mot-thu-qua-cua-lua-non-com-thach-lam

Soạn bài: “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) – SGK Ngữ văn 7

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

 I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả, tác phẩm:

– Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? (Hs…)* Gv tổng kết. Cần nắm các ý sau:

– Thạch Lam (1910 – 1942) sinh và mất tại Hà Nội.

– Ông là cây bút sở trường về truyện ngắn và cũng thành công trong tuỳ bút.

– “Một thứ quà của lúa non: Cốm”: được rút trong tập “HN băm sáu phố phường” (là tập tuỳ bút viết về phong cảnh, phong vị của HN).

Xem chú thích (*) Sgk/161.

Thể loại: Tùy bút.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1. Sự hình thành của cốm:

Bài tùy bút này nói về điều gì ?

– Nói về cái phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thức quà độc đáo, giản dị của dân tộc đó là Cốm.

Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu?

– Phương thức biểu đạt miêu tả, kể, thuyết minh, biểu cảm, bình luận. Nhưng nổi bật là yếu tố trữ tình, là việc biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả.

Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả, em hãy tìm bố cục của bài văn? Nêu nội dung của từng đoạn?

– Văn bản có thể chia làm 3 đoạn:

– Đoạn 1: “Từ đầu … thuyền rồng”: Từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.

– Đoạn 2: “Tiếp theo … nhũn nhặn”: Phát hiện, ca ngợi giá trị của cốm.

– Đoạn 3: “Phần còn lại”: Bàn về sự thưởng thức cốm.

*  Mạch cảm xúc, liên tưởng về cốm không tuân theo trình tự thời gian, không gian cũng không kể lại quá tỉ mỉ. Đó là đặc sắc của thể loại tuỳ bút.

Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

– Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mát mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, một thứ quà của lúa non.

Cách vào bài của tác giả như thế nào?

– Tự nhiên và gợi cảm.

Tác giả cảm nhận về cốm bằng những giác quan nào?

– Huy động nhiều giác quan để cảm nhận về đối tượng, nhưng chủ yếu cảm nhận qua hương thơm (khứu giác là chủ yếu).

Hãy tìm những từ ngữ, đặc biệt là tính từ miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác? Nhận xét giọng văn?

– Các từ ngữ: Lướt qua, thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, tươi mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch, …

– Giọng văn trang trọng, vừa dịu dàng vừa nhẹ nhàng, giống thơ.

Nhà văn có đi sâu miêu tả cách thức, kĩ thuật làm cốm không?

– Không đi sâu miêu tả tỉ mỉ cách làm cốm mà chỉ nêu đây là cách chế biến được truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn.

Tác giả chủ yếu dừng lại quan sát và miêu tả cái gì? Vì sao?

– Tác giả dừng lại ở việc miêu tả những cô hàng cốm làng Vòng với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh có hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Vì điều đó tạo nên sự thanh nhã, trang trọng khi thưởng thức cốm.

  • Bằng những tính từ chọn lọc và nhiều giác quan, nhất là nhiều khứu giác, nhà văn đã miêu tả tinh tế hương vị của cốm – một thức quà đặc biệt có được từ lúa non và bàn tay khéo léo của con người.

2. Những giá trị đặc sắc của cốm:

Đọc đoạn 2.

Em cảm nhận như thế nào về sự nhận xét của tác giả về cốm qua câu: Cốm là thức quà riêng …nội cỏ An Nam”?

* Thảo luận: Đó là câu khái quát chủ đề bài viết, là lời ca ngợi cốm chân thực và rất sâu sắc, thấm thía. Cốm chính là một trong những thứ quà rất riêng của con người và đất nước này. Những người nông dân đã cần cù, một nắng hai sương để dâng món quà này cho nền văn hoá dân tộc.

* Liên hệ giáo dục: Ta cần trân trọng và giữ gìn giá trị văn hóa này, vì đây là nét đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta?

– Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời. Thứ lễ vật này lại sánh cùng với quả hồng – hoà hợp, tốt đôi. Đó là biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.

Sự hoà hợp giữa hồng – cốm được tác giả phân tích trên những phương diện nào?

– Trên hai phương diện:

– Màu sắc: màu xanh tươi và màu đỏ thắm.

– Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, … nâng đỡ nhau.

*  Nhân đó, tác giả cũng phê phán thói chuộng ngoại, không biết tôn trọng truyền thống dân tộc.

Đoạn văn bàn về sự thưởng thức cốm như thế nào?

– Ăn cốm phải ăn từng chút, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ mới cảm nhận hết cái hương vị, ý nghĩa của cốm.

Qua cách thưởng thức như vậy, nhà văn có lời đề nghị gì?

– Nhắn nhủ mọi người mua hàng chớ có thô tục mà hãy nhẹ nhàng tôn trọng cái lộc trời ban ấy.

Những lời đề nghị ấy chứng tỏ tác giả là người có quan niệm như thế nào về ẩn thực?

Tôn trọng, giữ gìn, lưu giữ những truyền thống văn hoá ẩn thực. Nhắc nhở mọi người ghi nhớ điều đó.

Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài?

 – Cốm là thức quà riêng biệt mang hương vị mộc mạc, giản dị của quê hương.

– Dùng cốm làm lễ vật sêu Tết.

– Cách thưởng thức cốm cũng là nét văn hoá ẩn thực của người Việt Nam.

 Ghi nhớ Sgk/163.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được viết trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ. Em hãy nêu ý nghĩa của tác phẩm trong hoàn cảnh đó. Từ đó, em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn tác giả.

Câu 2: Văn bản “Một thứ quà cùa lúa non: Cốm” được viết theo thổ loại nào? Hãy kể tên các tác phẩm cùng thể loại mà em đã học.

Câu 3: “Cốm là thức quà riêng biệt cùa đất nước, là thức dâng cùa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giàn dị và thanh khiết của đồng quê nội cò An Nam.” Nêu cảm nghĩ của em vé nhận xét trên?

Câu 4: Theo em, việc dùng cốm làm đồ sêu tết, cưới hỏi có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Câu 5: “Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thà và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ, trong màu xanh cùa cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt cùa cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc”.

Hãy phân tích ví dụ trên để chứng minh cho nhận xét: bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Câu 6: “Chỉ qua một thứ quà giản dị, quen thuộc, Thạch Lam đã gợi ra được cả hương vị, cả linh hồn của quê hương làng mạc Việt Nam, cả vè đẹp của tâm hổn và lối sống của con người Việt Nam. Điều đó khiến cho văn Thạch Lam ở đây thấm đượm một chất thơ, nhiều câu văn xuôi mà giống như thơ.” (Nguyễn Hoành Khung)

Dựa vào nhận đinh trên, em hãy nêu cảm nhận của mình về chất thơ trong vãn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.

Câu 7: Hãy tìm trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” những tên khác nhau Thạch Lam dùng để chỉ vể cốm. Theo em, những cách gọi như thế mang ý nghĩa gì?

Câu 8: Cách cảm nhận về cốm trong đoạn văn dưới đây có điểm nào gần với cách cảm nhận của Thạch Lam:

“…Đâu đây có cái hương thơm gì dìu dịu thế? À, đấy là hương lúa Ba giăng, mà tiếng rung động nhè nhẹ kia chính là tiêhg án tình nhò bé cùa những bông thóc thơm ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt. Mùa hồng lúc này đã rộ, bưởi cũng dã nhiều, nhưng thơm ngọt ngào mùi đất nước quê hương, dỏ’ có cái gì sánh được với cốm Vòng ăn vén chuối trứng cuốc ngọt lừ.” (Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai)

“…Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đổng lúa miền Bắc là nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng – cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành thủ đỏ… Hình thù người gánh cốm (bán rong) cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giàn dị, thơm thảo, hiền hậu, vừa chắc chắn, vừa tinh tế…

…Theo tôi, cái màu xanh cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả màu xanh của ngọc thạch. Cốm màu xanh đậm ấy mà lại là lá sen phấn làm đĩa đipĩg. Cốm rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mà trên mặt đó lại cho chằng lên một múi lạt hình chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gửi đến ngõ nhà người yêu, đề đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi thì quả cái màu xanh ấy thật là màu của nguyện vọng hạnh phúc.

(Nguyễn Tuân – Cốm)

Câu 9: Chọn một trong những từ sau và điền vào chỗ trống: cốm, hồng, hương cốm, cốm, cốm

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu…………. mới (Nguyễn Đình Thi)

Nếu em lòng dạ đổi thay
………….. này bị mốc,………………….. này long tai (ca dao)

Giã gạo thì ốm, giã…………… thì khỏe (tục ngữ)
Đêm giăng chày đập vang thôn bản

Phấn………………….. bay bay phủ lá ngàn (Thôi Hữu)

Câu 10: Viết bài văn biểu cảm về một sản vật quê hương.

Câu 11: Từ lời bàn luận của Thạch Lam và sau khi học xong tác phẩm em có suy nghĩ gì về thái độ của thế hộ trẻ hôm nay với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc?

Câu 12: Cảm nhận vẻ đẹp văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang