Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm – Ngữ văn 8

lap-dan-y-cho-bai-van-tu-su-ket-hop-mieu-ta-va-bieu-cam-ngu-van-8

Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

1. Dàn ý bài văn tự sự:

* Đọc văn bản “Món quà sinh nhật”.

Bài văn có thể chia làm ba phần: MB, TB, KB. Hãy chỉ ra ba phần đó và nội dung khái quát của mỗi phần?

+ MB: “Từ đầu ….. bày la liệt trên bàn”

-> Nd : Kể và tả lại quang cảnh buổi sinh nhật.

+ TB: Từ “Vui thì vui thật…. gật đầu không nói”

-> Nd: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của bạn.

+ KB: Còn lại.

 Nd: Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật.

Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện?

Diễn biến của buổi sinh nhật -> Kể theo ngôi thứ nhất.

Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?

Ở nhà Trang, vào buổi sáng, kỉ niệm ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng.

Truyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

Sự việc xoay quanh nhân vật Trang – nhân vật chính. Còn có

Thanh, Trinh và các bạn.

Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?

+ Trang: hồn nhiên,vui mừng, sốt ruột.

+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân tình.

Câu chuỵên xảy ra như thế nào? (Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì tạo nên sự bất ngờ?

+ Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết, Trang sốt ruột vì người bạn thân chưa đến.

+ Diến biến: Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo.

+ Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.

Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cản trong truyện? Tác dụng của các yếu tố ấy?

+ Miêu tả: Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập ….. nhìn thấy Trinh đang tươi cười … Trinh lom khom.

-> Tác dụng: Miêu tả tỉ mỉ diễn biến của buổi sinh nhật giúp người đọc có thể hình dung ra không khí của nó và tình bạn thắm thiết của Trinh và Trang.

+ Biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên … bắt đầu lo … tủi thân và giân Trinh.

-> Tác dụng: Bộc lộ tình cảm chân thành và sâu sắc giúp người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng như thế nào.

+ Thứ tự thời gian đảo ngược: Từ hiện tại nhớ về quá khứ, rồi trở về hiện tại.

Dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm có những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?

 * Học ghi nhớ: Sgk/ 95

2. Luyện tập:

* Bài 1/95: Lập dàn ý văn bản

“Cô bé bán diêm”

  • Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh cô bé bán diêm.

  • Thân bài:

+ Lúc đầu: Không bán được diêm nên không dám về, tìm chỗ tránh rét và bị gió rét hành hạ.

+ Sau đó em quẹt từng que diêm để sưởi ấm (5 lần).

  • Kết bài:

Cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa.

Dàn ý chi tiết:

  • Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em hé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

  • Thân bài:

Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sự bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ: “đôi bàn tay đã cứng đờ ra”.

Sau đó em đánh liều quẹt cúc que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt mật que em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu em tưởng mình đang ngồi trước một lò sưởiấm áp. Thế rồi que diêm tắt em lại trở về với hiện tại tê cóng. Tiếp đến que thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn, “có cả một con ngỗng quay”. Que diêm lụi tàn em bé lại đối diện với cảnh nghèo khổ và đói khát thực sự của bản thân. Em lụi quẹt que diên thứ ba, một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy hiện ra với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Nhưng rồi que diêm tắt, những ngọn nến bay về trời, bóng tối lại bao trùm khắp nơi. Que diêm thứ tự được đốt lên, em “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười và vẫy em”. Cuối cùng vì muốn níu kéo hình ảnh của bà, em đã bật tất cả các que diêm còn lại trong hộp.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen nhau trong quá trình kể chuyện. Đặc biệt, cứ sau mỗi lần em bé quẹt một que diêm thì quang cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi que diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trụng cửa nhân vật.

  • Kết bài:

Kết cục em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Mọi người qua đường không ai biết được những điều kì diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là phút giây em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

* Bài tập 2/95: Xây dựng dàn bài:

  • Mở bài:

Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỷ niệm khiến em xúc đông là gì?

  • Thân bài:

Tập trung kể về kỷ niệm xúc động ấy:

– Nó xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với ai?

– Chuyện xảy ra thế nào? (Mở đầu – diễn biến – kết thúc).

– Điều gì khiến em xúc động? Xúc động thế nào? (Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

  • Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.