»» Nội dung bài viết:
Bàn về văn hóa đọc của người Việt Nam
- Mở bài:
Nhà văn Mark Twain đa từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Rõ ràng, đọc sách để tiếp thi tri thức và làm giàu cho đầu óc của mình là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ điện tử, việc đọc sách cũng có nhiều thay đổi sâu sắc. Người Việt Nam ngày nay ít có thói quen say mê và kiền trì đọc sách như trước. Điều đó thật đáng lo ngại.
- Thân bài:
Văn hóa đọc sách là gì?
Văn hóa đọc sách là đọc sách một cách có văn hóa. Nói cách khác là ý thức đọc sách đúng đắn của con người. Văn hóa đọc đề cao tính nghệ thuật, nhu cầu thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách. Bởi thế, nó vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.
Hiện trạng đọc sách của giới trẻ ngày nay
Chưa bao giờ việc đọc sách và văn hóa đọc sách được người ta lo lắng và bàn luận nhiều như ngày nay. Thậm chí, đã có những cuộc hội thảo cấp quốc tế đưa ra nhiều con số và có những dự báo đáng lo ngại.
Việt Nam là một dân tộc yêu sách, yêu tri thức và luôn cầu tiến trên con đường tri thức. Thế nhưng ngày nay, văn hóa đọc của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ sa sút nghiêm trọng. Ngày càng có ít bạn trẻ thích đọc sách và càng có ít người viết sách. Họ thích giải trí trên các phương tiện nghe, nhìn hơn là cầm sách lên đọc.
Nguyên nhân khiến văn hóa đọc bị xem thường:
Với sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn (điện thoại, máy tính bản, laptop,…) tỏ ra vượt trội và tính năng tiện dụng, hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn so với trang sách in. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Sách điện tử sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Từ sự thay đổi về phương tiên, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.
Công nghệ in ấn phát triển mạnh mẽ. Kéo theo đó một số lượng đầu sách lớn ra đời. Nội dung sách cứ lặp đi, lặp lại theo hướng mô phỏng, thiếu hẳn sự sáng tạo vượt trội. Điều đó gây nên sự nhàm chán cho người đọc. Trong những năm gần đây, số lượng đầu sách mới xuất bản ở nước ta còn rất hạn chế. Mặc dù, chính phủ và nhiều tổ chức đoàn thể không ngừng khuyến khích viết sách qua các cuộc thi có giải thưởng song vẫn chưa thể khuấy động niềm đam mê sáng tác, nghiên cứu nghệ thuật của các cây bút.
Một số bạn trẻ sống hời hợt, tôn vinh những giá trị kém cỏi, khiến cho các văn hóa phẩm lệch lạc có xu hướng trỗi dậy. Chẳng hạn, nhiều người thích đọc truyện ngôn tình hơn là một tiểu thuyết đích thực. Không ít người chỉ thích đọc truyện phiêu lưu, trinh thám, kinh dị, sex,… khiến cho những kẻ in sách trái phép có cơ hội ăn nên làm ra. Văn hóa đọc vì thế mà bị suy thoái trầm trọng.
Sự định hướng về văn hóa đọc và xây dựng một văn hóa đọc lành mạnh, sáng tạo từ phía nhà nước cũng chưa thực sự đúng đắn. Việc quản lí văn hóa phẩm, bản quyền tác phẩm còn hết sức lỏng lẻo. Đặc biệt là việc kiểm soát các văn hóa phẩm đồi trụy chưa được quan tâm đúng mức. Sợ lơ là của các cơ quan chức năng làm nảy sinh hiện tượng sao chép trái phép, ăn cắp bản quyền sản phẩm sáng tạo khiến cho người sáng tạo chán nản, không còn có động lực sáng tạo.:
Đọc sách và xây dựng văn hóa đọc sách lành mạnh, hiệu quả và tiến bộ vẫn là một nhu cầu thiết yếu trong xã hội ngày nay. Chúng ta không chỉ đọc để thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn làm giàu tri thức, đánh thức niềm rung cảm chân thiện ở mỗi con người.
Đọc sách gì và đọc như thế nào?
Trước hết là việc lựa chọn sách để đọc. Chúng ta nên đọc nhiều loại sách thược các lĩnh vực khoa học, triết học, văn chương nghệ thuật, tủ sách học làm người,… Cũng cần tránh đọc những quyển sách có nội dung dễ dãi, tầm thường, nhảm nhí vừa mất thời gian lại vừa rất có hại cho tâm hồn.
Chúng ta cũng không thể đọc hết số đầu sách hiện có mà nên xác định trong cuộc đời mình chỉ cần đọc những quyển sách thực sự cần thiết mà thôi. Đọc sách cốt lấy tinh túy. Không tham lam đọc trăm nghìn quyển mà không nhớ gì về nó.
Đọc sách nhất thiết phải đọc chậm rãi và nghiền ngẫm sâu sắc, tiếp nhận đầy đủ tinh hoa có trong sách. Từ tri thức tiếp nhận biến nó thành hành động hữu ích, góp phần phát triển bản thân, xã hội và thế giới. Đó mới là người viết đọc sách.
Phê phán: Trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không muốn đọc sách. Họ không nhận thấy vai trò và lợi ích của sách đối với tinh thần. Thậm chí, họ còn tỏ ra xem thường sách vở và tri thức. Những hành động hủy diệt sách trong lịch sử khiến người ta đau lòng. Mặt khác, có nhiều người lại đọc sách không đúng cách. Họ đọc một cách vội vã. Họ muốn tỏ ra là người đọc nhiều. Tuy đọc trăm nghìn quyển sách nhưng còn đọng lại chẳng có bao nhiêu.
Bài học: Dù có thay đổi nhiều về hình thức và phương thức đọc thì sách vẫn là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. Đọc sách có văn hóa là một cách tích lũy tri thức hữu ích nhất.
- Kết bài:
Đọc sách là cách tốt nhất để di dưỡng tinh thần. Một xã hội tiến bộ phải là một xã hội biết quý trọng sách. Cần phải xây dựng một nền văn hóa đọc vững mạnh và khuyến khích toàn xã hội đọc sách. Một khi con người say mê đọc sách chắc chắn rằng tri thức sẽ phát triển, nhân tài sẽ xuất hiện, đất nước sẽ cường thịnh, phồn vinh.
- Suy nghĩ về câu nói: “Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở” (Thomas Carlyle)
- Nghị luận: Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa việc đọc sách theo Chu Quang Tiềm
- Nghị luận: “Đọc sách rất quan trọng. Nếu bạn đọc sách đúng cách, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn”
- Nghị luận: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Lâm Ngữ Đường)
hay mà mn
Phần đầu hơi dài
Thanks