão hạc là một thành công nghệ thuật rực rỡ của nhà văn Nam Cao và của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Cái khiến người ta nhớ đến lão Hạc sâu đậm nhất chính là tấm lòng yêu thương con tha thiết. Lão biết rất rõ, con trai lão sẽ không có cơ hội trở về nhưng lão vẫn giữ lấy mảnh vườn, giữ lấy nguồn sống cho con. Lão quyết tâm thực hiện được điều ấy bằng tất cả những gì mình có, dù phải hi sinh sự sống.
Ở nhân vật lão Hạc, người đọc nhận ra một tâm hồn thánh thiện. Lão đâu chỉ thực thà, chất phác và giàu lòng tự trọng mà còn có một tình thương bao la. Lão yêu thương cả loài vật, thương cậu Vàng như con. Việc bán cậu vàng đi đã khiến lão vô cùng đau khổ và ân hận tột cùng. Cái chết của lão Hạc thật dữ dội. Lão tìm đến cái chết để thực hiện được ý nguyện cuối cùng (để lại mảnh vườn cho con) và cũng để trả lại cho cậu Vàng món nợ ân tình mà lão đã mắc nợ nó.
Đọc lão Hạc, người đọc càng thêm thấu hiểu đời sống cùng khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng và trân trọng những phẩm chất cao quý của họ, dù nghèo khó nhưng lúc nào cũng nghĩ đến người khác, quyết gìn giữ nhân phẩm cao quý của mình.